TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Những tư tưởng chỉđạo
Để xây dựng các nội dung và các phương pháp quản lí nhà nước về văn hoá, ở
bất cứ quốc gia nào cũng phải dựa vào một số quan điểm chỉ đạo (tư tưởng chỉ đạo). Những quan điểm ấy là cơ sở quan trọng để định hướng chiến lược quan trọng cho các chính sách về văn hoá.
Những quan điểm ấy phải lấy hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là hạt nhân, cốt lõi tư tưởng của văn hoá xã hội chủ nghĩa. Thông qua các nghị quyết, Đảng ta đã khẳng định các tư tưởng chỉ đạo sau đây:
1.1. Giữa chính trị, kinh tế và văn hoá có quan hệ không thế tách rời, những tiến bộ trong sự phát triển ba lĩnh vực của đời sống xã hội này phải đặt dưới sự lãnh dạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chỉ dưới sự lãnh đạo thống nhất mới tạo ra sự phát triển xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Văn hoá cũng là một mặt trận, trong đó thột mặt cán bộ, công chức làm công tác văn hoá phải trở thành một “chiến sĩ”đi tiên phong để biến văn hoá thành động lực quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Vì vậy, độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa là cốt lõi tư tưởng trong văn hoá, văn nghệở nước ta.
1.2. Bảo đảm dân chủ, tự do cho mọi sự sáng tạo và hoạt động văn hoá, vun đắp các tài năng, đồng thời đề cao trách nhiệm của văn nghệ sĩ được công chúng, dân tộc và thời đại.
1.3. Nền văn hoá mới phải bảo tồn và phát huy được truyền thống văn hoá tốt
đẹp của dân tộc, tính thống nhất và đa dạng của văn hoá các dân tộc trong cộng đồng người Việt Nam.
Tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hoá, ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng, đồng thời chống lại sự lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
1.4. Phát triển các giá trị văn hoá dân tộc đi đến với mở rộng giao lưu văn hoá với nước ngoài, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, làm giàu đẹp thêm nền văn hoá Việt Nam, ngăn chặn và đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hoá độc hại,
bảo vệ văn hoá dân tộc.
1.5. Nâng cao tính chiến đấu của các hoạt động văn hoá và văn học, nghệ thuật, khẳng định mạnh mẽ và sâu sắc những nhân tố mới, những giá trị cao đẹp của dân tộc ta, khắc phục những gì cản trở quá trình đi lên của đất nước. Phê phán cái sai, lên án cái ác, cái xấu để hướng con người tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Đấu tranh không khoan nhượng chống các luận điệu độc hại của các thế lực thù địch.
Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Văn hoá, văn nghệ cũng là một mặt trận. Anh chị em tràn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấý".
1.6. Văn hoá, văn nghệ là sự nghiệp của toàn xã hội, phát triển các hoạt động văn hoá, văn nghệ của nhà nước, tập thể và cá nhân theo đúng đường lối của Đảng và sự quản lí của nhà nước, văn hoá đóng vai trò là nhân tố điều tiết quyền lợi với trách nhiệm công dân chọn lựa con đường lành mạnh cho sự phát triển lâu bền của dân tộc.
2. Một số nội dung quản tí nhà nước về văn hoá
2.1. Những yêu cầu đối với quản lí văn hoá
- Quản lí nhà nước về văn hoá và công tác tư tưởng gắn với quyền lực nhà nước. Hơn bất cứ một lĩnh vực nào, lĩnh vực văn hoá là lĩnh vực cần có sự lãnh đạo và quản lí của của nhà nước. Nhà nước nào cũng cần có cơ cấu quản lí nhà nước đối với các hoạt động văn hoá. Để thấy được tính tất yếu cần có sự quản lí của nhà nước, cần phân tích rõ mối quan hệ giữa nhà nước và văn hoá:
+ Phải xác định rõ đối tượng thuộc phạm vi văn hoá mà nhà nước cần phải quản lí - đó là đời sống văn hoá và hoạt động văn hoá.
Trong đó nhà nước đảm nhiệm một phần quan trọng trực tiếp quản lí những công trình văn hoá: công trình lịch sử, công trình nghệ thuật và những cơ sở, trực tiếp phát triển các dịch vụ, phục vụ nhu cầu đời sống văn hoá của nhân dân.
Nhà nước là người đại điện cho nhân dân để đảm bảo các quyền có trong Hiến pháp, Luật của công dân về văn hoá, điều tiết sự hài hoà cơ cấu phát triển và thoả mãn nhu cầu văn hoá của toàn xã hội trước các mâu thuẫn, nghịch lí nảy sinh từ sự vận
động, phát triển văn hoá.
+ Khi đất nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, thì cơ chế quán lí văn hoá cũng phải thay đổi theo, vì thế phải giải quyết vấn đề thị trường văn hoá, kinh doanh văn hoá. Nhưng phải xác định cho được những bộ phận nào có thể kinh doanh và kinh doanh là để bù đắp và nuôi dưỡng cho những hoạt động không thể kinh doanh.
- Văn hoá thuộc về nhân dân, mọi người đều có quyền hưởng thụ văn hoá và có nghĩa vụđóng góp bảo vệ nền văn hoá dân tộc. Trong việc quản lí văn hoá ngoài hình thức nhà nước ra, cần thực hiện các hình thức tự quản của nhân dân trong việc bảo vệ
và phát triển văn hoá, đảm bảo được tính đa dạng của văn hoá và đáp ứng được nhu cầu văn hoá của nhân dân. Xã hội hoá quản lí về văn hoá là xu thế tự nhiên của bất kì
xã hội nào. Mặt trận và các đoàn thể sẽ có vai trò đóng góp rất lớn trong vấn đề này. - Tạo điều kiện cho văn hoá phát triển hài hoà và nhịp nhàng giữa các yếu tố của bản thân nền văn hoá và trong mối quan hệ giữa văn hoá và kinh tế, chính trị, xã hội. Khuyến khích các khuynh hướng lành mạnh trong văn hoá phát triển, tạo được thế chủ đạo cho những khuynh hướng theo đường lối của Đảng và nhà nước ta hiện nay.
- Tạo cho văn hoá có cơ sở vật chất vững chắc (đầu tư của nhà nước, đóng góp tự
nguyện của nhân dân hoặc nhà nước và nhân dân cùng làm, lập qui bảo trợ văn hoá...) - Xây dựng một cơ chế quản lí văn hoá trên nguyên tắc chặt chẽ nhưng lại rộng rãi, không gò bó, đảm bảo quyền tự do, dân chủ cho công dân của chếđộ XHCN.
- Văn hoá bao gồm nhiều đối tượng, ngoài nguyên tắc quản lí chung cần có những nguyên tắc, qui định thích hợp với từng đối tượng cụ thể, cần có những đạo luật riêng cho từng loại hoạt động.
- Văn hoá Việt Nam là văn hoá đa dân tộc, do đó cần có cơ quan riêng chăm lo cho việc quản lí văn hoá các dân tộc thiểu số.
Quản lí nhà nước về văn hoá trong cơ chế thị trường là những vấn đề rất mới cần
được nghiên cứu chu đáo và có rút kinh nghiệm để quản lí ngày càng tốt hơn.
2.2. Nội dung quản lí nhà nước về văn hoá
a. Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật về văn hóa
Đây là nội dung quản lí quan trọng nhất, tốt nhất. Luật pháp phải thực sự là công cụ quản lí nhà nước về văn hoá và công tác tư tưởng. Để thực hiện quản lí nhà nước bằng pháp luật thì nhà nước phải ban hành hệ thống các văn bản pháp luật đối với các loại hoạt động và không ngừng hoàn thiện, bổ xung các văn bản pháp luật phù hợp với xu thế phát triển để phát huy tác dụng của văn hoá tới sự nghiệp xây dựng con người mới, tới sự hình thành nhân cách, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.
Trong Hiến pháp 1992 có dành chương III với một sốđiều khoản đối với sự phát triển và vận hành các hoạt động văn hoá. Tuy nhiên trong thời gian tới cán hoàn thiện các văn bản pháp luật:
+ Luật về tổ chức, bộ máy quản lí văn hoá như các Hội đồng, Uỷ ban, các Bộ, hoặc từng lĩnh vực hoạt động văn hoá.
+ Luật về bảo hộ quyền tác giả, bảo vệ quyền lợi, bản sắc văn hoá dân tộc.
+ Luật về bảo vệ các di sản văn hoá.
+ Luật về tổ chức quản lí các hoạt động văn hoá, văn nghệ...
Việc quản lí nhà nước về văn hoá theo đúng luật sẽ góp phần tích cực vào việc lập lại trật tự kỉ cương trong tình hình văn hoá - xã hội đang có nhiều lộn xộn, cần
b. Xây dựng và hoạch định các chính sách phát triển văn hóa.
Các chính sách văn hoá nói riêng, chính sách xã hội nói chung chỉ có ý nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường nhằm điều chỉnh những bất bình đẳng trong vãn hoá do thị trường tạo ra, khích lệ, hỗ trợ cho xu hướng văn hoá có nhiều triển vọng, vì chúng tiêu biểu cho sức mạnh dân tộc, cho định hướng nhu cầu văn hoá của xã hội. Chính sách văn hoá là tổng thể các nguyên tắc hoạt động, các cách làm thiết thực, các phương pháp quản lí hành chính và phương pháp ngân sách của nhà nước dùng làm cơ
sở cho các hoạt động văn hoá.
Chính sách văn hoá được hình thành như một chỉnh thể trong một quá trình tác
động lẫn nhau của ba nhóm cộng đồng không thểđơn phương của một, hai nhóm:
+ Cộng đồng văn hoá: các nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà hoạt động văn hoá,...
+ Cộng đồng công chúng: công dân, tập thể, công chúng hiện thực và công chúng tiềm năng.
+ Cộng đồng chính trị: các cơ quan Đảng, cơ quan chính quyền ở Trung ương và
địa phương.
Chính sách văn hoá đòi hỏi phải đáp ứng được mối quan tâm của cả ba nhóm cộng đông, biết rõ các mục tiêu và điều chỉnh các hướng ưu tiên. Văn hoá phát triển hay trì trệ là tuỳ thuộc vào sự tác động lẫn nhau của cả ba nhóm cộng đồng tuỳ thuộc vào cách giải quyết những khác biệt giữa ba nhóm ấy.
c. Đầu tư tài Chính cho văn hoá:
Ở tất cả các nước trên thế giới, Chính phủ của các nước đều quan tâm thực hiện chế độ cấp phát ngân sách nhà nước cho văn hoá. Lượng tài chính nhà nước cấp theo chu kì cấp thông thường năm sau tăng hơn năm trước theo mức tăng ngân sách. Tuy có sự khác nhau giữa các nước: kiểu cách đầu tư cho văn hoá, đối tượng văn hoá được
đầu tư, cơ cấu và tỉ lệđầu tư cho văn hoá.
Cơ cấu ngân sách nhà nước cho văn hoá thường gồm: + Phần ngân sách nhà nước chi cho GD-ĐT.
+ Phần ngân sách nhà nước chi cho nghệ thuật và những công việc văn hoá.
+ Phần ngân sách nhà nước chi cho thông tin, báo chí, phát thanh truyền hình.
+ Phần ngân sách nhà nước chi cho các lĩnh vực khác như tôn giáo, du lịch, thể
dục, thể thao.
Đầu tư cho hoạt động văn hoá với tư cách là một hoạt động sản xuất cần được lính toán đến hiệu quảđầu tư. Cấp ngân sách cho văn hoá cần kèm theo những quitắc như bất kì hoạt động tài chính nào khác khi yêu cầu đặt ra là phải đạt tới mục tiêu quốc gia mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
d. Củng cố hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý văn hóa từ trung ương đến địa phương.
e. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho đột ngũ cán bộ quản lý văn hóa các cấp.
- Nhà nước cần thực hiện cấp bách hiện nay là tổ chức tăng cường vềđào tạo đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước trong lĩnh vực này như một biện pháp quan trọng đểđổi mới, nâng cao trình độ quản lí trước yêu cẩu phát triển của sự nghiệp văn hoá. Những hẫng hụt về trình độ của cán bộ quản lí văn hoá hiện nay là khá xa, lại chưa có sự chuẩn bị cần thiết về kiến thức quản lí nên trong hoạt động quản lí không trách khỏi khuynh hướng giản đơn máy móc, áp đặt... Lí luận và thực tiễn quản lí đòi hỏi sự cần thiết phải kết hợp tính ổn định và sựđổi mới cán bộ quản lí ở tất cả các cấp.
g. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát và thanh tra.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát của nhà nước trong lĩnh vực văn hóa là nhiệm vụ
quan trọng của quản lí nhà nước. Đặc biệt là hoạt động của các cơ quan kiểm duyệt, thanh tra, do văn hoá có mối quan hệ trực tiếp với chính tả, tác động trực tiếp tới sự
hình thành và phát triển nhân cách do xu hướng xã hội hoá văn hoá ngày một mở rộng. Quản lí nhà nước về văn hoá trong bối cách kinh tế - xã hội hiện nay đòi hỏi sử
CHƯƠNG V
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG