NỘI DUNG CHỦ YẾU QUẢN LÝ NHÀN ƯỚC VỀ KH, CN, MT

Một phần của tài liệu Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục (Trang 81)

Cơ chế quản lý KH, CN và MT phải gắn KH, CN và MT với nền kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước, biến KH, CN và MT thành lực lượng sản xuất trực tiếp của XH.

Việc đổi mới cơ chế quản lý KH, CN và MT cần thực hiện theo những hướng sau

đây:

- Tập trung ưu tiên cho các nguồn lực nghiên cứu ứng dụng và triển khai nhằm

ứng dụng nhanh chóng và rộng rãi các thành tựu KH, CN và môi trường vào sản xuất và đời sống XH, sớm đi vào hiện đại, đồng thời chú trọng phát triển và nâng cao KH, CN truyền thống, làm chủ công nghệ, kỹ thuật phù hợp với điều kiện nước ta.

- Từng bước tạo lập thị trường cho phát triển KH, CN và MT. Đặt nền kinh tế

trong môi trường cạnh tranh lành mạnh và sôi động tạo sức ép khách quan buộc các

đơn vị sản xuất kinh doanh phải tìm đến KH, CN và môi trường. Trên cơ sở đó, đổi mới cơ chế hoạt động nghiên cứu khoa học còn mang nặng tính hành chính hiện nay, chuyển hẳn sang cơ chế nhận đề tài nghiên cứu thông qua đặt hàng và đấu thầu. Từng bước chuyển các cơ quan nghiên cứu và triển khai sang chếđộ hạch toán kinh tế và tự

cấp vốn.

- Tổ chức lại các cơ quan nghiên cứu phát triển KH, CN và MT và triển khai một hệ thống cơ cấu hợp lý, phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH. Lấy hiệu quả của hoạt động KH, CN, MT làm tiêu chuẩn để đánh giá các cơ quan nghiên cứu và triển khai, trên cơ sở đó sắp xếp kiện toàn có trọng điểm hoạt động KH, CN và MT.

- Phát huy quyền chủ động của các cơ quan nghiên cứu và triển khai trong công việc xây dựng và thực hiện kế hoạch KH, CN và MT, các cơ quan này được là chủ về

tài chính, về biên chế và chịu trách nhiệm vật chất và kết quả hoạt động của mình. - Phát triển các hình thức hoạt động KH, CN và MT đa dạng, linh hoạt phù hợp với tính năng động của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người tiêu dùng.

2. Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về KH, CN

Để thực hiện đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước về KH và CN chúng ta phải gắn liền với đổi mới tổ chức quản lý hoạt động KH và CN.

2.1. Xây dng và ch đạo thc hin chiến lược, chính sách, quy hoch, kê hoch, nhim v khoa hc và công ngh.

2.2. Ban hành và t chc thc hin các văn bn quy phm pháp lut v KH và CN

Đảng và Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống văn bản pháp luật về quản lý KH-CN, làm cơ sở pháp lý chủ yếu để biểu hiện sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt

động KH, CN trong tất cả các thành phấn kinh tế, đồng thời nâng cao tính chủ động của các tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực này. Tuy nhiên hệ thống văn bản nói trên còn có những hạn chế, chưa đồng bộ, chưa thực sự khuyến khích sự sáng tạo của đội ngũ người làm công tác KH, CN chưa nâng cao năng lực của các tổ chức KH-CN và chưa tạo được một thị trường KH-CN để thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động KH-CN.

Vì vậy cần tiếp tục hoàn chỉnh và xây dựng đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực KH-CN, thích ứng với những yêu cầu mới của công cuộc CNH, HĐH

đất nước. Cần nghiên cứu soạn thảo văn bản pháp lý có tính cao nhất về lĩnh vực KH- CN làm đạo luật gốc, điều chỉnh các quan hệ chủ yếu trong hoạt động KH- CN.

Luật Khoa học và Công nghệđược Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ khóa 10 là văn bản pháp luật cao nhất về KH - CN. Để luật này có thểđi vào đời sống KT - XH, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cần nhanh chóng triển khai bằng các văn bản dưới luật, từng bước có thể áp dụng luật vào công tác quản lý KH - CN phục vụ

cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

2.3. T chc b máy qun lý khoa hc và công ngh

Nhà nước thống nhất quản lý khoa học, công nghệ từ Trung ương đến địa phương cơ sở, để có thể thực hiện được vai trò chủ đạo của nhà nước, cần tổ chức bộ

máy quản lý khoa học và công nghệ thống nhất từ Trung ương đáp ứng được yêu cầu ngày càng phát triển khoa học công nghệ, đáp ứng các quá trình sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội.

Tổ chức bộ máy quản lý khoa học, công nghệ phải tuân thủ yêu cầu của công cuộc cải cách nền hành chính, tinh giảm bộ máy, tinh giảm biên chế nhưng vẫn đáp

ứng được chức năng, nhiệm vụ và đạt hiệu lực, hiệu quả quản lý.

2.4. T chc, hướng dn đăng ký hot động ca t chc khoa hc và công ngh. Qu phát trin khoa hc và công ngh

2.6. Qui đinh vic đánh giá nghim thu, ng dng và công b kết qu nghiên cu khoa hc và phát trin công ngh, chc v khoa hc, gii thưởng khoa hc và công ngh và các hình thc ghi nhn công lao v khoa hc và công ngh ca t chc cá nhân.

2.7. T chc, qun lý công tác thm định khoa hc và công ngh

2.8. T chc, chđạo công tác thng kê, thông tin khoa hc và công ngh 2.9. T chc, ch đạo vic đào to, bi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghip v v khoa hc và công ngh

Nguồn nhân lực chiếm một vị trí quan trọng trong các yếu tố cấu thành tiềm lực KH-CN, nó có vai trò quyết định sự thành công trong quá trình phát triển KH- CN. Vì vậy Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chăm sóc để phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực KH-CN.

- Tập trung cho được đội ngũ cán bộ KH-CN hiện có, bảo đảm để cán bộ KHCN có thể sống được bằng mức trung bình khá của XH cho hoạt động chất xám của mình.

- Nghiên cứu ngạch lương của cán bộ KH-CN. Đãi ngộ và khen thưởng đặc biệt

đối với những người có cống hiến xuất sắc trong KH-CN. Có cơ chế để có thể triển khai, áp dụng nhiều hình thức biểu dương, tôn vinh địa vị xã hội cho các nhà KH-CN hàng đầu.

- Xây dựng và thực hiện quy chế bảo đảm dân chủ, phát huy tự do tư tưởng của các nhà nghiên cứu khoa học, khuyến khích trân trọng những tìm tòi, khám phá khoa học trong khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn.

- Thu hút những tài năng trong số trên 2 triệu đồng bào ta đang sống ở nước ngoài tham gia xây dựng đất nước.

- Đào tạo bồi dưỡng một đội ngũ các nhà khoa học chuyên sâu về KH-CN cho hiện tại và sự phát triển lâu dài của đất nước.

2.10. T chc, qun lý hp tác quc tế v KH và CN

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển như vũ bão của KH-CN tiên tiến trên thế

giới thì việc hội nhập và hợp tác KH-CN với nước ngoài là yếu tố quan trọng trong sự

nghiệp CNH-HĐH đất nước.

- Tranh thủ triệt để sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế, thu hút các chuyên gia, các nhà khoa học đến nước ta mở trường, mở lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và chuyển giao những thành tựu KH- CN tiên tiến hiện đại. Trong phạm vi của pháp luật cho phép các tổ chức KH - CN nước ngoài thành lập các cơ sở nghiên cứu triển khai ở nước ta.

- Nhà nước dành một khoản ngân sách thích dáng để gửi cán bộ đi đào tạo ở

những nước có nền KH - CN tiên tiến; Khuyến khích cá nhân đi du học tự túc. Có chính sách thoả đáng và điều kiện thuận lợi để đội ngũ KH-CN người Việt Nam ở

nước ngoài chuyển giao về nước những tri thức KH-CN hiện đại.

2.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoa học và công nghệ ; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động khoa học và công nghệ.

3. Những nội dung chủ yếu quản lý Nhà nước về tài nguyên - Môi trường

3.1. Qun lý nhà nước v tài nguyên thiên nhiên

Quan điểm rất rõ ràng, nhất quán của Đảng ta về quản lý tài nguyên: Đất đai, rừng núi, sông, hồ, nguồn nước tài nguyên trong lòng đất . là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân. (Điều 17 Hiến pháp Nước CHXHCNVN)

Trong nội dung của Nghị quyết Đại hội Đảng VIII đã chỉ rõ quan điểm: Đánh giá chính xác tài nguyên quốc gia, từđó đề xuất một chiến lược đúng đắn về khai thác sử

dụng, bảo vệ tài nguyên.

Từ quan điểm đó, tư tưởng chỉđạo của Đảng ta Nhà nước ta về tài nguyên là: - Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quốc gia, phải được bảo vệ, sử dụng hợp lý nhằm bảo đảm cung cấp cho nhu cầu phát triển KT-XH.

- Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân (trong nước và ngoài nước) đầu tư

lao động, vật tư tiền vốn và áp dụng thành tựu KH-KT vào việc điều tra, khai thác bảo vệ tài nguyên.

- Nhà nước đảm bảo những quyền lợi hợp pháp cho tổ chức, cá nhân trong việc thăm dò, khai thác, tiêu thụ sản phẩm . theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, cá nhân khi điều tra, khai thác tài nguyên có nghĩa vụ thực hiện chếđộ

quản lý, bảo vệ tài nguyên, nộp thuế và lệ phí theo quy định của pháp luật. Việc nghiên cứu tiến hành điều tra khai thác tài nguyên dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3.2. Ni dung qun lý nhà nước v tài nguyên

a. Các căn cứ pháp lý quản lý tài nguyên.

- Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản (28/8/1989) - Luật khoáng sản (20/3/1996)

- Luật Đất đai (14/7/1993)

- Luật bảo vệ và phát triển rừng (19/8/1991) - Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (25/4/1989) - Các văn bản quy phạm pháp luật khác.

b. Nội dung chính quản lý nhà nước về tài nguyên.

- Lập quy hoạch và kế hoạch điều tra, khai thác bảo vệ tài nguyên khi sử đụng một loại tài nguyên.

- Quy định chế độ quản lý, bảo vệ tài nguyên trong điều tra khai thác bảo vệ tài nguyên chưa khai thác.

- Đăng ký, lập danh bạ, thống kê, lưu trữ tài liệu.

- Thanh tra việc chấp hành các chếđộ; thể lệ và bảo vệ tài nguyên. - Giải quyết tranh chấp và xử lý các vi phạm pháp luật về tài nguyên.

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên, phân cấp quản lý cho HĐND và UBND các cấp về bảo vệ tài nguyên. (Pháp lệnh về nhiệm vụ quyền hạn cụ

thể của HĐND và UBND ở mỗi cấp; ban hành ngày 3/7/1996).

3.3. Nhà nước phân công hot động qun lý tng loi tài nguyên:

a. Quản lý tài nguyên Rừng.

Rừng nước ta là một nguồn tài nguyên quý giá, có nhiều chủng loại động thực vật quý hiếm. Là tài sản nhà nước. Nhà nước thống nhất quản lý Rừng. (Bao gồm tất cả các loại tài nguyên có trong rừng) và đất rừng như: Rừng phòng hộ; Rừng đặc dụng; Rừng thuộc loại sản xuất.

b. Quản lý tài nguyên đất.

Đất bao gồm tất cả các loại đất từđất canh lác (nông nghiệp, cây công nghiệp);

đất phục vụ xây dựng hạ tầng KT-XH, đất phát triển công nghiệp là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với mọi chủ thể kinh tế và cũng là cơ sở để sống, tồn tại và phát triển của xã hội.

c. Quản lý tài nguyên biển.

Nước ta đã phê chuẩn công ước luật Biển quốc tế và cũng ban hành luật Hàng hải Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta còn thiếu nhiều văn bản pháp luật của nhà nước để quản lý tài nguyên Biển. Nhà nước sớm có luật Biển và Kinh tế Biển để tăng cường việc quản lý, kiểm soát khai thác nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng này.

3.4. Nhng ni dung ch yếu qun lý nhà nước v bo v môi trường

a. Mục đích chính của hoạt động bảo vệ môi trường ở nước ta trong thời gian tới

- Phấn đấu để có một môi trường sạch đây là trách nhiệm của từng cá nhân và của từng tập thể.

Nước sạch cũng là một vấn đề thách thức. Đây có thể là mầm mống cho các cuộc khủng hoảng trong tương lai.

- Môi trường xanh phải được đẩy mạnh trên quy mô cả nước và quốc tế. Trồng cây gây rừng không chỉ vì lợi ích kinh tế mà là lợi ích lâu dài, xa hơn về môi trường.

- Phải đặt vấn đề môi trường trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Các đòi hỏi về bảo vệ môi trường là mở rộng tầm nhìn về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế

trong phát triển lâu bền và môi trường lành mạnh theo các nguyên tắc và biện pháp.

b. Hệ thống chính sách và luật pháp về môi trường.

Nhà nước đã ban hành một số luật cơ bản về sử dụng và bảo vệ Môi trường, các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện.

Luật bảo vệ môi trường (10/1/1994) là vãn bản pháp lý quan trọng nhất nhằm tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước của Chính phủ cũng như chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan, các tổ chức kinh tế - xã hội trong việc bảo vệ môi trường. Luật quy định những nội dung cơ bản của hoạt động quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường bao gồm:

(1) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.

(2) Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược chính sách bảo vệ môi trường, kế

hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.

(3) Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, công trình có liên quan

đến bảo vệ môi trường.

(4) Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.

(5) Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở

sản xuất, kình doanh.

(6) Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.

(7) Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại tố cáo về bảo vệ môi trường; xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

(8) Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường, giáo dục tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường.

(9) Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Để tăng cường hoạt động quản lý về môi trường cũng như nhằm làm môi trường nước ta trở nên sạch, an toàn. Nhà nước đã phê chuẩn "Kế hoạch quốc gia về phát triển lâu bền 1991-2000" với sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức trong nước, các tổ

chức quốc tế (VNDP, SIDA, VNEP...)

Nghị quyết Đại hội Đảng VIII đã xây dựng một kế hoạch tổng thể quốc gia về

Môi trường và phát triển bền vững.

c. Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý môi trường.

Theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong cả.

- Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Cục môi trường giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường thực hiện việc bảo vệ môi trường trong ngành và các cơ sở thuộc quyền quản lý trực

Một phần của tài liệu Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)