NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QLNN VỀ GD& ĐT

Một phần của tài liệu Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục (Trang 38)

Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng (Điều 36 Hiến pháp nước CHXHCNVN đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001). Để thực hiện được những vấn đề quản lý như trên, nội dung cơ bản của QLNN về GD&ĐT được quy định trong Luật Giáo dục như sau:

1. Những nội đung cơ bản của QLNN về GD-ĐT theo điều 86 Luật Giáo dục.

(1) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục;

(2) Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản qui phạm pháp luật sề giáo dục; ban hành

Điều lệ nhà trường; ban hành qui định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác;

(3) Qui định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; qui chế thi cử và cấp văn bằng;

(4) Tổ chức bộ máy quản lí giáo dục;

(5) Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo: bồi dưỡng, quản lí nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục;

(6) Huy động, quản lí, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục; (7) Tổ chức, quản lí công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ trong ngành giáo dục; (8) Tổ chức, quản lí công tác quan hệ quốc tế về giáo dục;

(9) Qui định việc tặng các danh hiệu vinh dự cho những người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục;

(10) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết, khiếu nại, tố

cáo và xử lí các hành vì vi phạm pháp luật về giáo dục.

- Những nội dung chủ yếu của QLNN về GD&ĐT.

+ Các nhóm ni dung ch yếu.

Nếu nghiên cứu kĩ ta thấy khoả1, 2, 3 ủa điều 86 thực chất là: Hoạch định chính sách, lập pháp, lập qui cho các hoạt động GD-ĐT và thực hiện quyền hành pháp trong các hoạt động QLGD. Khoản 4, 5, 9 của điều 86 thực chất là vấn đề tổ chức bộ máy QLGD. Khoản 6, 7, 8 thực chất là huy động, quản lí các nguồn lực để phát triển giáo dục, còn khoản 10 điều 86 đó chính là nội dung nói về thanh tra - kiểm tra việc chấp

hành pháp luật. Như vậy, có thể nói nội dung QLNN về GD&ĐT có thể gom lại thành 4 nhóm nội dung chủ yếu:

(1) Hoạch định chính sách cho GD-ĐT. Lập pháp và lập qui cho các hoạt động GD&ĐT. Thực hiện quyền hành pháp trong QLGD.

(2) Tổ chức bộ máy QLGD.

(3) Huy động và quản lí các nguồn lực để phát triển sự nghiệp GD.

(4) Thanh tra, kiểm soát nhằm thiết lập trật tự kỉ cương pháp luật trong hoạt động QLGD và phát triển sự nghiệp GD

Tuy nhiên QLNN ở các cấp độ khác nhau được cụ thể hoá nội dung không hoàn toàn giống nhau.

+ Đối vi B GD&ĐT:

Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thành viên của Chính phủ thực hiện quyền QLNN về GD-ĐT ởcấp trung ương cần tập trung làm tốt nhưng nội dung sau:

. Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển giáo dục. Xây dựng và ban hành hệ

thống văn bản quy phạm pháp luật làm căn cứ cho việc tổ chức và triển khai các hoạt

động đổi mới giáo dục trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân;

. Xây dựng, củng cố và tăng cường sức mạnh của bộ máy quản lý giáo dục từ

trung ương đến cơ sở theo hướng đổi mới quản lý giáo dục, xác định lại chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan quản lý, thực hiện phân công, phần cấp và đề cao tính tự

chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở nhằm nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lý;

. Xây dựng chính sách và cơ chế huy động, sử dụng và quản lí các nguồn lực nhằm bảo đảm các điều kiện cho việc thực hiện đổi mới giáo dục.

. Tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động giáo dục ở các bậc học, ngành học trên phạm vi toàn quốc đánh giá và thẩm định chất lượng giáo dục.

(+) Đối vi cp địa phương:

Theo Nghị định số 166/2004/NĐ-CP ngày 16/9/2004, Chính phủ đã quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của UBND các cấp. Cấp địa phương (tỉnh, huyện thông qua cơ quan chuyên môn của mình là Sở và Phòng GD&ĐT) thì cần tập trung làm tốt những nội dung chủ yếu sau:

. Xây dựng, trình và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển giáo dục ởđịa phương.

. Giúp UBND quản lý công tác chuyển môn, nghiệp vụ, tổ chức, biên chế nhân sự, tài chính, tài sản và các hoạt động giáo dục khác của các cơ sở giáo dục theo đúng quy định của pháp luật.

. Xây dựng, trình HĐND, UBND các giải pháp thực hiện xã hội hoá giáo dục; chỉ

dạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện;

. Thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành luật về giáo dục, xử lý vi phạm hoặc kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục theo quy

định của pháp luật..

+ Đối vi cáp cơ s giáo dc (cp trường) tập trung làm tốt những nội dung chủ

yếu sau:

. Tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách GD&ĐT thông qua việc thực hiện mục tiêu nội dung, kế hoạch giáo dục và bảo đảm các qui chế chuyên môn, thi cử... do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành;

. Quản lí đội ngũ sư phạm, học sinh, CSVC, tài chính ... theo các qui định của pháp luật;

. Điều hành các hoạt động cửa nhà trường theo điều lệ nhà trường, nội quy nhà trường và giám sát sự tuân thủđó;

. Kết hợp các hoạt động kiểm tra nội bộ trường học với thanh tra của các cấp quân lý.

Như vậy, mặc dù nội dung QLNN về GD&ĐT đã được thể chế hoá thành điều 86 Luật Giáo dục, nhưng trong thực tiễn cần nhấn mạnh các nội dung theo cấp độ quản lí,

điều này xác đinh "trọng số quan tâm" ở mỗi cấp đó. Nếu ở cấp trung ương chú trọng

đến nội dung xây dựng cơ chế, chính sách, chiến lược, kếhoạch phát triển cho ngành ở

phạm vi cả nước thì ở cáp độ địa phương (Sở - Tỉnh, Phòng - Huyện) lại khu trú phạm vi nội dung trên ở địa bàn được phân cấp còn ở cơ sở (nhà trường) nơi mà QLNN được hiểu rất cụ thể là thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyển do nhà nước uỷ quyền triển khai các hoạt động quản lí nhà trường thì lại coi trọng việc tổ chức thực hiện nhưng qui định của nhà nước (mà cụ thể là điều lệ nhà trường) ởnhững hoạt động giáo dục và QLGD cụ thể. Vì vậy, để thực hiện tốt chức năng QLNN cần làm tốt công tác thể chế hoá và tăng cường giám sát việc thực hiện. Tuy cấp độ thể chế hoá ở một cấp không hoàn toàn giống nhau nhưng vai trò giám sát, thanh tra thì phải coi trọng ở mỗi cấp độ theo sự phân cấp rõ ràng.

3. Thực trạng, phương hướng đổi mới và biện pháp thực hiện QLNN về

GD&ĐT.

- Thực trạng

+ Nhìn chung, những vấn đề nêu ra ở trên đã được quan tâm thực hiện trong thực tế. Tuy nhiên theo nhận định của NQTW 2 chúng ta chưa làm tốt chức năng QLNN về

GD-ĐT. Những yếu kém bất cập diễn ra đã minh chứng điều đó. Ví dụ: việc thực hiện các mục tiêu GD và QLGD còn thấp; công tác kiểm tra, thanh tra chưa phát huy hết tác dụng; chức năng, nhiệm vụđặc biệt chức năng, nhiệm vụ QLNN qui định thiếu rõ

ràng, chồng chéo, vì vậy QLNN còn vừa ôm đồm vừa buông lỏng...

+ Trong báo cáo về tình hình giáo dục trước Quốc hội (tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội XI), Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển đã xác định: nói chung, chất lượng giáo dục đại trà còn thấp so với yêu cầu, phương pháp giáo dục còn lạc hậu và chậm đổi mới; các

điều kiện bảo đảm phát triển giáo dục còn bất cập; một số tiêu cực trong giáo dục chậm được giải quyết. Bộ trưởng đã chỉ rõ những nguyên nhân của các yếu kém trong giáo dục là :

(+) Tư duy giáo dục chậm được đổi mới, chưa theo kịp thực tiễn phát triển của

đất nước yêu cầu chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế - xã hội và hột nhập quốc tế.

. Các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục chưa được quán triệt sâu sắc và cụ thể hoá kịp thời. Nguyên lý giáo dục chưa thực sự được coi trọng. Giáo dục còn chưa gắn chặt với nhu cầu thực tiễn, chưa chú trọng thực hành, chưa phát huy sự chủ động, sáng tạo của người học; phối hợp giáo dục gia đình nhà trường - xã hội còn lỏng lẻo

Công tác nghiên cứu khoa học giáo dục và dự báo còn bất cập, chưa nhận thức và lý giải được nhiều vấn đềđặt ra cho giáo dục trong tình hình mới.

Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa kế hoạch phát triển và thị trường lao động; giữa mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng, giữa đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân và khả năng kinh tế xã hội của đất nước còn thấp; giữa đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân; giữa tình trạng phân hoá giàu nghèo và những chính sách đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục.

. Quản lý về giáo dục còn yếu kém và bất cập:

. Cơ chế quản lý giáo dục chưa tương thích với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và nhu cầu phát triển nhân lực của đất nước. Quản lý nhà nước về giáo dục còn mang nặng tính tập trung quan liêu; chưa thoát khỏi tình trạng ôm đồm, số vụ.

. Chính phủđã có chủ trương, nhưng còn chậm đưa ra những quyết sách đồng bộ ởtầm vĩ mô nhằm thay đổi cơ chếđầu tư, huy động các nguồn lực phát triển giáo dục. Trong chủ trương XHH giáo dục, còn chậm có chính sách giải quyết vướng mắc vềđất

đai, về quyền sở hữu và thu nhập của các nhà đầu tư khi tham gia mở các trường ngoài công lập.

. BỘ GD&ĐT, BỘ LĐ, TB&XH chưa tập trung xây dựng các cơ chế chính sách về công tác quản lý ngành. Các văn bản pháp quy còn thiếu, chưa ban hành kịp thời, một số còn chồng chéo; trong khi đó lại trực tiếp quản lý một số công việc cụ thể mang tính sự vụ.

. Việc phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp giữa Bộ GD&ĐT với các bộ, ngành, địa phương chưa được thể chế hoá một cách cụ thể, nhất là trong việc phối hợp giải quyết một số vấn đề bức xúc của giáo dục. Một sốđịa phương vẫn còn ỷ lại, thiếu

chủđộng trong việc giải quyết các vấn đề về giáo dục.

Như vậy, nguyên dân quản lý giáo dục còn yếu kém, bất cập và các cp qun tý giáo dc còn chm đổi mi tư duy và phương thc qun lí ... có thể là nguyên nhân cơ bản của nhiều vấn đề bức xúc, hạn chế trong giáo dục, do đó, đổi mới quản lý giáo dục đang là vấn đề bức bách hiện nay đối với sự phát triển giáo dục Việt Nam. Đâu là yêu cầu do nhiều năm trước để lại và bây giờ yêu cầu đổi mới ngày càng nhiều lên.

4. Những nhiệm vụ, giải pháp phát triển giáo dục đến năm 2010

Để khắc phục nhưng vấn đề yếu kém bất cập nêu trên cầu quán triệt tinh thần của NQTW 2 và tinh thần CCHC và những đề xuất của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trước Quốc hội, những nhiệm vụ và giải pháp phát triển giáo dục chủ yếu tập trung vào các vấn đề

sau:

+ Tiếp tục đổi mới tư duy giáo dục:

. Cần nhận thức sâu sâu hơn về mục tiêu giáo dục trong thời kỳ mới. Thế hệ trẻ

do nhà trường đào tạo phải trung thực, năng động và sáng tạo, biết hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, có hoài bão, có ý chí vươn lên, tự lập thân, lập nghiệp, làm giàu cho bản thân và góp phần đưa đất nước ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu.

. Nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn tới phải là nền giáo dục cho mọi người, hướng tới một xã hội học tập. HTGDQD không chỉ dành cho tuổi trẻ, mà cho mọi người để học tập suốt đời. XHHGD là giải pháp cơ bản để huy động mọi nguồn lực nhầm phát triển giáo dục và xây dựng xã hội học tập.

. Giáo dục trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cẩn phải đáp

ứng đòi hỏi của các đối tượng khác nhau với các mục tiêu khác nhau. Nhà nước cần tạo cơ chế, mạnh dạn huy động nguồn lực và trí tuệ từ nhân dân để phát triển giáo dục,

đồng thời với việc tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục, cần có sự điều chỉnh phân bổđể tập trung giải quyết các mục tiêu ưu tiên.

. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn quốc gia cho giáo dục bao gồm: chuẩn kiến thức, kỹ năng đổi mới từng cấp học, bậc học và trình độ đào tạo và chuẩn các

điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục (đội ngũ nhà giáo, CBQLGD, công nhân viên, SGK, giáo trình và tài liệu tham khảo; trường sở, thiết bị, phòng thí nghiệm, thư viện, sân chơi, bãi bập .v.v...): các yêu cầu cơ bản vềđạo đức, tác phong và trách nhiệm của người học trước gia đình và xã hội. Hệ thống chuẩn là căn cứ để chỉ đạo thực hiện và

đánh giá chất lượng giáo dục...

. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD theo chỉ thị

40- CT/TW của Ban Bí Thư và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 09/2005QĐ- TTg. Mở rộng phương thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên với nội dung chủ yếu là đổi mới pháp dạy học, làm cho mọi giáo viên đều quán triệt yêu cầu coi trọng vai trò chủ động của người học, phát huy vai trò chu động của người học, phát huy năng lực sáng

tạo trong cách tiếp thu và vận dụng từ thức vào cuộc sống; phát triển ở người học năng lực tự học, tự nghiên cứu, tựđánh giá và khả năng lập nghiệp. Rà soát, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ CBQLGD. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng đề xây dựng đội ngũ CBQLGD tận tâm thạo việc và có năng lực điều hành.

. Đổi mới cơ chế quản lý, thực hiện mạnh mẽ việc phân cấp trong quản lý giáo dục. Triển khai Nghị định 166/12004/NĐ-CP của Chính phủ, thực hiện phân cấp cho chính quyền địa phương quyết định và chịu trách nhiệm cụ thể hoá các chính sách giáo dục, huy động nguồn lực, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, đảm bảo phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục lại địa phương. Bộ GD&ĐT xây dựng cơ chế để các địa phương cũng được quyết định nội phần chương trình, nội dung giáo dục phổ thông phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ

thể của mình.

Ban hành các quy định cụ thể để tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục về sản phẩm đào tạo, tài chính, nhân lực, tuyển sinh.Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp giáo dục đại học được tự quyết định nội dung và chương trình đào tạo trên cơ sở chuẩn thống nhất về kiến thức, kỹ năng và quy định về chương trình khung.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Quản lí dạy-học là công việc chủ yếu của hoạt động quản tí nhà trường. QLNN về GD của phòng GD thực chất là QL các hoạt động hành chính SP của các cơ sở GD. từlập luận trên những đặc điểm nào đã nêu trong bài theo lúc đ/c cần chú ý nhất?

2. Người ta thường nói khi thực hiện QLHCNN ở bất cứ lĩnh vực nào, kể cả lĩnh vực giáo dục phương pháp chủ yếu thường được sử dụng là phương pháp hành chính -

Một phần của tài liệu Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)