VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA KH,CN VÀ MT

Một phần của tài liệu Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục (Trang 73)

1. Khái niệm về khoa học - công nghệ và môi trường

1.1. Thut ng khoa hc

Thuật ngữ khoa học được sử dụng sớm nhất và thương gắn liền với nhiều nội dung khác nhau. Trong từđiển OXFORD thuật ngữ này dùng để chỉ những hoạt động nghiên cứu cơ cấu, bản chất cũng như hành vi của thế giới vật chất và tự nhiên cũng như xã hội. Chính vì vậy có thể chia ra khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và một cách chi tiết hơn các ngành khoa học khác.

Nếu hiểu khoa học theo những gì mà nó chứa đựng bên trong thì đó chính là toàn bộ những tri thức mà con người có thể nhận biết được thế giới khách quan. Như vậy khoa học không gì khác là sự tìm kiếm, khám phá và nhận biết thế giới khách quan tồn tại xung quanh chúng ta.

Trong hoạt động nghiên cứu khoa học có một hoạt động nghiên cứu phức tạp nhất đó là: khám phá ra các hiện tượng xã hội và sự thay đổi của nó dưới tác động của các nhân tố con người. Các hoạt động này mang quy luật khách quan của kinh tế xã hội có thể được nhận thức và chịu tác động của môi trường kinh tế - chính trị, xã hội làm thay đổi.

Con người thông qua nhận thức chủ quan của mình về sự vận động của các hiện tượng kinh tế xã hội, có thể làm thay đổi quy luật vận động và làm sai lệch sự vận

động. Song cũng có thể, vai trò nhận thức chủ quan sẽ góp phần tạo thêm những nhân tố vốn cần có để hiện tượng KT - XH đó vận động và phát triển nhanh hơn.

Như vậy, khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự

nhiên, xã hội và tư duy (Điều 2 Luật Khoa học và công nghệ).

1.2. Thut ng công ngh

Trong lý luận và thực tế quản lý, thuật ngữ kỹ thuật dùng để chỉ những gì mang tính chất tri thức, kiến thức được áp dụng vào trong sản xuất. Sau này thuật ngữ kỹ

thuật được thay dần bằng thuật ngữ công nghệ.

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về công nghệ:

- Trong một nghĩa hẹp, người ta dùng nó để mô tả phương pháp, cách thức và quá trình áp dụng để tiến hành các hoạt động sản xuất. Cách hiểu này có thể xem kỹ

- Một cách hiểu, quan niệm khác, thuật ngữ công nghệ xem như là một phạm trù nhằm chỉ tập hợp những tri thức, trí tuệ của con người và con người có thể tạo ra để sử

dụng, khai thác nhằm phục vụ con người. Như vậy công nghệ gồm 2 hệ thống các yếu tố: Trí tuệ và những vật chất được tạo ra để thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội.

Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm (Điều 2 Luật Khoa học và công nghệ).

1.3. Khái nim v tài nguyên và môi trường

a. Khái niệm tài nguyên:

Tài nguyên được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp:

- Theo nghĩa rộng: Tài nguyên là toàn bộ các yếu tố tự nhiên có giá trị, là nguồn vật chất để con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống và sự phát triển của mình.

- Theo nghĩa hẹp: tài nguyên là các nguồn vật chất tự nhiên mà con người dùng nó làm nguyên liệu cho các hoạt động chế tác của mình để có được vật dùng.

Theo nghĩa này tài nguyên là khoáng sản, đất đai, lâm thổ sản .v.v.

b. Khái niệm môi trường:

- Khái niệm môi trường có nội dung rộng lớn và đa dạng. Khi nghiên cứu hoạt

động chấp hành và điều hành của cơ quan hành chính nhà nước; yếu tố môi trường có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý. Môi trường bao gồm môi trường bên trong tổ chức và môi trường bên ngoài tổ chức.

- Theo nghĩa rộng: Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng

đến một vật thể hoặc một sự kiện.

+ Đối với một cơ thể sống: Môi trường là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, xã hội bao quanh có ảnh hưởng tới sự sống và sự phát triển của từng cá nhân và của những cộng đồng người.

- Theo Luật bảo vệ môi trường nước ta (Điều 1 của Luật Bảo vệ môi trường ban hành l0/01/1994) có ghi: môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

- Thành phần môi trường là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, đất, âm thanh, ánh sáng, núi rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di lích lịch sử và các hình thái vật chất khác. (Ghi tại điều 2, điểm 1 - Luật BVMT). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại: Môi trường sống của con người được phân thành:

Môi trường thiên nhiên: bao gồm các yếu tố thiên nhiên như: vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người, hoặc ít chịu sự chi phối của con người.

Môi trường xã hội: là tổng thể các mối quan hệ giữa các cá thể con người, cộng

đồng con người hợp thành các quốc gia, xã hội; các hình thái tổ chức, các thể chế kinh tế - xã hội.

Môi trường nhân tạo: bao gồm những nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người.

Ba loại môi trường này cùng tồn tại, tương tác chặt chẽ với nhau làm ảnh hưởng

đến cuộc sống, hoạt động của con người.

c. Mối quan hệ giữa tài nguyên và môi trường.

- Khi nghiên cứu tài nguyên, ta phải xét trong mối quan hệ với môi trường. Tài nguyên là một trong yếu tố cơ bản tạo thành môi trường. Cho nên việc khai thác, sử

dụng tài nguyên có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.

- Trong quá trình duy trì sự sống, con người thường xuyên phải khai thác sử dụng tài nguyên: Con người có thể sử dụng các tài nguyên thiên nhiên sẵn có và có thể tái tạo chúng thành các tài nguyên nhân tạo để sử dụng.

- Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo nguyên tắc: Khả năng sử dụng các lài nguyên cân bằng với khả năng tái tạo tự nhiên. Đồng thời xã hội không thải ra môi trường những chất độc hại nhanh hơn quá trình hấp thụ và vô hiệu những chất độc hại này.

Tóm lại: Chúng ta phải thực hiện tư tưởng "Môi trường phát triển bền vững"

được đặt nền móng từ hội nghị các nguyên thủ quốc gia về “Môi trường và phát triển” tại Rio De Janero năm 1992. Tư tưởng phát triển bền vững thể hiện giá trị nhân bản của con người đối với môi trường.

d. Giáo dục vì TN môi trường hướng tới một môi trường bền vững, nhằm quan lý TN môi trường tốt hơn và để hiểu rõ TN môi trường và tận dụng TN môi trường như

một nguồn học tập.

- Giáo dục về TN môi trường nhằm quản lý TN môi trường tốt hơn.

- Giáo dục trong môi trường để tạo điều kiện hiểu rõ TN môi trường và tận dụng TN môi trường như một nguồn học tập.

1.4. Vn đề tài nguyên và nôi trường Vit Nam

a.Các nguồn tài nguyên và môi trường, thực trạng hiện nay - Tài nguyên đất:

Tài nguyên đất của Việt Nam tính bình quân theo đầu người vào loại thấp trên thế giới.

Trong đó đất canh tác chiếm 25% lãnh thổ, tổng diện tích đất canh tác nông nghiệp là ≈ 7 triệu ha - 10 triệu ha. Bình quân đất canh tác theo đầu người ở nông thôn là 0,15 - 0,2 ha.

Theo thông số này dây là một tiềm năng cần được khai thác, hiện nay sự khai thác đất canh tác nông nghiệp chưa đạt hiệu quả kinh tế, trong thời gian tới để tiến hành CNH - HĐH cần có chính sách khai thác để phù hợp với nhu cầu phát triển bền vững.

- Tài nguyên rừng:

Việt Nam là một trong những nước nhiệt đới có ưu thế về rừng đặc biệt là rừng nguyên sinh. Đây là một trong những ưu thếđể phát triển theo chiến lược bền vững.

Thực trạng độ che phủ rừng ở Việt Nam giảm từ 48,3% (1943) xuống dưới 24% (1992). Nhiều rừng đấu nguồn ở Tây Bắc, Việt Bắc, Nghệ An, Thanh Hoá... đang bị

phá huỷ, hậu quả là lũ lụt trở nên thường xuyên và nghiêm trọng.

Hiện tượng du canh, du cư làm suy kiệt 4500 ha rừng. Trong những năm từ 1995 - 1997 đã có hàng ngàn vụ vi phạm phá rừng, lấy cắp gỗ, bán thú quý hiếm làm ảnh hưởng đến độ che phủ tán rừng.

- Tài nguyên ngư nghiệp, lâm nghiệp:

Tài nguyên ngư nghiệp Việt Nam phong phú cả về vùng nước ngọt và nước mặn, phong phú cả về chủng loại thuỷ hải sản và lâm sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc đánh bắt chạy theo lợi nhuận đã làm cho 68 loài bị đe doạ diệt chủng, 97 loài có nguy cơ bịđe dọa, 7 loài bị hiểm hoạ, 124 loài quý hiếm bị mất nơi cư trú.

- Tài nguyên nước:

Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên nước ngọt và mặn, nước lợ to lớn, đây là một đặc điểm cơ bản để phát triển toàn diện bền vững.

Nước ngọt ở các kênh rạch, sông ngòi, nước biển đang bị ô nhiễm nặng do sự

khai thác không hợp lý và do phế thải từ các khu công nghiệp, các đô thị làm ô nhiễm nặng. Nói chung hệ thống nước trên các sông, kênh ở thử đô Hà Nội, thành phố Hồ

- Tài nguyên không khí:

Ở Việt Nam hiện nay độ ô nhiễm không khí cao, nhất là ở các khu công nghiệp.

- Tài nguyên khoáng sản và năng lượng:

Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú, đây là ưu thế để khai thác phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Chúng ta đã phát hiện hơn 2000 mỏ trên khắp cả nước trong đó đặc biệt là than,

đầu khí và khí đốt tương đối lớn về trữ lượng.

Nguồn năng lượng thuỷ điện cũng khá lớn, có thể cung cấp đủ cho sản xuất và tiêu dùng, nếu không có cơ chế khai thác hợp lý thì sản lượng điện còn tăng trong tương lai

- Tài nguyên con người:

Đây là một loại tài nguyên rất quan trọng và nó là yếu tố quyết định khả năng phát triển của đất nước.

Việt Nam có dân sốđứng thứ 2 khu vực Đông nam Á, đứng thứ 7 khu vực châu Á Thái Bình Dương, thứ 12 trên thế giới, đồng thời Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng dân số cao (trên 2%/năm).

Đặc điểm nổi bật của dân số Việt Nam là trẻ, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao và tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng dân số (xem băng).

Dân số dưới 20 tuổi chiếm 49%, dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 50%.

b. Giáo dục về tài nguyên và môi trường.

- Giáo dục việc khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường nhằm:

+ Nâng cao nhận thức về vai trò và hiểu biết về tài nguyên và môi trường.

+ Giúp cho môi người xác định thái độ và lối sống cá nhân tích cực đối với tài nguyên và môi trường.

+ Có được những hành động cho phù hợp.

- Giáo dục tài nguyên và môi trường không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục một bộ môn hay một chủ để nghiên cứu mà là hướng hội nhập trong chương trình đó.

- Giáo dục về tài nguyên và môi trường là một phương pháp tiếp cận xuyên bộ

môn giúp cho mọi người nhận thức toàn diện với mục đích phát triển, chăm sóc, có thái độ cam kết.

- Giáo dục nhằm nâng cao kiến thức kỹ năng, đặc biệt còn xây dựng tình cảm. thái độ hành động xã hội.

c. Tài nghiên quốc gia và sự phát triển.

Năng lực nội sinh của một quốc gia cho sự phát triển phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó vấn đề tài nguyên quốc gia và sự khai thác nó một cách hợp lý có hiệu quả

là một đòi hỏi tất yếu.

Sự phát triển quốc gia gắn liền với thuật ngữ "Phát triển bền vững". Con đường tất yếu của lịch sử là phải đẩy mạnh công nghiệp hoá; chủ yếu dựa vào khai thác một cách có ý thức tài nguyên thiên nhiên. Biến đổi một xã hội nông nghiệp lạc hậu thành xã hội công nghiệp với những đặc trưng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sự chuyển dịch trên quy mô lớn vị trí làm việc phân tán, sản xuất nhỏ sang quy mô lớn, tập trung.

- Tập trung dân cư và phát triển đô thị hoá gắn liền với sự tập trung lao động - Hệ thống hạ tầng KT -XH, thông tin liên lạc phát triển quy mô cao.

- Các loại thị trường xuất hiện nhằm phục vụ sự phát triển của thị trường hàng hoá.

- Hoạt động KH - CN phát triển mức cao, rút ngắn khoáng cảnh giữa nghiên cứu và ứng dụng triển khai.

CNH đất nước đòi hỏi khả năng bên trong của quốc gia đó, khả năng bên trong (năng lực nội sinh) bao gồm:

- Tài nguyên quốc gia theo nghĩa tài nguyên thiên nhiên - Năng lực nội sinh về KH - CN.

d. Môi trường và vấn đề phát triển bền vững.

Sự phát triển KT - XH của quốc gia và đặc biệt là CNH và sự phát triển công nghệ có tác động mạnh mẽ và quan trọng đến môi trường.

Môi trường trong một phạm vi rộng vừa là nơi cung cấp các nhu cầu cho xã hội phát triển vừa là nơi hứng chịu, chứa đựng tất cả những gì mà các hoạt động KT - XH thải ra.

Sự phát triển KT - XH có thể tác động đến môi trường sống của con người trên các lĩnh vực.

- Tăng sức ép về sử dụng, khai thác các loại tài nguyên

- Các nhân tố gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất và địa điểm làm việc - Tốc độ phát triển ngày càng cao, nhanh, mạnh tạo ra các vùng sinh thái nhạy cảm: khu công nghiệp, khu ven biển .

Mối quan hệ giữa khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên tác động đến môi trường và vấn đề phát triển đặt ra đối với mọi quốc gia. Một mặt con người khai thác

lài nguyên thiên nhiên vì mục đích phát triển, do đó sẽ đem lại suy thoái nguồn tài nguyên. Mặt khác con người phải tìm mọi cách để cố gắng tái tạo lại nó, phát triển nó cũng chính vì mục đích phát triển. Khai thác nguồn tài nguyên môi trường và tác động ngược lại của phát triển kinh tếđến tài nguyên môi trường bao giờ cũng là hai mặt đối kháng, mâu thuẫn nhau. Vì lợi ích kinh tế lâu dài của sự phát triển, cần cân đối giữa khai thác - tái tạo và bảo vệ.

2. Vị trí và vai trò của quản lý Nhà nước về khoa học, công nghệ và môi trường

- Ngày nay, trong nền văn minh của nhân loại, sự phát triển của các các quốc gia không còn dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc sức lao động giản đơn, mà chủ

yếu dựa vào tri thức khoa học và công nghệ, tức là dựa vào các nguồn lực có khả năng tái tạo. Khoa học công nghệđang trở thành yếu tốđầu vào của hệ thống sản xuất, kinh doanh, quản lý, quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển của quốc gia.

Ở nước ta phát triển KH - CN là yếu tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước góp phần khắc phục được nguy cơ tụt hậu, đuổi kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Mặt khác chúng la phải xây dựng một chiến lược có tính quốc gia và tính toán cần để bảo vệ môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên phục vụ cho sự

Một phần của tài liệu Cơ Sở Pháp Lý Trong Giáo Dục Và Quản Lý Giáo Dục (Trang 73)