Biện pháp 5: Thực hiện ủy quyền có hiệu quả và phân công

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vận dụng lý thuyết tổ chức biết học hỏi xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh tại trung tâm giáo dục thường xuyên 1 tỉnh lạng sơn (Trang 97)

việc hợp lý

3.2.5.1. Mục tiêu

- Uỷ quyền giúp công việc hoàn thành thuận lợi hơn, một mặt giảm bớt gánh nặng cho lãnh đạo, mặt khác tạo cơ hội tốt nhất để cán bộ giáo viên rèn luyện trưởng thành, đồng thời uỷ quyền có hiệu quả động viên rất lớn khi cán bộ giáo viên thấy mình được cấp trên coi trọng. Vì vậy ủy quyền là một cách thức để lãnh đạo phát huy được sức mạnh tổng hợp của tổ chức.

- Người lãnh đạo không thể làm hết mọi việc, không thể thông thạo mọi chuyên môn trong phạm vi QL của mình, nếu người lãnh đạo tìm được người để ủy quyền đúng lúc thì sẽ phát triển được sự nghiệp, tạo ra cục diện mới.

- Phân công lao động hợp lý sẽ tạo động lực và điều kiện để giáo viên, nhân viên hoàn thành nhiệm vụ và phát huy những năng lực tiềm ẩn.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

- Khi uỷ quyền phải cho cán bộ giáo viên biết tính chất công việc, phạm vi công việc, đồng thời cho họ biết rõ ràng, chính xác cần phải đạt được những thành tích và hiệu quả công việc như thế nào.

- Khi chỉ định công việc, người lãnh đạo phải đồng thời giao cho cán bộ giáo viên quyền lực cần thiết để làm công việc ấy. Nếu quyền lực được giao không đủ để hoàn thành công việc chỉ định thì việc ủy quyền hết ý nghĩa. Nếu quyền lực được giao quá mức cần thiết thực tế cho việc thực hiện nhiệm vụ công việc thì dẫn đến lạm dụng quyền lực.

- Nhằm đảm bảo hoàn thành thuận lợi việc chỉ định, người quản lý khi ủy quyền phải giao cả trách nhiệm hoàn thành công việc cho nhân viên, giữa lãnh đạo và nhân viên hình thành một trách nhiệm liên đới.

Uỷ quyền cần thực hiện theo trình tự:

(1). Tiêu chuẩn hóa nhiệm vụ:

- Nhiệm vụ phải có mục tiêu và phương hướng rõ ràng.

Điều kiện cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ cũng phải tương đối rõ ràng: Nêu rõ sự phối hợp, sự giúp đỡ của những người liên quan.

- Cách thức hoàn thành nhiệm vụ có trình tự và tương đối ổn định. - Nhiệm vụ có tiêu chuẩn kiểm tra, sát hạch tương đối rõ ràng để xác định được chất lượng hoàn thành nhiệm vụ.

(2). Tạo không khí ủy quyền:

- Nêu câu hỏi, đặt vấn đề với tập thể sư phạm. Phát hiện những tồn tại trong nội bộ, đưa ra thảo luận, nêu ý kiến và phương án có tính xây dựng.

- Cần coi trọng bồi dưỡng tổ nhóm, phát triển quan hệ ủy quyền giữa lãnh đạo với tổ nhóm xây dựng lề lối công tác mới thích hợp với ủy quyền và nhân rộng ra.

- Sau khi nhóm được ủy quyền bước đầu cần quan tâm đến những thành tựu hoặc những cải tiến dù là nhỏ, có hình thức chúc mừng chính đáng, thông báo cho mọi người biết thành tích ấy đã giành được như thế nào để khích lệ.

- Lãnh đạo có thể làm thử một việc trước đây chưa làm để tự mình trưởng thành thêm một bước và động viên cán bộ giáo viên cùng làm. Tạo nên một không khí dám mạo hiểm đổi mới trong tổ chức.

(3). Chuyển đổi trạng thái tâm lý

- Lãnh đạo phải giúp đỡ người được ủy quyền để họ dũng cảm tự tin, có đủ trình độ năng lực đảm nhiệm công việc.

- Khi cả người lãnh đạo và người được ủy quyền cùng hoàn thành chuyển đổi trạng thái tâm lý thì mới thích hợp để thực hiện việc ủy quyền.

(4). Chọn đúng người ủy quyền: Đây là mấu chốt để ủy quyền thành

công. Ủy quyền không đúng đối tượng rất có khả năng lỡ việc hỏng việc. Người được ủy quyền phải là người có các yêu cầu sau:

- Phải là người trung thực. Nếu ý kiến của người được ủy quyền có chỗ khác với lãnh đạo thì có thể trình bày bàn bạc để đi đến thống nhất.

- Đó phải là người đại diện của lãnh đạo về lĩnh vực được ủy quyền, có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng về lĩnh vực đó.

- Người đó phải biết rõ quyền hạn của mình. Nếu phát sinh vấn đề ngoài quyền hạn của mình thì phải lập tức xin chỉ thị của lãnh đạo.

(5). Chọn công việc để ủy quyền:

- Những công việc phải ủy quyền: Loại công việc này lãnh đạo vốn không nên làm, sở dĩ lãnh đạo vẫn làm là do cứ lần lữa theo thói quen hoặc tự thích làm, không muốn giao cho người khác.

- Những công việc nên ủy quyền: Đó là những công việc thường nhật nhân viên có thể đảm nhiệm được, cảm thấy hứng thú, có ý nghĩa và có tính thách thức nhưng lãnh đạo về một nguyên nhân nào đó mà không giao cho nhân viên làm. Đem lại công việc này cho nhân viên không những tiết kiệm được thời gian và sức lực của lãnh đạo mà còn khơi dậy tính tích cực của nhân viên.

- Những công việc có thể ủy quyền: Loại công việc này thường khó, có tính thách thức, nhân viên phải có tri thức và kỹ thuật thích hợp mới đảm nhiệm được. Lãnh đạo cần ủy quyền rồi chú ý đào tạo bồi dưỡng, chỉ đạo người ủy quyền để họ có thể hoàn thành nhiệm vụ. Những công việc này tạo cho nhân viên có được cơ hội phát triển tài năng bởi trong tất cả các cách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đánh giá cán bộ giáo viên, đánh giá thực tế trong công việc là có hiệu quả và có độ tin cậy cao nhất.

* Các biện pháp để phân công lao động hợp lý trong TTSP

- Khi phân công công việc, cần căn cứ vào điều lệ trường trung học, luật giáo dục, vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những nguyên tắc và yêu cầu của việc phân công, đồng thời quan tâm đến nguyện vọng cá nhân để khai thác thế mạnh của mỗi người.

- Lãnh đạo phải nắm vững năng lực của từng thành viên trong tổ chức, tránh kiểu quan niệm "sống lâu lên lão làng". Phân công phải thực hiện phương châm "vì công việc mà chọn người, tránh vì người mà phân việc". Khi phân công công việc nên chú ý tạo điều kiện để nhân viên nỗ lực phấn đấu, trưởng thành.

- Phân công trưởng phòng, tổ trưởng chuyên môn: người trưởng phòng, tổ trưởng chuyên môn phải có nhân cách tổng hoà của người giáo viên bộ môn, nhà sư phạm, nhà tổ chức các hoạt động chuyên môn của phòng hoặc tổ. Đó phải là người có uy tín với đồng nghiệp, nhất là với giáo viên nhân viên trong phòng hoặc tổ, có năng lực giảng dạy, có năng lực quản lý, đoàn kết tốt nội bộ.

- Phân công giáo viên chủ nhiệm: Người GVCN có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng tập thể lớp, góp phần quan trọng xây dựng tập thể học sinh toàn trung tâm. GVCN phải là người gương mẫu, có tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực sư phạm. Đặc biệt có tình thương yêu học viên, có sức thuyết phục học viên. GVCN có khả năng phối hợp với cha mẹ học viên và các lực lượng giáo dục trong và ngoài trung tâm để thực hiện tốt công tác giáo dục. GVCN ở trung tâm GDTX còn cần phải nghiêm khắc, có bản lĩnh, biết tiếp cận các đối tượng học viên.

bộ môn phải đảm bảo được sự đồng đều, đảm bảo chất lượng, tránh sự thiếu công bằng, gây thiệt thòi cho học viên. Trước hết người phân công chuyên môn phải có trách nhiệm cao, loại trừ bệnh cả nể, bệnh cá nhân (dễ gây mất đoàn kết nội bộ). Một GV có kinh nghiệm lâu năm có thể phân dạy ở cả hai khối đầu và cuối cấp, nhưng với giáo viên mới ra trường cố gắng phân công dạy lớp 11, sau đó bắt đầu lại từ khối lớp 10 đến 11,12 để vừa nắm bắt được chương trình, kiến thức một cách hệ thống, vừa giao khoán chất lượng, tạo ý thức trách nhiệm đối với học viên. Một GV vừa có năng lực lại có tinh thần trách nhiệm cao phải được phân công giảng dạy ở cả lớp có nhiều học viên yếu kém, lẫn lớp có học viên khá giỏi để họ phát huy năng lực toàn diện, đồng thời tránh những những mâu thuẫn có thể xảy ra trong TTSP.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vận dụng lý thuyết tổ chức biết học hỏi xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh tại trung tâm giáo dục thường xuyên 1 tỉnh lạng sơn (Trang 97)