Mục tiêu, nhiệm vụ của Trung tâm GDTX1 tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vận dụng lý thuyết tổ chức biết học hỏi xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh tại trung tâm giáo dục thường xuyên 1 tỉnh lạng sơn (Trang 54)

Trung tâm GDTX 1 tỉnh Lạng Sơn là cơ sở giáo dục không chính quy trong hệ thống giáo dục quốc dân, hoạt động theo “Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

a, Mục tiêu: Mục tiêu của Trung Tâm GDTX là đáp ứng tối đa nhu cầu học tập thường xuyên và đa dạng của mọi người trong cộng đồng (không kể tuổi, trình độ học vấn, thành phần trong xã hội …) nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội ở địa phương. Tổ chức hoạt động đa dạng, linh hoạt, với nhiều hình thức học, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người có nhu cầu học tập.

b, Nhiệm vụ: Nhiệm vụ chính của Trung tâm là: - Dạy BTVH theo cấp lớp (BT THPT).

- Mở các lớp Tin học ứng dụng, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Dân tộc chương trình A, B.

- Liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng mở các lớp đào tạo Đại học tại chức và dạy nghề xã hội cho cán bộ nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Liên kết với Sở Giao thông mở các lớp học lái xe mô tô hạng A1. - Phục vụ các Hội nghị của Sở GD&ĐT tổ chức tại trung tâm.

c, Đối tượng giảng dạy và quản lý của Trung tâm

* Đối tượng giảng dạy của trung tâm

- Học viên học bổ túc THPT tại Trung tâm: Tất cả học viên đang học tại Trung tâm đều đã không đạt điểm chuẩn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường công lập mà các em đăng ký dự thi. Một bộ phận không nhỏ học viên kiến thức nền tảng cấp THCS quá yếu, ít tích cực tư duy, tìm tòi, phát biểu ý kiến xây dựng bài. Các em ít có động cơ, hứng thú trong học tập. Chất lượng học viên đầu vào của trung tâm không những yếu về kiến thức văn hoá mà còn rất hạn chế về phẩm chất đạo đức, một số luôn có những cử chỉ hành vi không mong đợi.

Theo thống kê đầu năm học, học viên của trung tâm hầu hết là con em nông dân và gia đình buôn bán nhỏ, sự chăm lo, tạo điều kiện, quan tâm sát sao đến việc học tập của các em về phía gia đình còn hạn chế. Nhiều em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt (con hộ gia đình nghèo, bố mẹ li hôn, mồ côi, cha mẹ đều đi làm ăn xa...), một số khác gia đình có điều kiện kinh tế nhưng chưa quan tâm sát sao đến việc học tập hoặc quá nuông chiều con em.

- Học viên học tại các lớp bổ túc văn hoá xã, phường: Là những học viên đã bỏ học ít nhất cách đây 2 năm, nay được vận động đến lớp tiếp tục học văn hoá hoàn thành chương trình bổ túc THPT. Những học viên này đang độ tuổi lao động tại địa phương và một số đã lập gia đình nên họ thường đi học không đều, kiến thức nền tảng của cấp THCS cũng rất yếu.

- Học viên học các lớp chứng chỉ Ngoại ngữ - Tin học (buổi tối): đây là số học viên có động cơ và mục đích học tập rõ ràng. Đa phần là cán bộ, tiểu thương buôn bán tại các chợ, học sinh THCS, THPT và bổ túc THPT… có nhu cầu học giao tiếp Tiếng Trung, tiếng Anh và nâng cao thêm khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong công việc nên học viên ở những lớp này đi học tương đối đầy đủ, tích cực.

* Đối tượng quản lý của Trung tâm

- Học viên các lớp liên kết vừa học vừa làm (học vào thứ 6,7, chủ nhật hoặc 10 ngày/ tháng): Số học viên này chủ yếu là cán bộ, giáo viên, sinh viên từ các huyện và trên địa bàn thành phố vừa đi học vừa đi làm để nâng cao trình độ chuyên môn. Đa số học viên các lớp liên kết có ý thức tự giác cao, chấp hành tốt nội quy lớp học.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vận dụng lý thuyết tổ chức biết học hỏi xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh tại trung tâm giáo dục thường xuyên 1 tỉnh lạng sơn (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)