Về văn hóa, giáo dục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vận dụng lý thuyết tổ chức biết học hỏi xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh tại trung tâm giáo dục thường xuyên 1 tỉnh lạng sơn (Trang 51)

a , Về văn hoá

Vị trí địa lý của tỉnh Lạng Sơn là nền tảng cơ bản tạo nên sự đa dạng , phong phú về văn hoá của tỉnh La ̣ng Sơn . Với những lợi thế về đi ̣a lý và truyền thống văn hóa sẵn có , văn hoá La ̣ng Sơn đã ta ̣o được nét chấm phá riêng, độc đáo và giàu bản sắc. Ngoài ra, thiên nhiên đã ban tặng cho Lạng Sơn nhiều hang động, núi rừng tự nhiên và phong cảnh đẹp với khí hậu mùa hè mát mẻ, dễ chịu, được coi là một điểm nghỉ mát, an dưỡng lý tưởng đối với các du khách từ xa đến như động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn… Lạng Sơn còn là nơi nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử như ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, Thành nhà Mạc, căn cứ Cách mạng Bắc Sơn và nền văn hoá Bắc Sơn giàu bản sắc... Con người xứ Lạng cần cù mến khách, các lễ hội, nhiều về số lượng, phong phú về nô ̣i dung, loại hình. Ngoài ra Xứ Lạng mang trong mình một dòng văn hoá ẩm thực đặc biệt với những món ăn hấp dẫn, những món ăn dân dã nhưng lại mang đầy phong vị độc đáo, rất Lạng Sơn tinh túy và mang đậm bản sắc quê hương của ẩm thực nơi đây. Phở chua, thịt lợn quay, khau nhục, vịt quay, rượu Mẫu Sơn..

b, Về Giáo dục

Trong những năm qua, thấm nhuần quan điểm của Đảng "giáo dục là quốc sách hàng đầu", Đảng bộ và nhân dân tỉnh đã tập trung ưu tiên cho việc phát triển giáo dục, coi đó vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển nhanh và bền vững. Trong quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng về sự nghiệp giáo dục. Được tỉnh và các địa phương quan tâm, cùng với nỗ lực phấn đấu của cán bộ, giáo viên, học sinh và sinh viên toàn ngành, giáo dục và đào tạo đã có chuyển biến rõ nét cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục: mạng lưới trường lớp ngày càng được mở rộng, tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đến trường ngày một tăng, chất lượng giáo dục ngày một tiến bộ, Tỉnh Lạng Sơn được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học – chống mù chữ năm 1997; đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2006; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2008; công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh, chất lượng giáo dục đại trà được duy trì; tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học đã giảm, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông được củng cố, ổn định trên 90%. Giáo dục mũi nhọn được quan tâm, kết quả bồi dưỡng và thi học sinh giỏi các cấp ổn định và có chiều hướng tích cực trong nhiều năm qua. Năm học 2012-2013 toàn tỉnh có 202 trường trung học cơ sở (THCS); 25 trường trung học phổ thông (THPT); 11 Trung tâm giáo dục thường xuyên (TT GDTX); 01 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp; 01 trường Cao đẳng sư phạm (CĐSP) và 01 trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh.

Nhìn chung cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu người học. Mạng lưới trường, lớp cấp tiểu học được mở đến tận thôn bản, tạo điều kiện cho học sinh đi học được thuận lợi, tuy nhiên do địa hình phân tán, nhỏ lẻ, trong khi dân số trẻ trong độ tuổi không nhiều nên các xã thuộc khu vực khó khăn, khu vực đặc biệt khó khăn còn tồn tại mô hình lớp học ghép nhiều trình độ, do vậy chất lượng giáo dục ở

Đánh giá một cách tổng quát, giáo dục Lạng Sơn đứng vào tốp trung bình của cả nước và tốp khá trong khu vực. Tuy nhiên giáo dục Lạng Sơn còn nhiều hạn chế, cụ thể như sau:

Hệ thống giáo dục tỉnh Lạng Sơn chưa được quy hoạch tổng thể. Mạng lưới trường mầm non khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn chưa được đầu tư, quan tâm đầy đủ. Nhiều trường chưa được quy hoạch đất đai, chưa được xây dựng kiên cố, thiếu phòng học, phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, thư viện và các trang thiết bị phục vụ cho giáo dục và đào tạo.

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các cấp học được bố trí cơ bản đủ về số lượng, trình độ đào tạo cơ bản đạt chuẩn theo quy định luật giáo dục, tuy nhiên năng lực, chất lượng thực chất của đội ngũ còn thấp; trình độ tin học ở mức độ thấp, do vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giáo dục còn nhiều hạn chế.

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, phổ cập giáo dục đã được quan tâm, đầu tư, tuy nhiên cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhiều trường còn thiếu, chất lượng giáo dục và đào tạo chưa cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vận dụng lý thuyết tổ chức biết học hỏi xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh tại trung tâm giáo dục thường xuyên 1 tỉnh lạng sơn (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)