Nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vận dụng lý thuyết tổ chức biết học hỏi xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh tại trung tâm giáo dục thường xuyên 1 tỉnh lạng sơn (Trang 81)

Cán bộ quản lý còn thiếu so với biên chế. Số lượng học viên học các lớp BT THPT giảm nhiều so với các năm học trước, nên Trung tâm phải tuyển sinh tất cả các đối tượng mà không có được sự lựa chọn. Trước nhu cầu

đa dạng hoá các loại hình giáo dục, đội ngũ giáo viên của Trung tâm cần có thêm các kỹ năng mềm, các chứng chỉ dạy nghề khác ngoài chuyên môn để đáp ứng nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng của học viên. Trong khi đó GV công tác tại Trung tâm chỉ được đào tạo để giảng dạy các bộ môn học tại các trường THPT, chưa được đào tạo các lớp cấp chứng chỉ nghề để phục vụ cho việc mở các lớp dạy nghề.

Kết luận chƣơng 2

Trên cơ sở phân tích thực trạng của trung tâm, đối chiếu với các tiêu chí của tổ chức biết học hỏi, chúng tôi nhận thấy:

Mặc dù lãnh đạo trung tâm có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng tập thể sư phạm, song hiện nay, TTSP trung tâm GDTX 1 tỉnh vẫn còn một số hạn chế, chưa thể hiện là một tổ chức biết học hỏi, cụ thể:

1. Người lãnh đạo trung tâm:

- Lãnh đạo trung tâm chưa thật sự xây dựng được sứ mệnh, tầm nhìn chung cho tổ chức.

- Lãnh đạo trung tâm cống hiến toàn bộ sức lực cho tổ chức song còn thiếu một sức lôi cuốn đối với tất cả các thành viên trong tổ chức, ở một vài phương diện chưa chú ý phát huy tính năng động của đội ngũ giáo viên.

2. Về cấu trúc tổ chức:

- Tổ chức có cấu trúc theo chiều dọc, chưa có sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ nhóm chuyên môn, giữa các tổ chức đoàn thể. Đặc biệt, vai trò của tổ chức Công đoàn trong quản lý chuyên môn còn mờ nhạt.

3. Ở một số bộ phận, các cán bộ giáo viên chưa được uỷ quyền để có thể chủ động trong công việc, phân công lao động đôi khi chưa thật sự hợp lý.

4. Hệ thống thông tin trong trung tâm đã được cải thiện song những thông tin cụ thể về chính trung tâm như chế độ khen thưởng, đặc biệt là thông tin về sự chuyển đổi đa dạng hoá các loại hình giáo dục, chưa đáp ứng nhu cầu của cán bộ giáo viên. Mặt khác, lãnh đạo trung tâm cũng chưa có đầy đủ và chính xác các thông tin của nhân viên do chưa có nhiều ý kiến đóng góp từ dưới lên.

5.Việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch của tổ chức cho phù hợp với tình hình hiện nay chưa thu hút, lôi cuốn được đông đảo cán bộ giáo viên tham gia, họ chỉ xác định họ là người thực thi nhiệm vụ.

6. Văn hoá của TTSP chưa thể hiện là một tổ chức có văn hoá mạnh. Tập thể sư phạm mới chỉ dừng lại ở chỗ là một tập thể đoàn kết, nhất trí, quan hệ với đồng nghiệp thân thiện, chia sẻ, giáo viên nhiệt tình và có trách nhiệm với học viên, song tinh thần sáng tạo và năng lực cá nhân chưa được coi trọng và phát huy đúng mức.

Xây dựng TTSP trung tâm GDTX 1 tỉnh thành một tập thể sư phạm vững mạnh theo lý thuyết tổ chức biết học hỏi là một quá trình phức tạp, khó khăn, đòi hỏi sự thay đổi trong nhận thức, sự cố gắng, nỗ lực, tâm huyết của cả tập thể sư phạm mà đứng đầu là giám đốc trung tâm. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích tình hình thực tiễn, trong chương 3 tác giả sẽ đề xuất biện pháp xây dựng TTSP vững mạnh theo lý thuyết tổ chức biết học hỏi.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ SƢ PHẠM VỮNG MẠNH THEO LÝ THUYẾT TỔ CHỨC BIẾT HỌC HỎI TẠI TRUNG TÂM GIÁO

DỤC THƢỜNG XUYÊN 1 TỈNH LẠNG SƠN

3.1. Các nguyên tắc xây dựng tập thể sƣ phạm thành một tổ chức biết học hỏi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vận dụng lý thuyết tổ chức biết học hỏi xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh tại trung tâm giáo dục thường xuyên 1 tỉnh lạng sơn (Trang 81)