biết học hỏi cần phải đảm bảo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc tính hệ thống: các biện pháp tác động đến toàn bộ các tiêu chí của tổ chức biết học hỏi, tác động đến toàn bộ cán bộ giáo viên, phát huy được sức mạnh tổng hợp của TTSP trong quá trình thực hiện.
- Nguyên tắc tính mục đích: mục đích có tính chiến lược của việc xây dựng TTSP thành tổ chức biết học hỏi là nâng cao chất lượng giảng dạy giáo dục học sinh, thực hiện đa dạng hoá các loại hình giáo dục, nâng cao chất lượng cuộc sống cho từng thành viên, tạo nên thay đổi trong cách nhìn, cách suy nghĩ và hành động của cán bộ, giáo viên, hoàn thiện văn hoá của TTSP trung tâm.
- Nguyên tắc tính thực tiễn: các biện pháp xây dựng TTSP thành tổ chức biết học hỏi phải xuất phát trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ và những yếu tố ban đầu của tổ chức biết học hỏi trong TTSP, được lên kế hoạch cụ thể phù hợp với kế hoạch chung của trung tâm.
3.2. Các biện pháp xây dựng tập thể sƣ phạm trung tâm thành tổ chức biết học hỏi
3.2.1. Biện pháp 1: Xác định sứ mệnh, tầm nhìn, hệ giá trị hành động cho tập thể sư phạm trung tâm tập thể sư phạm trung tâm
3.2.1.1. Mục tiêu
Xác định tầm nhìn chung cho TTSP nhằm làm cho mọi người trong tổ chức thấy được trạng thái tương lai khả thi và mong muốn của tổ chức, Xác
định rõ sứ mệnh của tổ chức để mọi người thấy được vai trò và trách nhiệm xã hội mà tổ chức cần làm, phải làm, sẽ làm để cho tầm nhìn trở thành hiện thực. Hệ giá trị cơ bản của tổ chức chính là những giá trị văn hoá cốt lõi và là lý do tồn tại của tổ chức. Trên cơ sở có tầm nhìn, sứ mệnh và hệ giá trị hành động của tổ chức, các thành viên của tổ chức có được sự định hướng lâu dài, thúc đẩy họ phấn đấu, cống hiến và rèn luyện.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Phát triển giáo dục thường xuyên tạo cơ hội cho mọi người có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình; bước đầu hình thành xã hội học tập. Chất lượng giáo dục thường xuyên được nâng cao, giúp người học có kiến thức, kỹ năng thiết thực để tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần. Trên cơ sở định hướng phát triển của trung tâm, để xây dựng sứ mệnh, tầm nhìn và hệ giá trị chung cho TTSP, tác giả luận văn thực hiện kết hợp các phương pháp: phương pháp sử dụng ý kiến các chuyên gia về lĩnh vực quản lý giáo dục, phương pháp điều tra TTSP. Kết quả tổng hợp cho thấy: TTSP trung tâm nhất trí cao với tầm nhìn, sứ mệnh và hệ giá trị chung như sau:
* Tầm nhìn: Trở thành một Trung tâm GDTX cấp tỉnh có chất lượng giáo dục cao, là nơi mà học viên sẽ lựa chọn để học tập và rèn luyện, là nơi mà giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới sự tiến bộ, trưởng thành.
* Sứ mệnh: Tạo dựng một môi trường học tập an toàn, lành mạnh, chất lượng giáo dục cao với một văn hoá giáo dục hiện đại đáp ứng nhu cầu học tập và nâng cao trình độ của học viên để mỗi học viên đều có cơ hội phát triển năng lực cá nhân.
* Hệ thống giá trị cơ bản:
- Sự quan tâm: TTSP luôn quan niệm phải quan tâm đến từng học viên trong học tập, trong cuộc sống với một thái độ lịch sự, chân thành chia sẻ.
- Trách nhiệm: TTSP nhận thức được trách nhiệm, danh dự của chính mỗi cán bộ, giáo viên trên mọi hoạt động giáo dục, mọi hành động cư xử với học viên, với phụ huynh và trong các mối quan hệ xã hội khác.
- Tình thương và lòng nhân ái: Mỗi thành viên trong TTSP đều coi học viên như con em chính mình. Hạnh phúc của học viên mỗi ngày đến trường là hạnh phúc của chính mỗi người thầy, TTSP cố gắng mang những gì tốt đẹp nhất của mình để chia sẻ, giáo dục học viên.
- Đổi mới, sáng tạo và hợp tác: Mỗi cán bộ giáo viên luôn tự đổi mới chính mình, luôn hợp tác, học hỏi lẫn nhau để trau dồi kiến thức mới, giáo dục cho học viên về ý thức tu dưỡng đạo đức, tinh thần tự học và sáng tạo.
- Khát vọng vươn lên: TTSP đồng tâm vươn lên, vượt qua mọi thử thách, bằng đạo đức nghề nghiệp, bằng cái nhìn hiện đại, bằng sự kiên định với các mục tiêu đề ra, bằng tất cả sức mạnh của lòng nhiệt tình, xây dựng trung tâm lớn mạnh từng ngày, xây dựng lòng tự hào cho tất cả các thành viên trong trung tâm.