Điều kiện về tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vận dụng lý thuyết tổ chức biết học hỏi xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh tại trung tâm giáo dục thường xuyên 1 tỉnh lạng sơn (Trang 59)

Trung tâm GDTX 1 tỉnh là đơn vị sự nghiệp có thu, được tự chủ về mặt tài chính. Dự toán Ngân sách được giao cơ bản đã đáp ứng đủ, tuy nhiên do dự toán được giao đầu năm chỉ căn cứ vào số biên chế của trung tâm, mà không tính đến Hợp đồng 68, HĐ ngắn hạn nên trung tâm luôn ưu tiên chi trả lương và các khoản trích theo lương cho CB-GV-NV của Trung tâm, việc bổ sung cơ sở vật chất còn bị hạn chế. Ngoài nguồn thu ngân sách, Trung tâm có các nguồn thu hợp pháp: Thu bổ túc văn hoá và thu sự nghiệp khác. Khối BTVH và các lớp Tin học -Ngoại ngữ, bồi dưỡng chứng chỉ xe mô tô hạng A1: Thực hiện thu học phí theo đúng quy định hiện hành; các khoản phục vụ trực tiếp cho học sinh thu theo thoả thuận giữa Trung tâm với Hội phụ huynh học sinh. Đối với khối liên kết đào tạo: Thu học phí theo quyết định của các trường liên kết.

Đa số giáo viên của Trung tâm là giáo viên trong biên chế nên thu nhập từ lương cơ bản là khoản thu nhập ổn định theo hệ số lương. Ngoài ra, trung tâm còn có khoản thu thêm đối với khối liên kết đào tạo nên việc chi thưởng cho giáo viên trong dịp Lễ, Tết, việc tạo điều kiện cho giáo viên đi tham quan học hỏi kinh nghiệm cũng được Ban Giám đốc quan tâm tạo điều kiện.

2.3. Thực trạng tập thể sƣ phạm Trung tâm GDTX 1 tỉnh Lạng Sơn

2.3.1. Quy mô, cơ cấu của tập thể sư phạm Trung tâm GDTX 1 tỉnh

Hiện nay, (trong năm học 2012-2013), tập thể sư phạm của trung tâm là một tổ chức gồm 60 cán bộ, giáo viên và nhân viên, trong đó:

- Cán bộ quản lý: 2 người. - Giáo viên: 47 người - Nhân viên: 11 người

01 Chi bộ Đảng gồm 25 đảng viên, Công đoàn và Đoàn TN. Trung tâm có 04 phòng: Phòng Quản lý đào tạo, Phòng Ngoại ngữ - Tin học, Phòng Tổ chức Hành chính và Phòng Dạy Văn hoá (gồm tổ Tự nhiên và tổ Xã hội). Hiện nay, nhìn vào số lượng giáo viên ở các môn học, trung tâm đủ giáo viên ở hầu hết các môn học. Tuy nhiên, do đặc điểm về bộ môn và đặc thù công việc nên mặt bằng lao động không đồng đều. Do đặc điểm đội ngũ và yêu cầu công việc, một giáo viên thường phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Có giáo viên chỉ tham gia dạy từ 3- 6 tiết/ tuần và phải kiêm nhiệm thêm một số công việc khác như: tư vấn, điều tra mở các lớp bổ túc xã, tuyển sinh các lớp liên kết, tuyển sinh lái xe mô tô A1, phục vụ hội nghị, chủ nhiệm các lớp liên kết,...

Bảng 2.5: Số lượng và thành phần giáo viên năm học 2012-2013

m ô n T /s

ố Biên chế Hợp đồng Trình độ chuyên môn

T /s ố T ỉ lệ % T/s ố T ỉ lệ % T h/ sỹ ĐH CĐ TC PT Văn 9 8 1 2 7 Sử 3 3 3 Địa 2 2 2 Tiếng Anh 5 5 5 Tiếng Trung 2 2 1 1 GDCD 1 1 1 Toán 9 7 2 9 Lý 5 4 1 5 Hoá 4 4 4 Sinh 2 1 1 1 1 Tin 2 2 2 công tác đội 1 1 1 H/Chính 10 3 8 2 2 3 3 Cộng 58 43 15 45 2 3

Về độ tuổi và số năm công tác của GV Trung tâm GDTX 1 tỉnh

- Tuổi trung bình của giáo viên, cán bộ quản lý: 36 - Số giáo viên đã giảng dạy dưới 3 năm: 10 người - Số giáo viên đã giảng dạy từ 4 đến 6 năm: 6 - Số giáo viên đã giảng dạy từ 7 đến 10 năm: 8 - Số giáo viên đã giảng dạy từ 11 đến 20 năm: 16 - Số giáo viên đã giảng dạy trên 20 năm: 7

Số cán bộ giáo viên có tuổi đời dưới 30: 16 giáo viên chiếm 1/3 số giáo viên trong TTSP. Họ trẻ trung, năng động, một số có kiến thức chuyên môn rất tốt, nhanh chóng tiếp thu và thích nghi với những thay đổi, song khả năng tích luỹ vốn sống và kinh nghiệm trong công tác còn hạn chế. Số cán bộ giáo viên từ 30 đến 57 tuổi chiếm 2/3 số giáo viên trong TTSP. Họ có kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục học sinh, tuy nhiên một số ít giáo viên còn ngại thay đổi và tiếp nhận cái mới, ứng dụng CNTT trong giảng dạy còn hạn chế.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trung tâm ngày càng được củng cố lớn mạnh về cả số lượng và chất lượng, tuy nhiên cũng còn bất cập. Trung tâm GDTX1 tỉnh là một cơ sở giáo dục, một đơn vị thực hiện nhiều nhiệm vụ, nhưng tất cả giáo viên ở trung tâm đều là giáo viên dạy các bộ môn văn hóa, chuyên sâu vào việc dạy văn hóa nên khi thực hiện các nhiệm vụ khác của GDTX còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng, chưa được trang bị đầy đủ nghiệp vụ GDTX. Ví dụ như: kỹ năng tổ chức hội nghị, kỹ năng quản lý học viên đại học, kỹ năng điều tra nhu cầu học, kỹ năng tư vấn người dân khi đến đăng ký học tập tại trung tâm, kỹ năng tổ chức chương trình dạy chuyên đề cho số lượng đông người, khả năng đánh giá và nắm bắt tâm lý đặc điểm của người học ... Bên cạnh đó, đa số giáo viên chưa có chứng chỉ nghề nên không thể tham gia dạy nghề theo qui định.

Một đặc điểm nữa là tỷ lệ giáo viên nữ của trung tâm khá cao (chiếm 65% tổng số giáo viên toàn trung tâm),

2.3.2. Thực trạng về cấu trúc tổ chức của Trung tâm

TTSP bao gồm các phòng, tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể.

Các phòng bao gồm: Phòng Quản lý đào tạo - Bồi dưỡng, Phòng Ngoại ngữ - Tin học, Phòng Tổ chức Hành chính và Phòng Dạy Văn hoá, Hội đồng giáo dục và các hội đồng khác.

Giáo viên của Trung tâm được chia thành 2 tổ chuyên môn như sau: - Tổ Tự nhiên: gồm các môn : Toán- Tin - Vật lý- Hoá- Sinh - GDQP - Tổ Xã hội: gồm các bộ môn: Văn - Sử - Địa - Ngoại ngữ - GDCD. Mỗi tổ chuyên môn có 01 tổ trưởng và 01 tổ phó. Mỗi môn học thành lập một nhóm chuyên môn, có một nhóm trưởng.

Ngoài 02 tổ chuyên môn, trung tâm còn có tổ chủ nhiệm (gồm 07 GVCN), Phòng Tổ chức - Hành chính (gồm các nhân viên kế toán, văn thư, bảo vệ), phòng Đào tạo - Bồi dưỡng, phòng Ngoại ngữ- Tin học. Mỗi phòng có một Trưởng phòng và từ 1 đến 2 phó phòng, tuỳ thuộc vào đặc trưng công việc của phòng đó.

Đảng viên Đảng CSVN trong trung tâm được tổ chức thành Chi bộ. Các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên phối hợp với trung tâm thực hiện mục tiêu giáo dục.

Hình 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm

Có thể nhận thấy TTSP trung tâm được cấu trúc theo quan hệ thứ bậc, thực hiện theo chế độ một thủ trưởng. Thủ trưởng phải chịu trách nhiệm trước tổ chức và các cơ quan chức năng về trường học của mình. Mỗi cán bộ, giáo viên đảm nhận một vị trí trong tổ chức tương ứng với chức năng của họ. Đội ngũ có thâm niên hơn thường được giao các nhiệm vụ quan trọng, họ quản lý dựa vào kinh nghiệm bản thân là chính. Việc phân công một chức vụ trong TTSP đã có hướng dựa vào năng lực công tác của cá nhân. Có những giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Tuy nhiên ở một vài phòng như Phòng Tổ chức- Hành chính, phòng dạy Văn hoá và ở một số tổ nhóm chuyên môn như: Toán, Hoá, Lịch Sử, Địa đã có những biểu hiện rõ rệt của mô hình đồng thuận, trưởng phòng, nhóm trưởng và các thành viên chia sẻ năng lực, các quyết định, đề xuất của tổ, nhóm đều được bàn bạc và đưa ra quyết định chung, đạt được tính thống nhất cao.

CÔNG ĐOÀN HỘI CM HS ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH PHÒN G D Y V Ă N HÓA PHÒ NG T CH ỨC - H À N H C H ÍN H P NG NGOẠI N GỮ - T IN h HỌ C PHÒN G Đ À O T O B ỒI D Ƣ ỠN G T V IỆ N - T HIẾ T B BAN CH NH IỆM GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

Một nguyên tắc luôn được đảm bảo trong trung tâm đó là sự lãnh đạo tuyệt đối của Chi bộ Đảng. Chi đoàn giáo viên của trung tâm đã thể hiện vai trò xung kích trong mọi hoạt động, đặc biệt là phong trào văn nghệ, thể dục thể thao và quản lý học sinh. Tổ chức Công đoàn hoạt động khá hiệu quả, sự phối hợp giữa công đoàn và trung tâm trong các công tác thi đua khen thưởng, chăm lo đời sống giáo viên đã tạo được những tác dụng tích cực.

2.3.3. Thực trạng phẩm chất đội ngũ, trình độ đào tạo, năng lực sư phạm của TTSP Trung tâm của TTSP Trung tâm

Công cụ đánh giá là sử dụng phiếu đánh giá chuẩn giáo viên THPT theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT gồm 6 tiêu chuẩn chính ( 25 tiêu chí):

- Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của giáo viên - Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục - Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học

- Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục

- Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội - Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp

Mỗi tiêu chuẩn đều bao gồm từ 2 đến 6 tiêu chí và kèm theo 01 phục lục các mức điểm của từng tiêu chí.

Phương pháp đánh giá: Cho điểm theo từng tiêu chí đánh giá theo thang 4 mức (mức thấp nhất: 1 điểm, mức cao nhất: 4 điểm, tính điểm tròn, không tính đến số thập phân). Mỗi tập hợp phiếu cho một điểm trung bình về từng tiêu chí.

Bộ phiếu này được phát cho 2 loại đối tượng: - Giáo viên (tự đánh giá)

- Ban giám đốc, tổ trưởng, trưởng phòng (đánh giá giáo viên)

Số phiếu phát cho GV tự đánh giá: 47, số phiếu phát cho cán bộ quản lý đánh giá giáo viên 47.

Bảng 2.6: Đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của giáo viên Tiêu chí 1 GV tự đánh giá CBQL, tổ trƣởng đánh giá GV Chung * TC1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của GV + tc 1. Phẩm chất chính trị 4 4 4 + tc 2. Đạo đức nghề nghiệp 4 4 4 + tc 3. Ứng xử với học sinh 3 3 3 + tc 4. Ứng xử với đồng nghiệp 3 3 3 + tc 5. Lối sống tác phong 4 4 4

Bảng 2.7: Đánh giá năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

Tiêu chí 2 GV tự đánh giá CBQL, tổ trƣởng đánh giá GV Chun g

* TC2. Năng lực tìm hiểu đối tƣợng và môi trƣờng giáo dục

+ tc 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục 3 3 3

+ tc 7. Tìm hiểu môi trường giáo dục 3 3 3

Bảng 2.8: Đánh giá năng lực dạy học

Tiêu chí 3 GV tự đánh giá CBQL, tổ trƣởng

đánh giá GV

Chung

* TC3. Năng lực dạy học

+ tc 8. Xây dựng kế hoạch dạy học 3 2 2,5

+ tc 9. Bảo đảm kiến thức chuyên môn 3 3 3

+ tc10. Bảo đảm chương trình môn học 4 4 4

+ tc11. Vận dụng các phương pháp daỵ học 3 3 3

+ tc12. Sử dụng các phương tiện dạy học

2 2 2

+ tc13. Xây dựng môi trường học tập 3 3 3

+ tc14. Quản lý hồ sơ dạy học 3 3 3

+ tc15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Bảng 2.9: Đánh giá năng lực giáo dục Tiêu chí 4 GV tự đánh giá CBQL, tổ trƣởng đánh giá GV Chung * TC4. Năng lực giáo dục

+ tc 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục

2 2 2

+ tc 17. Giáo dục qua môn học 2 2 2

+ tc 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục 2 2 2 + tc 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng

đồng

2 2 2

+ tc 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục

3 3 3

+ tc 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh

3 3 3

Bảng 2.10: Đánh giá năng lực hoạt động chính trị, xã hội

Tiêu chí 5 GV tự đánh giá CBQL, tổ trƣởng đánh giá GV Chung * TC5. Năng lực hoạt động chính trị, xã hội

+ tc 22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng

3 2 2,5

+ tc 23. Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội

2 2 2

Bảng 2.11: Đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp

Tiêu chí 6 GV tự đánh

giá

CBQL, tổ trƣởng đánh giá GV

Chung

* TC6. Năng lực phát triển nghề nghiệp

+ tc 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện 2 2 2 + tc 25. Phát hiện và giải quyết các vấn đề 2 2 2

Qua các phiếu đánh giá chuẩn có thể nhận thấy:

a, Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của giáo viên

Đại đa số giáo viên có phẩm chất chính trị tốt, có quan điểm lập trường vững vàng, có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, có tinh thần cầu thị, có lối sống trong sạch lành mạnh và mẫu mực, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia tổ chức các hoạt động xã hội và các phong trào của trung tâm và địa phương.

- Đội ngũ giáo viên của trung tâm có phẩm chất tốt, hầu hết đều có trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc, yêu nghề, thể hiện sự gắn bó, tâm huyết với nghề. Các thầy cô giáo không chỉ dạy cho học viên kiến thức mà còn luôn chăm lo đến việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho các em.

b, Về năng lực tìm hiểu đối tƣợng và môi trƣờng giáo dục

Về năng lực tìm hiểu đối tượng : Ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đã tiến hành tìm hiểu khả năng, nhu cầu học tập, tình hình đạo đức và hoàn cảnh gia đình của học viên qua việc kiểm tra kiến thức đầu năm; nghiên cứu hồ sơ kết quả học tập năm trước, tiến hành điều tra, khảo sát chất lượng và đặc điểm của học viên. Từ đó giáo viên phân loại, lên kế hoạch cho các hoạt động chuyên môn và giáo dục.

Thường xuyên cập nhật các thông tin về học viên qua nhiều nguồn như: gặp gỡ phụ huynh học viên, phối hợp với đồng nghiệp, tổ chức Đoàn, cán bộ lớp….giúp cho việc xây dựng và điều chỉnh kịp thời kế hoạch dạy học và giáo dục kịp thời và phù hợp.

Về năng lực tìm hiểu môi trường giáo dục:

Đa số giáo viên nắm được điều kiện cơ sở vật chất thiết bị dạy học môn học của trung tâm, đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu dạy học môn học và giáo dục. Tuy nhiên tính chủ động thâm nhập thực tế tìm hiểu tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của địa phương nơi trung tâm đóng qua tiếp xúc với cán bộ chính quyền, đoàn thể và cha mẹ học viên ở một số giáo viên

còn hạn chế. Việc vận dụng các phương pháp điều tra của giáo viên để đánh giá mức độ ảnh hưởng của trung tâm, gia đình, cộng đồng và các phương tiện truyền thông đến việc học tập và rèn luyện đạo đức của học viên chưa được chú trọng và thực hiện chưa có hệ thống, khoa học và hiệu quả.

c, Về năng lực dạy học

Đa số giáo viên nắm được chương trình chung ở tất cả các khối, nhưng vẫn còn khoảng 10 giáo viên (mới ra trường giảng dạy chưa được 3 năm) chỉ nắm được chương trình ở khối mình giảng dạy. Vẫn còn một số giáo viên hiểu biết về tâm lý học, giáo dục học và phương pháp giảng dạy còn hạn chế, dẫn đến việc xử lý các tình huống dạy học và giáo dục nhiều khi còn cứng nhắc, chưa đạt hiệu quả.

Trong công tác dạy văn hóa, đại đa số giáo viên có năng lực công tác khá tốt, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vận dụng lý thuyết tổ chức biết học hỏi xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh tại trung tâm giáo dục thường xuyên 1 tỉnh lạng sơn (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)