Thực trạng phẩm chất đội ngũ, trình độ đào tạo, năng lực sư

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vận dụng lý thuyết tổ chức biết học hỏi xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh tại trung tâm giáo dục thường xuyên 1 tỉnh lạng sơn (Trang 64)

của TTSP Trung tâm

Công cụ đánh giá là sử dụng phiếu đánh giá chuẩn giáo viên THPT theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT gồm 6 tiêu chuẩn chính ( 25 tiêu chí):

- Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của giáo viên - Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục - Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học

- Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục

- Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội - Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp

Mỗi tiêu chuẩn đều bao gồm từ 2 đến 6 tiêu chí và kèm theo 01 phục lục các mức điểm của từng tiêu chí.

Phương pháp đánh giá: Cho điểm theo từng tiêu chí đánh giá theo thang 4 mức (mức thấp nhất: 1 điểm, mức cao nhất: 4 điểm, tính điểm tròn, không tính đến số thập phân). Mỗi tập hợp phiếu cho một điểm trung bình về từng tiêu chí.

Bộ phiếu này được phát cho 2 loại đối tượng: - Giáo viên (tự đánh giá)

- Ban giám đốc, tổ trưởng, trưởng phòng (đánh giá giáo viên)

Số phiếu phát cho GV tự đánh giá: 47, số phiếu phát cho cán bộ quản lý đánh giá giáo viên 47.

Bảng 2.6: Đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của giáo viên Tiêu chí 1 GV tự đánh giá CBQL, tổ trƣởng đánh giá GV Chung * TC1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của GV + tc 1. Phẩm chất chính trị 4 4 4 + tc 2. Đạo đức nghề nghiệp 4 4 4 + tc 3. Ứng xử với học sinh 3 3 3 + tc 4. Ứng xử với đồng nghiệp 3 3 3 + tc 5. Lối sống tác phong 4 4 4

Bảng 2.7: Đánh giá năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

Tiêu chí 2 GV tự đánh giá CBQL, tổ trƣởng đánh giá GV Chun g

* TC2. Năng lực tìm hiểu đối tƣợng và môi trƣờng giáo dục

+ tc 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục 3 3 3

+ tc 7. Tìm hiểu môi trường giáo dục 3 3 3

Bảng 2.8: Đánh giá năng lực dạy học

Tiêu chí 3 GV tự đánh giá CBQL, tổ trƣởng

đánh giá GV

Chung

* TC3. Năng lực dạy học

+ tc 8. Xây dựng kế hoạch dạy học 3 2 2,5

+ tc 9. Bảo đảm kiến thức chuyên môn 3 3 3

+ tc10. Bảo đảm chương trình môn học 4 4 4

+ tc11. Vận dụng các phương pháp daỵ học 3 3 3

+ tc12. Sử dụng các phương tiện dạy học

2 2 2

+ tc13. Xây dựng môi trường học tập 3 3 3

+ tc14. Quản lý hồ sơ dạy học 3 3 3

+ tc15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Bảng 2.9: Đánh giá năng lực giáo dục Tiêu chí 4 GV tự đánh giá CBQL, tổ trƣởng đánh giá GV Chung * TC4. Năng lực giáo dục (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ tc 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục

2 2 2

+ tc 17. Giáo dục qua môn học 2 2 2

+ tc 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục 2 2 2 + tc 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng

đồng

2 2 2

+ tc 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục

3 3 3

+ tc 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh

3 3 3

Bảng 2.10: Đánh giá năng lực hoạt động chính trị, xã hội

Tiêu chí 5 GV tự đánh giá CBQL, tổ trƣởng đánh giá GV Chung * TC5. Năng lực hoạt động chính trị, xã hội

+ tc 22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng

3 2 2,5

+ tc 23. Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội

2 2 2

Bảng 2.11: Đánh giá năng lực phát triển nghề nghiệp

Tiêu chí 6 GV tự đánh

giá

CBQL, tổ trƣởng đánh giá GV

Chung

* TC6. Năng lực phát triển nghề nghiệp

+ tc 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện 2 2 2 + tc 25. Phát hiện và giải quyết các vấn đề 2 2 2

Qua các phiếu đánh giá chuẩn có thể nhận thấy:

a, Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của giáo viên

Đại đa số giáo viên có phẩm chất chính trị tốt, có quan điểm lập trường vững vàng, có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, có tinh thần cầu thị, có lối sống trong sạch lành mạnh và mẫu mực, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia tổ chức các hoạt động xã hội và các phong trào của trung tâm và địa phương.

- Đội ngũ giáo viên của trung tâm có phẩm chất tốt, hầu hết đều có trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc, yêu nghề, thể hiện sự gắn bó, tâm huyết với nghề. Các thầy cô giáo không chỉ dạy cho học viên kiến thức mà còn luôn chăm lo đến việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho các em.

b, Về năng lực tìm hiểu đối tƣợng và môi trƣờng giáo dục

Về năng lực tìm hiểu đối tượng : Ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn đã tiến hành tìm hiểu khả năng, nhu cầu học tập, tình hình đạo đức và hoàn cảnh gia đình của học viên qua việc kiểm tra kiến thức đầu năm; nghiên cứu hồ sơ kết quả học tập năm trước, tiến hành điều tra, khảo sát chất lượng và đặc điểm của học viên. Từ đó giáo viên phân loại, lên kế hoạch cho các hoạt động chuyên môn và giáo dục.

Thường xuyên cập nhật các thông tin về học viên qua nhiều nguồn như: gặp gỡ phụ huynh học viên, phối hợp với đồng nghiệp, tổ chức Đoàn, cán bộ lớp….giúp cho việc xây dựng và điều chỉnh kịp thời kế hoạch dạy học và giáo dục kịp thời và phù hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về năng lực tìm hiểu môi trường giáo dục:

Đa số giáo viên nắm được điều kiện cơ sở vật chất thiết bị dạy học môn học của trung tâm, đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu dạy học môn học và giáo dục. Tuy nhiên tính chủ động thâm nhập thực tế tìm hiểu tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của địa phương nơi trung tâm đóng qua tiếp xúc với cán bộ chính quyền, đoàn thể và cha mẹ học viên ở một số giáo viên

còn hạn chế. Việc vận dụng các phương pháp điều tra của giáo viên để đánh giá mức độ ảnh hưởng của trung tâm, gia đình, cộng đồng và các phương tiện truyền thông đến việc học tập và rèn luyện đạo đức của học viên chưa được chú trọng và thực hiện chưa có hệ thống, khoa học và hiệu quả.

c, Về năng lực dạy học

Đa số giáo viên nắm được chương trình chung ở tất cả các khối, nhưng vẫn còn khoảng 10 giáo viên (mới ra trường giảng dạy chưa được 3 năm) chỉ nắm được chương trình ở khối mình giảng dạy. Vẫn còn một số giáo viên hiểu biết về tâm lý học, giáo dục học và phương pháp giảng dạy còn hạn chế, dẫn đến việc xử lý các tình huống dạy học và giáo dục nhiều khi còn cứng nhắc, chưa đạt hiệu quả.

Trong công tác dạy văn hóa, đại đa số giáo viên có năng lực công tác khá tốt, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học và SKKN, ứng dụng công nghệ thông tin, nắm vững kiến thức, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, không ngừng phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ và nâng cao chất lượng dạy học. Hầu hết giáo viên của trung tâm đều có kỹ năng soạn giáo án thể hiện đầy đủ mục tiêu và nội dung cơ bản của bài học. Nhiều giáo viên đã xây dựng giáo án và lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với môn học, với từng bài học và với đối tượng học viên. Kế hoạch dạy học năm học đã được bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Kế hoạch bài học (giáo án) thể hiện sự thống nhất giữa dạy và học, giữa dạy học và giáo dục, đã tính đến đặc điểm học viên. Tuy nhiên, kế hoạch dạy học của một số ít giáo viên chưa dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lí, và chưa đưa ra nhiều phương án thích ứng với các đối tượng khác nhau. Một số kế hoạch chưa cụ thể, còn chung chung, một số ít giáo viên chưa thực hiện việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch kịp thời so với thực tế.

giữa kiến thức môn học được phân công dạy với các môn học khác đảm bảo quan hệ liên môn trong dạy học. Một số giáo viên có kiến thức chuyên sâu có thể bồi dưỡng học sinh giỏi và giúp đỡ đồng nghiệp những vấn đề chuyên môn mới và khó; thực hiện tương đối tốt yêu cầu phân hoá thực hiện khá linh hoạt, sáng tạo kế hoạch dạy học đã được thiết kế.

Những giáo viên có kinh nghiệm và có năng lực đã tiến hành một cách hợp lý các phương pháp dạy học đặc thù của môn học phù hợp với tình huống cụ thể trong giờ học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động học tập và rèn luyện kỹ năng tự học cho học viên giúp học viên biết cách tự học. Số giáo viên có ý thức và năng lực về đổi mới phương pháp dạy học tập trung cao ở bộ phận giáo viên trẻ và giáo viên trung tuổi.

Trong những năm học vừa qua việc sử dụng các phương tiện dạy học quy định trong chương trình môn học đã được nhiều giáo viên chú trọng. Đa số giáo viên lựa chọn và sử dụng phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Một số giáo viên đã sử dụng một cách sáng tạo các phương tiện dạy học truyền thống kết hợp với sử dụng máy tính, mạng internet và các phương tiện hiện đại khác; biết cải tiến phương tiện dạy học và sáng tạo những phương tiện dạy học mới. Trung tâm đã tổ chức cho giáo viên bổ túc kiến thức tin học, soạn giáo án điện tử, sử dụng các phần mềm dạy học. Hầu hết các giáo viên trẻ đều có kỹ năng ứng dụng tin học, soạn giáo án điện tử, khai thác tài liệu trên Internet, sử dụng các phần mềm dạy học vào giảng dạy. Tuy nhiên do điều kiện cơ sở vật chất nên những giờ học có ứng dụng tin học chưa nhiều và số giờ dạy ứng dụng CNTT ở giáo viên có tuổi còn hạn chế.

Trong các giờ học một số giáo viên đã tổ chức tốt nhịp điệu làm việc giữa thầy và trò, tránh cho học viên tâm lý căng thẳng, tiếp thu kiến thức một cách thụ động, nhàm chán. Trong tạo lập bầu không khí học tập, đa số giáo viên đã tạo được bầu không khí học tập thân thiện, lành mạnh, khuyến khích

học viên mạnh dạn tham gia các hoạt động học tập, trả lời các câu hỏi của giáo viên; đảm bảo điều kiện học tập an toàn; tôn trọng ý kiến học viên, biết tổ chức các hoạt động để học viên chủ động phối hợp giữa làm việc cá nhân và nhóm tạo không khí thi đua lành mạnh trong lớp học.

Trong công tác quản lý hồ sơ dạy học 100% giáo viên đã xây dựng được hồ sơ dạy học và bảo quản, phục vụ cho dạy học theo quy định. Trong hồ sơ dạy học, các tài liệu, tư liệu đã được sắp xếp khoa học và dễ dàng sử dụng hơn. Hồ sơ dạy học được bảo quản khá tốt và thường xuyên được bổ sung tư liệu. Do Trung tâm sử dụng phần mềm quản lý điểm SMAS nên đa số giáo viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng, lưu giữ và thu thập tư liệu bổ sung thường xuyên vào hồ sơ dạy học, phục vụ tốt cho việc dạy học.

Trong kiểm tra , đánh giá kết quả học tập của học viên đa số giáo viên vận dụng được chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học để xác định mục đích, nội dung kiểm tra đánh giá và lựa chọn các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp. Sử dụng thành thạo các phương pháp truyền thống và hiện đại để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên, đảm bảo tính công khai, khách quan, chính xác, toàn diện và công bằng; biết sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học và phát triển năng lực tự đánh giá của học viên.

Giáo viên của trung tâm đã được bồi dưỡng để thực hiện tốt việc ra đề kiểm tra dưới cả hai hình thức: trắc nghiệm và tự luận. Các bài kiểm tra 45 phút, kiểm tra học kỳ đều có sự thống nhất về nội dung và hình thức kiểm tra trong các tổ nhóm chuyên môn. Mỗi thành viên đều tham gia ra đề, sau đó nhóm trưởng lựa chọn đề chính thức trong ngân hàng đề đó.

d, Về năng lực giáo dục

hiện rõ mục tiêu; các hoạt động được thiết kế cụ thể khá phù hợp với từng đối tượng học viên theo hướng phát huy tính tự chủ, độc lập, sáng tạo ở học viên; tiến độ thực hiện khả thi. Tuy nhiên, một số kế hoạch chưa đảm bảo tính liên kết, phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong trung tâm và ngoài trung tâm, một số kế hoạch còn chung chung.

Việc thực hiện giáo dục qua môn học cũng được đội ngũ giáo viên chú trọng. Đa số giáo viên khai thác được nội dung bài học, thực hiện liên hệ khá sinh động, hợp lí với thực tế cuộc sống gần gũi với học viên để giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học viên, một số giáo viên đã biết khai thác nội dung môn học phục vụ cho giáo dục các vấn đề về pháp luật, dân số, môi trường, an toàn giao thông, v.v...

Giáo dục qua các hoạt động giáo dục cũng được quan tâm. Tuy nhiên

một số giáo viên chưa thực sự linh hoạt, sáng tạo trong các hoạt động giáo dục. Đa số giáo viên đã vận dụng khá hợp lý các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục vào tình huống sư phạm cụ thể, đáp ứng yêu cầu giáo dục, phù hợp với đối tượng, môi trường giáo dục và có chuyển biến tích cực; một số giáo viên trung tuổi có nhiều kinh nghiệm giáo dục học viên cá biệt. Trong công tác đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học viên các giáo viên trong TTSP đã phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh, cộng đồng và tổ chức Đoàn trong trung tâm tạo ra sự thống nhất trong việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học viên, đảm bảo tính khách quan công bằng, chính xác và có tác dụng giáo dục học viên.

Hàng tháng trung tâm đều tổ chức các hội nghị trao đổi về biện pháp giáo dục học viên. Vì vậy, các giáo viên về trường công tác sau một thời gian đều có thể xử lý được các tình huống trước những thái độ và hành vi không mong đợi của học viên. Hầu hết các giáo viên biết lập và lưu trữ hồ sơ về quá trình rèn luyện phấn đấu của học viên nên kết quả đánh giá hạnh kiểm của học viên tương đối chính xác, đảm bảo khách quan, công bằng.

Mặc dù các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt lớp được thực hiện đều đặn song nội dung và hình thức chưa thật sự hấp dẫn, phong phú, Số GV có năng lực về tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho học viên không nhiều. Một số giáo viên còn tâm lý e ngại, chưa nhiệt tình, trách nhiệm trong tổ chức các hoạt động ngoại khoá, giảng dạy các chuyên đề. Trung tâm vẫn chưa xây dựng được kế hoạch năm học cho các buổi sinh hoạt dưới cờ sáng thứ hai hàng tuần vì vậy nội dung các buổi chào cờ đầu tuần thường đơn điệu, kém hấp dẫn. Việc dự giờ các buổi sinh hoạt lớp hoặc hướng dẫn giáo viên xây dựng giáo án sinh hoạt lớp có chất lượng có lồng ghép giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống vẫn chưa được thực hiện.

e, Về năng lực hoạt động chính trị, xã hội

Trong công tác phối hợp với gia đình học viên và cộng đồng chủ yếu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vận dụng lý thuyết tổ chức biết học hỏi xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh tại trung tâm giáo dục thường xuyên 1 tỉnh lạng sơn (Trang 64)