2) Các giải pháp quản lý, tuyên truyền giáo dục
5.2. Các giải pháp công nghệ xử lý chất thả
Đối với nước sông, hồ bị ô nhiễm Fe, một số kim loại nặng, cần phải xử lý bằng cả phương pháp hóa lý (cộng kết, keo tụ) để loại bỏ chất lơ lửng. Một trong những biện pháp loại trừ ô nhiễm NH4+, NO2- và coliform là biện pháp sinh học, nhưng trước khi cho nước vào bể sinh học cần xử lý sơ bộ bằng phương pháp hóa, lý kết tủa, cộng kết và lắng cặn. Sau đó là dùng biện pháp sinh học để làm giảm hàm lượng COD, NH4+, NO2-. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp. Nếu là nước sử dụng cho sinh hoạt cần xây dựng hồ chứa và tập trung nước vào hồ để loại bỏ hàm lượng Fe, cặn lơ lửng, rồi mới tiếp tục dùng biện pháp sinh học để làm giảm hàm lượng NH4+, NO2-. Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn mới được xả thải vào hệ thống chung.
Cần có hệ thống thoát nước thải riêng cho các hộ gia đình làm nghề bún, bánh. Toàn bộ nước thải phải thu gom vào bể chứa, sau đó dùng phương pháp hóa lý (cộng kết, keo tụ) để loại bỏ chất lơ lửng, sắt và một số kim loại nặng. Sau đó dùng biện pháp sinh học để làm giảm hàm lượng COD, NH4+, NO2-, CN-. Nước sau khi xử lý cần phải khử trùng tốt để loại coliform. Trong quá trình xử lý cần kiểm tra chất lượng nước đạt tiêu chuẩn mới đưa cho vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.
- Nước tại các đầm nuôi trồng thủy sản có hiện tượng bị ô nhiễm NH4+, NO2-, H2S, pH cao hơn giới hạn cho phép. Để bảo đảm chất lượng nước ao nuôi, cần phải thường xuyên kiểm tra chất lượng nước và có biện pháp xử lý nước thích hợp. Có thể dùng các chất xử lý nền đáy, đầm để giảm thiểu các chất ô nhiễm đã nêu trên để không ảnh hưởng tới sự phát triển và sinh trưởng của tôm, cua, cá.
Xử lý chất thải rắn là giải pháp quan trọng. Bởi lẽ, chất thải rắn là nguồn gây ô nhiễm môi trường nói chung và đặc biệt môi trường nước nước nói riêng. Trên địa bàn nghiên cứu, chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu
---
phát sinh ở các khu vực dân cư, khu làng nghề. Để xử lý chất thải rắn phải phân tách hai loại:
- Các chất thải rắn không có khả năng tái chế sử dụng
- Các chất thải rắn có khả năng tái chế sử dụng lại bằng các công nghệ khác nhau.
Đối với từng loại chất thải rắn tuỳ thuộc vào mức độ độc hại và khả năng lan truyền ô nhiễm đối với môi trường tự nhiên, có thể áp dụng các giải pháp xử lý khác nhau. Rác thải rắn không có khả năng tái chế sử dụng: gồm các loại phế thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phế thải của các bệnh viện và phế thải xây dựng. Các phế thải này có thể phân loại và xử lý theo các phương pháp sau đây (bảng 5.1)
Chất thải rắn do sinh hoạt bao gồm phân và rác thải các loại. Quá trình xử lý gồm nhiều công đoạn, bắt đầu từ phân loại thu gom, vận chuyển, tập trung và kết thúc là xử lý chế biến. Tuỳ thuộc vào quy mô và chủng loại rác thải mà áp dụng các phượng pháp xử lý chế biến khác nhau.
Có hai loại phượng pháp chủ yếu:
+ Phương pháp loại trừ: giải quyết yêu cầu môi trường.
+ Phương pháp tái chế sử dụng lại: giải quyết yêu cầu kinh tế.
Hiện nay ở nhiều địa phương trên nước ta thường áp dụng các biện pháp sinh học: xử lý yếm khí trong các nhà máy, ủ yếm khí trong các bãi tập trung rác, tích trữ hoặc ủ yếm khí ở các paligon. Việc lựa chọn các phương pháp xử lý phù hợp phải dựa trên các điều kiện kinh tế cụ thể của địa phương và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác.
Bảng 5.1: Các dạng chất thải rắn và phương pháp xử lý Mức độ
độc hại
Đặc điểm
và các loại phế thải Phương pháp xử lý
I Không bẩn, không độc hại (phế liệu, phế thải xây dựng)
Dùng để san nền, san lấp các vùng trũng hoặc làm lớp phân cách ủ phể thải sinh hoạt
II
Chất hữu cơ, dễ oxy hoá, sinh hoá (Các phế thải của các khu chế biến nông sản)
Tập trung và xử lý cùng phế thải sinh hoạt
III Chất ít độc hại và khó tan trong nước (phế thải các khu
---
chế biến nông- lâm sản)
IV
Các chất chứa dầu mỡ (phế thải bệnh viện, các khu chế biến thực phẩm)
Đốt cùng phế thải sinh hoạt
V Độc hại đối với môi trường không khí
Tập trung trong các poligon đặc biệt
VI Độc hại Chôn lấp và khử độc trong các
thiết bị đặc biệt
Nhà máy chế biến rác: tạo ra các sản phẩn là phân bón hữu cơ hoặc nhiên liệu sinh học.
Ủ yếm khí rác thải ở các bãi tập trung trong điều kiện nhiệt độ từ 30-400C. Sản phẩm tạo ra là phân bón hữu cơ sau vài tháng.
Ủ yếm khí ở các poligon. Đây là phượng pháp thông dụng nhất. Poligon phải được tính toán trong thời gian từ 10 đến 20 năm. Phế thải tập trung phải đáp ứng các điều kiện vệ sinh môi trường: không gây ô nhiễm đất, nước ngập, nước mặt và không khí, cách xa các khu dân cư, các tuyến đường ô tô trên 500 m. Nền poligon phải là đất không thấm nước (đất sét, á sét). Mực nước ngầm trong khu vực phải cách mặt đất trên 2 m. Sẩn phẩm xử lý rác thải bằng poligon là nước thải có thể sử dụng tưới cây, khí sinh học có thể dùng làm nhiên liệu đốt.
Hiện nay một biện pháp xử lý phân rác thải được áp dụng khá rộng rãi ở quy mô hộ gía đình là hầm ủ biogas. Ưu điểm của phương pháp này là dễ làm, đầu tư kinh phí không lớn, hiệu quả cao. Sản phẩm của ủ biogas là nhiên liệu đột thay thế các nhiên liệu khác như: củi, than đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường. Nước và chất thải của hầm biogas có thể sử dụng làm phân bón rất tốt cho các loại cây trồng.
Xử lý nước thải là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Nguồn thải gây ô nhiễm môi trường nước mặt trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu là nước thải các loại, phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiêp, chế biến nông sản thực phẩm, hoạt động dịch vụ công cộng và các sinh hoạt hàng ngày của con người. Xử lý nước thải đồng nghĩa với việc bảo vệ nguồn nước, hạn chế hoặc loại trừ nhiễm bẩn, các thành phần độc tố gây ô nhiễm có trong nước thải nhằm mục tiêu khi thải ra môi trường không làm nhiễm bẩn nguồn nước mặt.
---
Do nước mặt sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nên thành phần ô nhiễm cũng khác nhau. Vì vậy, để xử lý từng loại nước thải cũng cần các phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp xử lý hiệu quả, ít tồn kém là vấn đề rất quan trọng trong tình hình kinh tế nước ta hiện nay. Đồng thời, việc lựa chọn phương pháp xử lý cũng dựa trên các yếu tố: lưu lượng, thành phần, tính chất nước thải, vị trí xả nước thải so với điểm dùng nước, khả năng tự làm sạch của môi trường tiếp nhận nước thải, điều kiện tự nhiên khu vực, .... Có thể dẫn ra một số phương pháp chính đã được áp dụng thành công ở một số khu vực trên đất nước ta hiện nay.
- Xử lý nước thải bệnh viện:
Áp dụng phương pháp quá trình yếm khí bằng vi sinh vật kết hợp với xử lý hoá học nhằm khử trùng. Nước thải được gom lại chuyển đến các hố phân huỷ, lưu trữ trong một thời gian cố định sau đó được chuyển đến hố lắng lọc. Tại các hố phân huỷ và lắng lọc có thể kết hợp nuôi trồng bèo tây, rong rêu, các loại động vật như: cá, ốc, các vi sinh vật làm sạch nước. Cuối cùng nước được chuyển qua giếng xử lý hoá chất trước khi thải ra môi trường.
- Xử lý nước thải làng nghề nhuộm:
+ Xử lý than hoạt tính hấp phụ các chất thải nhuộm phát tán trong nước + Áp dụng phương pháp keo tụ kết hợp lắng gặn và hố sinh học theo quy trình: thu gom -> keo tụ -> sa lắng -> hố sinh học.
- Xử lý nước thải các cơ sở chế biến nông sản- thực phẩm và bia- nước giải khát:
Tiến hành các phương pháp sinh học trong điều kiện yếm khí. Trong trường hợp nước thải chứa nhiều chất hữu cơ đậm đặc, cần kết hợp xử lý sinh học kỵ khí trước, sau đó áp dụng xử lý sinh học yếm khí. Phương pháp đã được áp dụng thành công ở nhà máy Coca-Cola Thường Tín.
Sử dụng các loại chế phẩm DW97 (Viện Công nghệ Sinh học và Liên hiệp Khoa học sản xuất công nghệ Hóa học- Viện KHCNVN), chế phẩm ENUNI-3 (Đại học Quốc gia Hà Nộ), Microphot (Công ty sinh hoá Nam Định) để xử lý ô nhiễm không khí, cặn bùn, nước thải làng nghề kết hợp với chăn nuôi.
- Xử lý nước thải sinh hoạt ô nhiễm COD, BOD5:
+ Bằng phương pháp vi sinh theo quy mô thùng làm sạch của GS.TS Trần Hữu Nhuệ
---
công tại Huế)
Sử dụng các chế phẩm DWOIII, DWOIV, DWOVI... Tập hợp vi sinh vật phân giải hữu cơ chịu mặn có vai trò tích cực đẩy nhanh quá trình phân huỷ chất hữu cơ do con người thải ra.
- Xử lý nước thải ở nông thôn (nước thải sinh hoạt, nước thải từ truồng trại chăn nuôi, nước thải do sản xuất tiểu thủ công nghiệp có mức độ ô nhiễm BOD5. Mô hình xử lý như sau: xây dựng hệ thống thoát nước thải theo các rãnh và các hố ga bố trí dọc theo đường làng. Nước thải được đưa qua bể lắng và sau đó là hố sinh học. Sau từ 10 đến 40 ngày, nước hố sinh học có đủ tiêu chuẩn sạch để đưa vào hệ thống nước sạch ngoài môi trường. Phương pháp này phù hợp với thực tế và đã áp dụng thành công ở nhiều địa phương trên đất nước ta.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua điều tra nghiên cứu phân tích đánh giá ô nhiễm nước mặt mùa mưa và mùa khô năm 2009- 2010 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có thể đưa ra một số nhận xét chủ yếu như sau: