Chất lượng nước giếng khơ

Một phần của tài liệu Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (20092010 (Trang 82)

9 mẫu vượt ngưỡng B

4.3.3.Chất lượng nước giếng khơ

---

Các giếng khơi trên địa bàn nghiên cứu chủ yếu năm ở độ sâu từ 3 đến 4 mét trở lên. Nước sử dụng chủ yếu cho việc tắm giặt, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, tưới cây. Với tính chất sử dụng như trên chất lượng nước được nhận xét đánh giá theo tiêu chuẩn B của QCVN 08:2008/BTNMT. Chất lượng nước giếng khơi có biểu hiện khác nhau theo một số khu vực (Phụ lục: Bảng 7, 8, Hình 17).

Nước giếng khơi có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ ở một số khu vực thuộc huyện Yên Khánh, Kim Sơn và TX. Tam Điệp chủ yếu bởi các hợp chất hữu cơ và coliform khá cao. Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu lan truyền bằng quá trình thẩm thấu từ nước thải bề mặt do phải tiếp nhận từ nước thải sinh hoạt, nước thải các khu chăn nuôi ở các hộ gia đình, hoặc các khu tập trung dân cư. Một số đặc trưng cơ bản của các chỉ tiêu ô nhiễm chủ yếu như sau:

Hàm lượng DO từ 0,89- 15 mg/l, giá trị thấp nhất lớn hơn B2 là 2,25 lần; COD thay đổi từ 3,52- 332,8 mg/l, mẫu có hàm lượng cao nhất, gấp B2 đến 6,65 lần; BOD5 từ 0,9- 221 mg/l, giá trị cao nhất lớn hơn B2 là 8,84 lần; hàm lượng NH4+ nhiều giếng bị ô nhiễm cao hơn tiêu chuẩn B2 từ 1,15- 7,12 lần (KS27, NB04); NO2- từ 0,211- 7,978 mg/l lớn hơn B2 từ 1,23- 49,86 lần (TĐ19, KS15). Một nửa số mẫu phân tích nước giếng ô nhiễm coliform trên mức B2, giá trị lớn nhất gấp hàng trăm lần. Ô nhiễm TSS và NO3- mang tính cục bộ ở một hai khu vực. Nhìn chung, chất lượng nước giếng khơi ở các địa phương nêu trên không đạt chuẩn của QCVN 08:2008/BTNMT về nước mặt.

Ô nhiễm kim loại nặng phổ biến chủ yếu Fe, Mn. Hàm lượng Fe từ 0,615- 7,15 mg/l. 100% các mẫu phân tích có hàm lượng cao hơn A1 từ 1,23- 14,30 lần (TĐ07, YK13). Phần lớn các mẫu cao hơn B2 từ 1,05- 3,57 lần. Hàm lượng Mn thay đổi từ 0,11- 1,87 mg/l, gấp A từ 1,08- 18,73 lần, vài mẫu có hàm lượng > B từ 1,8- 2,34 lần (YK05, YK13). Hàm lượng Cr ô nhiễm phổ biến trong các mẫu, xét theo tiêu chuẩn A1, gấp 1,68- 11,89 lần (Cr6+), gấp B2 từ 1,5- 2,38 lần. As ô nhiễm cục bộ ở Yên Khánh (YK05, YK13), cao hơn A1 từ 1,37- 5,8 lần, mẫu YK13 cao hơn cả mức B1 đến 1,16 lần. Hg phát hiện ô nhiễm trong 1 mẫu (HL08), với hàm lượng cao hơn B2 là 5,29 lần.

Chất lượng nước giếng khơi nằm ở các khu vực ven đồi núi thuộc các huyện phía tây bắc của tỉnh như: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư có chất lượng tốt hơn, có thể sử dụng cho sinh hoạt và các mục đích khác.

Một phần của tài liệu Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (20092010 (Trang 82)