Các giải pháp quản lý quy hoạch thu gom và hạn chế nguồn thả

Một phần của tài liệu Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (20092010 (Trang 89)

- Về quy hoạch lâu dài, các cơ sở sản xuất tại các làng nghề phải tập trung lại thành các khu chuyên sản xuất không có người ở. Tại các cơ sở này phải xây dựng hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải tập trung.

- Đối với các thị trấn, phường, xã ở TP. Ninh Bình, TX. Tam Điệp, các khu công nghiệp Gián Khẩu, Ninh Khánh cần xây dựng hệ thống thu gom và xử lý các nguồn nước thải chung trước khi xả thải vào các dòng chảy tự nhiên để tránh lan truyền ô nhiễm.

- Đối với các làng nghề (sản xuất bún bánh Yên Ninh, huyện Yên Khánh; nước mắm, khu sản xuất chiếu cói ở Yên Khánh, Phát Diệm), nhà máy chế biến hoa quả Đồng Giao- TX. Tam Điệp, các trại chăn nuôi có quy mô tập trung,... trước mắt khi chưa có điều kiện quy hoạch được, phải khẩn trương xây dựng hệ thống thu gom nước thải, thu gom phế liệu có thể gây ô nhiễm và xử lý ít nhất là sơ bộ. Tùy theo sự phân bố tự nhiên của các hộ sản xuất trên địa bàn, việc tiến hành thu gom có thể theo từng cụm (mỗi cụm cho một số hộ gần nhau), hay nhiều cụm hoặc một cụm chung cho cả làng hoặc khu sản xuất.

- Phân loại nước thải làng nghề theo các hướng sử lý chủ yếu sau:

+ Xử lý đối với chất vô cơ bao gồm các cơ sở đúc, mạ, rèn, cơ khí, tẩy chuội.

+ Xử lý đối với các chất thuần túy hữu cơ gồm cơ sở nhuộm, sơn, giấy, bào chế dược phẩm, chế biến hương liệu mỹ phẩm.

+ Xử lý đối với các chất có nguồn gốc thực phẩm bao gồm: các cơ sở chế biến thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ, rau quả, nhà hàng ăn uống,... tiến hành bằng phương pháp sinh học.

- Để giảm thiểu nguồn thải nói chung, các hộ gia đình phải thực sự tận dụng phế liệu chế biến thực phẩm cho chăn nuôi, các phế thải cho sản xuất khí sinh học, hoặc sản xuất phân bón hữu cơ và hạn chế sử dụng nước sạch, hoặc sử dụng một phần nước tái sinh cho một số khâu nào đó trong quá trình sản xuất.

- Các ao hồ tự nhiên, đặc biệt là các ao hồ nội thị, hồ ở TP. Ninh Bình đóng một vai trò quan trọng trong điều tiết vi khí hậu, khu nghỉ ngơi vui chơi

---

giải trí của người dân và tạo cảnh quan cho khu vực. Đồng thời, đây còn là nơi điều tiết nước mưa. Tầm quan trọng đó đặt ra nhiệm vụ kế hoạch nạo vét thường xuyên các vật chất cặn bẩn lắng đọng trong lòng hồ. Bên cạnh đó, nghiêm cấm các đường thải bẩn đưa vào hồ. Để tạo cho môi trường nước sạch tự nhiên, trong hồ có thể thả các loại sen, súng và nuôi cá để hạn chế hiện phú dưỡng hồ đầm.

Một phần của tài liệu Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (20092010 (Trang 89)