Nhiễm hợp chất độc hại và sinh hóa + Độ pH

Một phần của tài liệu Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (20092010 (Trang 37)

+ Độ pH

Trên địa bàn huyện Hoa Lư, độ pH dao động trong khoảng 6,91- 9,27. Các điểm khảo sát đều có giá trị pH nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn A1 A2. Nước tại âu thuyền Khu du lịch Tràng An ở thôn Văn Lâm- xã Ninh Hải có giá trị pH cao (pH= 9,1), vượt mức B2. Như vậy, giá trị pH ở hầu hết các điểm khu vực huyện Hoa Lư đều cao vào mùa mưa nhưng nằm giới hạn của nước mặt, riêng nước tại âu thuyền thuyền Khu du lịch Tràng An. Dựa theo tiêu chuẩn pH thì chất lượng nước có thể phục vụ cho mục đích sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp và các mục đích khác.

+ Oxy hoà tan

Trên địa bàn huyện Hoa Lư, hàm lượng oxy hoà tan trong nước dao động trong khoảng từ 1,14- 6,6 mg/l. So sánh hàm lượng DO tại các điểm với mức A1 cho thấy có tới 11 điểm, chiếm tới 84,65% không đạt tiêu chuẩn, thấp hơn giá trị giới hạn 1,14- 5,26 lần. So với mức A2 có 10 điểm chiếm 76,92% không đạt tiêu chuẩn, so với mức B1 có 8 điểm không đạt tiêu chuẩn, thấp hơp mức giới hạn từ 1,09- 4,39 lần. Các mẫu nước sông Đam Khê ở thôn Đam Khê- xã Ninh Hải (HL09), sông Sào Khê ở cầu Đông thôn Đông- xã Trường Yên (HL03) và nước giếng ở làng đá mỹ nghệ thôn Xuân Phúc- xã Ninh Vân (HL05) có giá trị thấp hơn mức B2 từ 1,02- 1,75 lần, do vậy, khả năng tự làm sạch nước rất kém. Giá trị DO tăng đáng kể vào mùa mưa, và tăng mạnh là các đối tượng nước sông, hồ như nước sông Đam Khê (HL09) ở thôn Đam Khê- xã Ninh Hải.

+ Nhu cầu oxy hoá học

Trên địa bàn huyện Hoa Lư, hàm lượng COD mùa mưa trong nước dao động rộng trong khoảng 3,28- 56,4 mg/l. So với mức A1 có 11 điểm có giá trị lớn hơn tiêu chuẩn từ 1,03- 5,64 lần; so với mức A2 có 11 điểm có giá trị lớn hơn tiêu chuẩn từ 1,45- 3,76 lần. Đáng chú ý là nước được xử lý tại Nhà máy nước Ninh Bình, Trạm bơm Ninh Giang có giá trị COD cao. So với mức B1, có 8 điểm, chiếm 61,54% vượt giá trị tiêu chuẩn từ 1,03- 1,88. Nước sông Sào Khê tại cầu Đông thôn Đông- xã Trường Yên (HL03) và nước giếng tại Khu du lịch Bích Động- xã Ninh Hải (HL08) vượt mức tiêu chuẩn B2 từ 1,06- 1,32 lần, tức là có biểu hiện ô nhiễm. Nhìn chung, hàm lượng COD trong mùa khô có giá trị

---

cao hơn so với mùa mưa, khoảng dao động lớn. Nước giếng Khu du lịch Bích Động có biểu hiện ô nhiễm vào mùa khô và không dùng để ăn uống sinh hoạt được. Nước sông Sào Khê cả 2 mùa đều bị ô nhiễm nặng, không có khả năng làm sạch tự nhiên. Nước tại Trạm bơm Ninh Giang vượt mức A2 là 1,63, không đủ tiêu chuẩn nguồn cấp sử lý nước sinh hoạt.

+ Nhu cầu oxy sinh hoá

Trên địa bàn huyện Hoa Lư, hàm lượng BOD5 trong nước mặt dao động trong khoảng 0,5- 38,7 mg/l. Hầu hết các điểm có giá trị vượt tiêu chuẩn A1 và A2 từ 2,53- 9,68 lần; so với mức B1 có 8 điểm, chiếm 61,54% vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,29- 2,58 lần; so với mức B2 có 4 điểm (HL03, HL04, HL06, HL08) vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,14- 1,55 lần. Như vậy, so với mùa mưa, giá trị BOD5 vào mùa khô có độ dao động lớn hơn, các vị trí biểu hiện ô nhiễm rõ nét hơn như: nước sông Chanh ở cầu Ninh Hòa, thôn Quán Vinh- xã Ninh Hòa, nước có tiếp nhận nguồn nước thải của Nhà máy Phân lân Đồng Quan, xã Ninh Vân. Đặc biệt là nước sông Sào Khê ở cầu Đông, thôn Đông- xã Trường Yên có giá trị BOD5 cao. Chất lượng nước được xử lý ở Trạm bơm Ninh Giang không đảm bảo an toàn do giá trị BOD5 cao hơn mức A2 là 2,33 lần, không đạt chuẩn cấp sử lý cho sinh hoạt.

+ Hàm lượng Amoni

Trên địa bàn huyện Hoa Lư, hàm lượng NH4+ dao động trong khoảng từ 0,022- 30 mg/l. 12 điểm khảo sát (chiếm 92,31%) có giá trị lớn hơn mức A1 từ 1,34- 230,77 lần; 8 điểm (chiếm 72,73%) có giá trị lớn hơn mức A2 từ 1,11- 115,38 lần; 6 điểm (chiếm 46,15%) vượt mức B1 từ 1,01- 46,15 lần và 3 điểm (HL02, HL06, HL08) vượt giới hạn cho phép của mức B2 từ 1,67- 23,08 lần. Các đối tượng nước có giá trị amoni cao là nước giếng Khu du lịch Tràng An- xã Trường Yên, nước tiếp nhận nước xả thải của Nhà máy Phân lân ở Đông Quan- xã Ninh An và nước giếng tại Khu du lịch Bích Động ở Ninh Hải. Trong đó, tại điểm HL02 có giá trị cao nhất so với các điểm khác. Như vậy, khu vực Hoa Lư có biểu hiện ô nhiễm amoni cục bộ. Nước giếng và nước sông có tiếp nhận nước xả thải của nhà máy phân lân, nước được xử lý tại nhà máy nước ở Trạm bơm Ninh Giang có giá trị amoni cao hơn mức A1 tới 1,34 lần, nhỏ hơn mức A2 1,49 lần. Để đảm bảo cấp nước ăn uống sinh hoạt, cần có công nghệ xử lý amoni phù hợp.

+ Hàm lượng nitrit

---

khoảng 0,004- 4,15 mg/l. Trong đó, có 11 điểm (chiếm 84,62%) vượt mức A1 từ 1,03- 125,76 lần, 9 điểm vượt mức A2 từ 1,21- 62,88 lần, 8 điểm vượt mức B1 từ 1,15- 31,92 lần và 6 điểm (HL02, HL05, HL06, HL08, HL11, HL12) vượt mức B2 từ 1,86- 25,94 lần. Như vậy, khu vực Hoa Lư có biểu hiện ô nhiễm nitrit lớn, thuộc các đối tượng nước giếng ở Khu du lịch Tràng An, Khu du lịch Bích Động và làng nghề đá mỹ nghệ xã Ninh Vân. Nước sông Hoàng Long tại Trạm bơm Ninh Giang và nước có tiếp nhận nguồn xả thải ở Đồng Quan- xã Ninh Vân và nước qua xử lý lấy tại TT. Thiên Tôn có giá trị nitrit vượt mức A1 là 1,03 lần và nhỏ hơn A2 là 1,94 lần. Do vậy, không thể sử dụng ăn uống sinh hoạt được, cần có phương pháp xử lý phù hợp. Vào mùa khô giá trị nitrit có khoảng dao động rộng hơn vào mùa mưa.

+ Hàm lượng nitrat

Trên địa bàn huyện Hoa Lư, hàm lượng NO3- dao động trong khoảng từ 0- 9,87 mg/l. Như vậy, toàn bộ các điểm khảo sát có giá trị NO3- nằm trong giới hạn tiêu chuẩn ở mức A1, nước chưa có sự ô nhiễm. Tuy nhiên, vào mùa khô các khu vực này có giá trị tăng lên đáng kể so với mùa mưa. Như vậy, nước mặt ở khu vực huyện Hoa Lư chưa có ô nhiễm do nitrat.

+ Hàm lượng clorua

Trên địa bàn huyện Hoa Lư, hàm lượng Cl- dao động trong khoảng 5,96- 173,24 mg/l và đều đạt tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A1. Trên toàn bộ khu vực khảo sát, nước mặt chưa có dấu hiệu bị nhiễm mặn. Khu vực huyện Hoa Lư có hàm lượng clorua trong nước thấp, thấp hơn mức tiêu chuẩn A1 từ 1,44- 1,64 lần, thấp nhất thuộc đối tượng nước sông Hoàng Long, nguồn cung cấp cho trạm bơm Ninh Giang sử dụng làm nước sinh hoạt của TT. Thiên Tôn.

+ Hàm lượng xianua

Trên địa bàn huyện Hoa Lư, hàm lượng CN- trong nước mặt dao động trong khoảng 0,002 đến 0,0137 mg/l. Trong đó, 10 mẫu (chiếm 71,43% số điểm khảo sát) đạt tiêu chuẩn nước mặt loại A1, A2 (<0,01mg/l) và 4 mẫu còn lại (chiếm 28,57 % số điểm khảo sát) đạt tiêu chuẩn nước mặt B1. Đó là nước sông Sào Khê ở thôn Đông- xã Trường Yên, sông Đam Khê ở Ninh Hải và nước sông Hoàng Long tại khu vực cấp nước cho Trạm bơm Ninh Giang. Nhìn chung, các mẫu phân tích có hàm lượng xianua nằm trong giới hạn A2. Như vậy, nước mặt khu vực huyện Hoa Lư chưa có biểu hiện ô nhiễm của xianua.

---

Trên địa bàn huyện Hoa Lư, hàm lượng cặn lơ lửng trong nước mặt dao động trong khoảng từ 0- 117,76 mg/l. Trong đó có 4 mẫu (chiếm 28,57% số điểm khảo sát) nước hồ và nước giếng của Khu du lịch Bích Động- xã Ninh Hải, nước sông tại Trạm bơm Ninh Giang và nước sạch của TT. Thiên Tôn đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn nước loại A1 và 9 mẫu chiếm 64,28% số điểm khảo sát đạt tiêu chuẩn nước loại B2. Có 1 mẫu duy nhất có hàm lượng cặn lơ lửng là 117,76 mg/l, cao hơn tiêu chuẩn cho phép nước B2. Qua kết quả phân tích tại thời điểm quan trắc cho thấy, 100% số điểm khảo sát có hàm lượng cặn lơ lửng nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nước mặt. Qua kết quả phân tích cho thấy, khu vực Hoa Lư có hàm lượng cặn lơ lửng nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nước mặt. Ô nhiễm chỉ mang tính cục bộ ở các khu vực nhỏ.

+ Coliform

Trên địa bàn huyện Hoa Lư, số lượng coliform trong nước mặt dao động trong khoảng từ 4 đến 1,5x104 MNP/100ml mẫu. 14,29% số điểm khảo sát, nước mặt có số lượng coliform lớn hơn giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT đối với nước mặt (>1x104 MNP/100ml mẫu). Như vậy, trên khu vực khảo sát, nước mặt có biểu hiện bị ô nhiễm coliform cục bộ. Có 6 điểm khảo sát (HL1, HL02, HL03, HL04, HL05, HL09), chiếm 46,15% số điểm vượt mức giới hạn của B2. Như vậy, các điểm nước bị ô nhiễm: nước sông Sào Khê ở Trường Yên, sông Chanh ở Ninh Hòa; nước suối Khu du lịch Tràng An ở Trường Yên và nước giếng Khu du lịch Tràng An, Bích Động, làng nghề mỹ nghệ xã Ninh Vân.

Nhận xét chung: Các chỉ tiêu như nhu cầu ôxy hoá học, nhu cầu ôxy sinh

hoá và các hợp chất của Nitơ (NH4+, NO2-) của nước mặt khu vực Hoa Lư có hàm lượng cao cục bộ ở một số khu vực. Hàm lượng Fe tương đối cao, nhiều vị trí hàm lượng Fe vượt tiêu chuẩn cho phép của nước mặt (Bảng 3.3).

Bảng 3.3: Tổng hợp các chỉ tiêu vượt các ngưỡng của quy chuẩn QCVN08: 2008/BTNMT, khu vực Hoa Lư

TT Chỉ

tiêu

Hàm lượng

---A1 A2 B1 B2 A1 A2 B1 B2 Kim loại nặng 1 Cr 0,00155-0,10621 HL05, HL08, HL13 HL08, HL13 2 Fe 0,9657- 0,47049 HL02, HL05, HL08, HL13 3 Zn 0,00571-0,41463 4 As 0,00137-0,01563 HL12, HL08 5 Cd 0,00004-0,000959 6 Hg 0,000036-0,010578 7 Pb 0,000418-0,003993 Hợp chất độc hại 1 DO 1,14- 6,6 HL09, HL03, HL05 2 COD 3,28- 56,4 HL03, HL08 3 BOD5 0,5- 38,7 HL03, HL04, HL06, HL08 4 NH4+ 0,022- 30 HL02, HL06, HL08 5 NO2- 0,004- 4,15 HL02, HL05, HL06, HL08, HL11, HL12 6 NO3- 0- 9,87 7 CL- 5,96- 173,24 8 CN- 0,002-0,0137 9 TSS 0- 117,76 10 Colifo rm 4-1,5x104 MNP/100ml HL1, HL02, HL03, HL04, HL05, HL09 3.4. Thành phố Ninh Bình 3.4.1. Ô nhiễm kim loại nặng

+ Tổng Crom

Trên địa bàn TP. Ninh Bình, các điểm khảo sát có hàm lượng tổng Cr dao động trong khoảng 0,000451 đến 0,01681 mg/l. Phần lớn các điểm khảo sát có hàm lượng tổng Cr trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT của nước mặt. Tuy nhiên, trên địa bàn có có 4 điểm khảo sát (NB19, NB18, NB01) trong nước hồ, nước giếng của khu dân cư đã xác định được tổng lượng Cr vượt quá giới hạn theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN 08:2008/BTNMT. Các điểm còn lại, hàm lượng Cr nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT đối với nước mặt. Như vậy, trên địa bàn TP. Ninh

---

Bình hầu như chưa bị ô nhiễm Cr trong nước mặt theo QCVN 08:2008/BTNMT.

+ Mangan

Hàm lượng Mn dao động trong khoảng từ 0,000314 đến 0,38445 mg/l. Trong đó, 31,25 % số điểm khảo sát có hàm lượng Mn < 0,1 mg/l, đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT, còn lại 68,75% số điểm khảo sát có hàm lượng Mn từ 0,1 đến 0,8 mg/l, đạt tiêu chuẩn nước mặt loại B theo QCVN 08:2008/BTNMT. Nhìn chung, nước mặt khu vực khảo sát không bị ô nhiễm Mn.

+ Tổng sắt

Hàm lượng tổng Fe trong nước của các điểm khảo sát dao động từ 0,57565 đến 3,6472 mg/l. Trong đó, 18,75% số điểm khảo sát có hàm lượng Fe đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại A2; 68,75% số điểm khảo sát có hàm lượng Fe đạt tiêu chuẩn nước mặt loại B1, B2; 12,5% số điểm khảo sát có hàm lượng Fe cao hơn giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT đối với nước mặt từ 1,3- 1,7 lần. Trong đó có mẫu nước giếng hộ bà Thuỷ (NB01), phố Hợp Thành- xã Ninh Khánh và mẫu nước thải Khu công nghiệp Ninh Phúc (NB10), hồ Biến Bạch (NB13) có hàm lượng Fe lớn hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt và nước mặt của QCVN 08:2008/BTNMT.

+ Kẽm

Hàm lượng Zn trong các điểm khảo sát dao động trong khoảng 0,0046

Một phần của tài liệu Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (20092010 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w