Huyện Yên Mô

Một phần của tài liệu Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (20092010 (Trang 54)

19 điểm vượt A

3.6. Huyện Yên Mô

3.6.1. Ô nhiễm kim loại nặng+ Tổng Crom + Tổng Crom

Hàm lượng tổng Cr trong khu vực nghiên cứu dao động trong khoảng 0,00032 đến 0,00387 mg/l. Như vậy, trên địa bàn huyện Yên Mô, các điểm khảo sát trên địa bàn huyện Yên Mô, về mùa mưa cũng như mùa khô không phát hiện được ô nhiễm Cr trong nước mặt theo QCVN 08:2008/BTNMT.

+ Mangan

Hàm lượng Mn tại các điểm khảo sát trên địa bàn huyện Yên Mô dao động trong khoảng từ 0,07618 đến 0,61073 mg/l. Các điểm khảo sát (YM7, YM06, YM05 và YM02) nước thải công nghiệp, nước sông Gềnh, sông Trinh Nữ và sông Vó có hàm lượng Mn vượt quá tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại A theo QCVN 08:2008/BTNMT. Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy, trên địa bàn huyện Yên Mô, hàm lượng Mn nằm trong giới hạn cho phép đối với nước

---

mặt theo QCVN 08:2008/BTNMT.

+ Tổng sắt

Hàm lượng tổng Fe dao động trong khoảng 0,754 đến 2,672 mg/l. Tại mẫu nước lấy ở cống Đanh chảy qua khu dân cư và Nhà máy trộn bê tông (YM07) và mẫu nước ở các sông Trinh Nữ (YM05), sông Vó (YM02) có hàm lượng Fe vượt qua giới hạn cho phép của nước mặt loại B theo QCVN 08:2008/BTNMT. Nhìn chung, khu vực khảo sát có hiện tượng ô nhiễm Fe cục bộ, phần lớn các mẫu đều vượt giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại A của QCVN 08:2008/BTNMT.

+ Asen

Hàm lượng As dao động trong khoảng 0,00108 đến 0,01447 mg/l. Như vậy, trên khu vực huyện Yên Mô, các điểm khảo sát nước sông, suối, hồ ao, giếng và nước thải đều không phát hiện được có ô nhiễm As. Phần lớn các điểm khảo sát có hàm lượng As thấp hơn tiêu chuẩn nước sinh hoạt theo QCVN 08:2008/BTNMT. Riêng điểm khảo sát mẫu nước ở cống Đanh (YM07) có hàm lượng As cao hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại A1 QCVN 08:2008/BTNMT. Như vậy, các nguồn nước trong khu vực khảo sát trên địa bàn huyện Yên Mô, về mùa mưa cũng như mùa khô chưa có hiện tượng bị ô nhiễm As.

+ Cadmi

Hàm lượng Cd trong nước tại các điểm khảo sát dao động trong khoảng 0,000018 đến 0,00016 mg/l. Như vậy, trên địa bàn huyện Yên Mô, các điểm khảo sát có hàm lượng Cd thấp hơn tiêu chuẩn nước sinh hoạt theo QCVN 08:2008/BTNMT. Hiện trên địa bàn huyện Yên Mô, về mùa mưa cũng như mùa khô không có mẫu nước nào bị ô nhiễm Cd.

+ Thủy ngân

Hàm lượng Hg nước mặt tại các điểm khảo sát dao động trong khoảng 0,000044 đến 0,00579 mg/l. Như vậy, trên địa bàn huyện Yên Mô, hầu hết các điểm khảo sát có hàm lượng Hg thấp hơn tiêu chuẩn nước sinh hoạt theo QCVN 08:2008/BTNMT. Hiện có mẫu YM02, YM05, YM06 và YM07 có hàm lượng Hg vượt quá giới hạn cho phép của nước sinh hoạt loại A của QCVN 08:2008/BTNMT. Nhìn chung, trên địa bàn huyện Yên Mô, về mùa mưa cũng như mùa khô nước mặt không có mẫu nào bị ô nhiễm Hg.

---

Hàm lượng Pb trong nước mặt tại các điểm khảo sát dao động trong khoảng 0,00082 đến 0,00388 mg/l. Như vậy, trên địa bàn huyện Yên Mô, các điểm khảo sát có hàm lượng Pb thấp hơn tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại A và B theo QCVN 08:2008/BTNMT. Hiện trên địa bàn huyện Yên Mô, về mùa mưa cũng như mùa khô nước mặt chưa bị ô nhiễm Pb.

Một phần của tài liệu Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (20092010 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w