Nguyên nhâ nô nhiễm nước mặt

Một phần của tài liệu Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (20092010 (Trang 85)

9 mẫu vượt ngưỡng B

4.4.Nguyên nhâ nô nhiễm nước mặt

Trong quá trình khảo sát điều tra của đề tài, có thể đưa ra một số nhận định về các nguồn gây ô nhiễm chính như sau (bảng 4.1):

Do điều kiện phát triển đa dạng các ngành nghề kinh tế, nên tạo ra nhiều áp lực đối với môi trường nước mặt và làm gia tăng khả năng ô nhiễm.

- Nhu cầu về cấp nước: nước cấp cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nước vệ sinh phân xưởng, nước cấp cho sinh hoạt dân cư, bệnh viện, trường học, các cơ sở dịch vụ,.... Tất cả các hoạt động nêu trên làm cho môi trường nước diễn ra theo 2 hướng: tiêu thụ nhiều nước và đồng thời lượng nước thải ra từ các cơ sở sản xuất nhiều và chứa các chất độc tố đổ vào hệ thống dòng chảy tạo ra tình trạng quá khả năng tự làm sạch của nước, dẫn đến hậu quả gây suy thoái chất lượng nguồn nước và ô nhiễm nước mặt.

- Nguồn thải lớn và đa dạng: các nguồn thải lớn bao gồm nguồn thải công nghiệp, sản xuất thủ công nghiệp, làng nghề bệnh viện, sinh hoạt, trong đó nhiều nguồn thải chứa chất hữu cơ, các chất khó phân huỷ như kim loại nặng, dung môi hữu cơ, v.v. Hầu hết các nguồn thải hầu như không được kiểm soát, xử lý không đảm bảo, thậm chí không xử lý đã đưa vào môi trường nước mặt.

Bảng 4.1: Nguồn gây ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình

Các nguồn ô nhiễm chính Tác động môi trường chính

Cơ khí, nhiệt điện và luyện kim Ô nhiễm do chất hữu cơ, gây đục, chất rắn, màu, axit, kim loại nặng

Hoá chất Ô nhiễm do chất hữu cơ, phenol, lignin,

gây đục, chất rắn, màu, kim loại nặng Chế biến nông sản thực phẩm Ô nhiễm chất hữu cơ, gây đục, chất rắn

lơ lửng, mùi màu và ô nhiễm đặc biệt. Ô nhiễm môi trường không khí

Chất thải sinh hoạt và bệnh viện (nước thải và chất thải rắn)

Ô nhiễm hữu cơ, phú dưỡng, ô nhiễm do vi khuẩn

---

công nghiệp đặc biệt. Ô nhiễm môi trường không khí

Sử dụng phân bón Phú dưỡng

Thuốc trừ sâu, cỏ Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật

- Khối lượng nguồn thải lớn: nguồn thải chủ yếu tập trung gồm 2 dạng nước thải, chất thải rắn chủ yếu xuất phát từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, các khu làng nghề và dịch vụ, trường học, bệnh viện. Hoạt động kinh tế xã hội tạo ra sức ép về quản lý và xử lý các nguồn thải ngày càng gia tăng hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh.

Ô nhiễm nước mặt phát sinh có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

Ô nhiễm nước mặt phát sinh từ các khu công nghiệp (Gián Khẩu, Khánh Phú) các nhà máy như: Phân Lân Ninh Bình, các xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, Công ty Chế biến thực phẩm Đồng Giao, .... là những nơi thường xuyên đưa vào môi trường nước mặt một lượng thải lớn (nước thải, chất thải rắn và khí) làm biến đổi màu nước, tăng các chất hữu cơ độc hại,.... Đối với các khu công nghiệp, việc xử lý ô nhiễm nước thải đã được các cấp quản lý môi trường đặt ra khá nghiêm ngặt và đòi hỏi các cơ sở sản xuất phải có biện pháp xử lý trước khi xả thải vào môi trường. Tuy nhiên, ô nhiễm do nước thải của các khu công nghiệp quá lớn, lại thiếu sự kiểm soát chặt chẽ thường xuyên của các cơ quan chức năng, cộng với ý thức tự giác thực hiện của các cơ sở sản xuất do thúc ép về giảm chi phí sản xuất, nên cũng là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm từ các nguồn thải này đối với môi trường nước mặt.

Ninh Bình là tỉnh có nhiều làng nghề có từ lâu đời. Các làng nghề (chủ yếu tập trung ở Yên Khánh, Kim Sơn, Hoa Lư,...). Các làng nghề trên địa bàn nghiên cứu là làng nghề thêu ren xuất khẩu, nhuộm (Hoa Lư), chiếu cói (Kim Sơn), nghề mộc tinh xảo (xã Ninh Phong), nghề khắc đá (xã Ninh Vân), chế biến nông sản thực phẩm (TT. Yên Ninh). Nguồn thải chủ yếu là chất rắn, nước thải. Trong khoảng hơn 10 năm qua, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình phát triển đa dạng hơn. Tuy có những dấu hiệu đáng mừng về những đóng góp không nhỏ cho tăng trưởng kinh tế của Tỉnh, nhưng một thực trạng đáng lo ngại là nguy cơ ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nước mặt do nguồn nước thải trong quá trình sản xuất ngày càng gia tăng. Tất cả các làng nghề trên địa bàn tỉnh chưa được quy hoạch và xây dựng hệ thống thu gom thải và xử lý chất thoải hoàn chỉnh. Ô nhiễm nước mặt phát sinh từ đặc thù của hoạt động sản

---

xuất làng nghề như: manh mún, quy mô nhỏ, lạc hậu, không đồng bộ, phát triển chủ yếu do sự chi phối của thị trường. Ô nhiễm nước mặt cũng xuất phát từ chính sự thiếu hiểu biết của người dân về tác hại của hoạt động sản xuất đến môi trường sống, đến sức khỏe của chính bản thân mình và những người xung quanh. Hơn thế nữa, do thúc ép của nhu cầu thị trường với số lượng lớn và chất lượng sản phẩm đòi hỏi ngày càng cao, nên sự mở rộng sản xuất ở các làng nghề đến mức quá tải, việc sử dụng hóa chất đến mức lạm dụng vượt qua tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường cũng góp phần làm gia tăng ô nhiễm.

Ô nhiễm nước mặt ở các khu đô thị, TP. Ninh Bình và TX. Tam Điệp phát sinh từ nguồn thải sinh hoạt. Đây là một tổ hợp phức tạp gồm các thành phần vật chất ô nhiễm tồn tại dưới dạng không hoà tan, keo, hoà tan. Thành phần và mức độ nhiễm bẩn phụ thuộc vào nhiều loại chất thải khác nhau: nước thải, rác thải từ sinh hoạt thường nhật của con người, phân của gia cầm và chất thải khác. Trong điều kiện đô thị hoá và tăng dân số hiện nay ở các đô thị, các công trình liên quan tới vệ sinh môi trường chưa thể đáp ứng, dẫn tới hậu quả nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường nói chung, đặc biệt là môi trường nước nói riêng, ảnh hưởng rất xấu đén sức khoẻ của con người.

Nguồn thải từ các bệnh viện: trên địa bàn tỉnh có 2 bệnh viện lớn: Quân khu 5 và bệnh viện Đa khoa tỉnh đặt tại TP. Ninh Bình và ngoài ra ở các tuyến huyện xã còn nhiều bệnh viện, bệnh xá, trạm y tế nhỏ. Trong bối cảnh kinh tế hiện tại còn nhiều khó khăn, nên ở các cơ sở này chủ yếu mới chỉ tập trung xử lý chất thải rắn (phần lớn bằng cách chôn lấp), nước thải hầu như chưa quản lý nghiêm ngặt và bắt buộc xử lý bởi các hệ thống thiết bị công nghệ. Thực trạng quá tải bệnh nhân ở tất cả các huyện với nhiều bệnh khác nhau, buộc hệ thống xử lý chất thải bệnh viện hoạt động hết công xuất mà vẫn không đáp ứng thực tế. Các chất thải bệnh viện không chỉ chứa các độc tố nguy hại mà còn chứa những mầm bệnh có nguy cơ lây truyền trong cộng đồng, được đưa thẳng vào các dòng chảy bề mặt hoặc các ao hồ chứa nước.

Ô nhiễm nước mặt khu vực tỉnh Ninh Bình của một số sông chính như sông Bôi, sông Đáy còn có thể do nguyên nhân phát sinh từ phía thượng nguồn vì phải tiếp nhận xả thải chưa qua xử lý của nhiều khu công nghiệp, khu dân cư đông đúc của các thành phố và thị trấn lớn.

---

Chương 5

CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TỈNH NINH BÌNH

Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt là vấn đề nổi cộm nhất hiện nay, đồng thời cũng là bước đi nan giải nhất đối với cả nước, không chỉ riêng đối với tỉnh Ninh Bình. Đặc biệt, mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình hoặc các tập thể nhỏ chưa đi kèm với các hoạt động xử lý chất thải nhằm bảo vệ môi trường. Biểu hiện một số bệnh nan y có thể liên quan đến ô nhiễm nước mặt đang có chiều hướng gia tăng và giải quyết ô nhiễm nước mặt đang đòi hỏi như là nhiệm vụ trọng tâm bức thiết hiện nay.

Dưới đây là một số giải pháp cụ thể có thể áp dụng cho các địa phương và một số giải pháp tổng thể mang tính lâu dài cần thiết để bảo vệ môi trường và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

---

phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (20092010 (Trang 85)