Nhiễm các hợp chất độc hại và sinh hóa + Độ pH

Một phần của tài liệu Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (20092010 (Trang 56)

19 điểm vượt A

3.6.2.nhiễm các hợp chất độc hại và sinh hóa + Độ pH

+ Độ pH

Kết quả đo nhanh tại 9 vị trí khu vực huyên Yên Mô thấy, pH khu vực huyện Yên Mô dao động trong khoảng 6,98- 8,45, chủ yếu xấp xỉ 7,5. Theo QCVN 08:2008/BTNMT, thì pH của nước trong khu vực khảo sát nằm trong giới hạn cho phép. Mùa khô thường có giá trị pH cao hơn mùa mưa, tuy nhiên độ chênh lệch giá trị tại cùng một vị trí là không lớn.

+ Oxy hòa tan

Trên địa bàn huyện Yên Mô, hàm lượng DO dao động trong khoảng 2,13- 7,36 mg/l. So với tiêu chuẩn A1 có 6 điểm, chiếm 66,67% có hàm lượng nhỏ; so với tiêu chuẩn A2 có 5 điểm, chiếm 55,56% có hàm lượng dước mức cho phép; so với tiêu chuẩn B1 có 3 điểm, chiếm 33,33% có hàm lượng nhỏ hơn mức cho phép; toàn bộ các điểm đều có giá trị lớn hơn mức B2, có nghĩa hàm lượng DO đạt tiêu chuẩn của nước mặt. Tuy nhiên, các điểm khảo sát vẫn có giá trị lớn hơn mức tiêu chuẩn B2, cũng có nghĩa, khu vực này, nước vẫn có khả năng tự điều chỉnh được chất lượng nước tốt hơn.

+ Nhu cầu oxy hoá học

Trên địa bàn huyện Yên Mô, giá trị COD dao động trong khoảng 5,68- 128,2 mg/l. So với tiêu chuẩn A2, 100% điểm khảo sát đều có giá trị lớn hơn mức từ 1,09- 8,55 lần; so với tiêu chuẩn B1 có 2 điểm, chiếm 22,22% vượt mức từ 1,07- 4,27 lần; chỉ có một điểm tại Trại Đanh- xã Yên Thành vượt mức B2 tới 2,56 lần. Tại cùng một vị trí với 2 thời điểm lấy khác nhau, do được pha loãng mà hầu hết các điểm đều có giá trị COD thấp vào mùa mưa. Nước tại Trại Đanh- xã Yên Thành biểu hiện sự ô nhiễm vào mùa khô.

+ Nhu cầu oxy sinh hóa

Trên địa bàn huyện Yên Mô, giá trị BOD5 dao động trong khoảng từ 2,42- 87,3 mg/l. Trong khu vực nghiên cứu có 100% điểm khảo sát đều vượt mức giới hạn A2 từ 1,69- 21,83 lần; so với tiêu chuẩn B1 có 4 điểm, chiếm 44,44% vượt mức từ 1,01- 5,82 lần; chỉ có một điểm Trại Đanh- xã Yên Thành có hàm lượng

---

BOD5 vượt mức B2 tới 3,49 lần, tức là có biểu hiện của ô nhiễm. Tại cùng một vị trí, giá trị BOD5 thường cao vào mùa khô, thấp về mùa mưa. Tuy nhiên, cũng có các điểm lại thấp vào mùa khô như nước sông Bút ở khu vực Yên Mạc, sông Ghềnh ở gần TT. Yên Thịnh, sông Vó ở Mai Sơn.

+ Amoni

Tại thời điểm mùa mưa, hàm lượng amoni dao động từ 0,18- 0,91 mg/l. Toàn bộ các điểm khảo sát đều có giá trị amoni lớn hơn giới hạn của tiêu chuẩn A1 từ 0,38- 7,0 lần; có 7 điểm chiếm 77,78% có giá trị vượt mức A2 từ 1,17- 3,5 lần thuộc các đối tượng nước sông và nước kênh. Chỉ có 1 điểm có giá trị vượt giới hạn của tiêu chuẩn B1 là nước sông Vạc lấy tại cầu Trang thôn Yên Dương- xã Khánh Dương những vẫn nhỏ hơn mức giới hạn của tiêu chuẩn B2. Như vậy, trong cả 2 mùa mưa và khô, nước mặt huyện Yên Mô chưa có biểu hiện của sự ô nhiễm amoni.

+ Nitrit

Trên địa bàn huyện Yên Mô, hàm lượng nitrit dao động trong khoảng từ 0,01- 1,75 mg/l; so với tiêu chuẩn A1 có 7 điểm, chiếm 77,785 vượt mức từ 1,09- 53,03 lần; so với tiêu chuẩn A2 có 2 điểm, chiếm 22,22% vượt mức từ 1,45- 26,52 lần; chỉ có một mẫu nước sông Vạc lấy tại Yên Dương- xã Khánh Dương (YM04) có giá trị cao, vượt mức B2 tới 10,94 lần, tức là nước đã bị ô nhiễm nitrit. Tai cùng một vị trí, vào mùa mưa hàm lượng nitrit giảm xuống không đáng kể. Nhìn chung, chất lượng nước khu vực huyện Yên Mô chưa có sự biểu hiện ô nhiễm, chỉ có duy nhất nước sông Vạc ở Yên Dương- xã Khánh Dương có sự biểu hiện ô nhiễm và thể hiện rõ vào mùa khô.

+ Hàm lượng NO3-

Trên địa bàn huyện Yên Mô, hàm lượng nitrat dao động 0,0- 7,5 mg/l. Tất cả các điểm đều thấp hơn giới hạn tiêu chuẩn A1 từ 1,18- 15,65 lần, có nghĩa là khu vực này chưa có sự ô nhiễm nitrat. Hàm lượng nitrat của tất cả các điểm khảo sát đều nhỏ hơn 8,86mg/l, ứng với tiêu chuẩn A1. Ở khu vực hồ Yên Thắng có hàm lượng nitrat cao nhất và thấp nhất tại khu vực Cống Đanh và khu dân cư Nhà máy trộn bê tông. Như vậy, trong cả 2 mùa mưa và khô, khu vực huyện Yên Mô chưa có sự ô nhiễm nitrat.

+ Clorua

Trên địa bàn huyện Yên Mô, hàm lượng clorua dao động trong khoảng 12,46- 86,9 mg/l. Khu vực huyện Yên Mô có hàm lượng Cl- thấp, hàm lượng đạt

---

mức cao nhất tại Cống Đanh, nước được chảy từ trên khu vực núi đá xuống, thấp nhất nước sông Vạc lấy tại thôn Yên Dương- xã Khánh Dương. Như vậy, nước tại khu vực Yên Mô có hàm lượng clorua thấp. Hàm lượng clorua biến đổi theo các vị trí khác nhau, đặc biệt có những điểm được tăng cường hàm lượng vào mùa mưa như nước sông Vạc ở Yên Dương- xã Khánh Dương.

+ Cặn lơ lửng

Trên địa bàn huyện Yên Mô, hàm lượng TSS có giá trị dao động trong khoảng 0,0- 63,5 mg/l. Điểm có giá trị TSS lớn nhất là nước sông Vạc tại Yên Dương- xã Khánh Dương nhưng vẫn nhỏ hơn tiêu chuẩn mức B2 tới 1,59 lần. Giá trị TSS thể hiện rõ tính quy luật tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Đối với các con sông, lượng TSS được tăng cường do vận chuyển phù sa từ thượng nguồn, còn đối với các khu vực ao hồ có thể do nước mưa mang nguồn từ trên mặt đất, tuy nhiên, lượng tăng giảm không đáng kể.

+ Coliform

Trên địa bàn huyện Yên Mô, số lượng coliform dao động trong khoảng từ 1,1x102- 7,5x105 MNP/100ml. So với tiêu chuẩn A1 có 5 điểm, chiếm 55,565% vượt mức từ 1,52- 300 lần; có 3 điểm cần chú ý, vì đã có số lượng vượt mức B2 từ 1,5- 75 lần. Đó là nước sông Vạc tại thôn Yên Dương- xã Khánh Dương, sông Trinh Nữ ở Cầu Lồng- xã Yên Mỹ và sông Ghềnh ở Yên Thổ- TT. Yên Thịnh. Như vậy, biển hiện ô nhiễm coliform khu vực Yên Mô không có quy luật mà phụ thuộc vào từng khu vực ở từng thời điểm.

Nhận xét chung: Chất lượng nước mặt khu vực Yên Mô tương đối tốt.

Một số chỉ tiêu có hàm lượng cao như Fe, BOD5, NO2-, Coliform ô nhiễm cục bộ ở một số nơi (Bảng 3.6).

Bảng 3.6: Tổng hợp các chỉ tiêu vượt các ngưỡng của quy chuẩn QCVN08: 2008/BTNMT, khu vực Yên Mô

TT Chỉ tiêu Hàm lượng(mg/l) QCVN08: 2008/BTNMT A1 A2 B1 B2 Kim loại nặng 1 Cr 0,00032- 0,00387 2 Fe 0,754-2,672 YM07 YM05

---YM02 YM02 3 Zn 4 As 0,00108-0,01447 YM07 5 Cd 0,000018-0,00016 6 Hg 0,000044- 0,00579 YM02, YM05, YM06 YM07 7 Pb 0,00082-0,00388 Hợp chất độc hại 1 DO 2,13- 7,36

2 COD 5,68- 128,2 ngưỡng A2100% vượt 2 điểm vượt

3 BOD5 2,42- 87,3 100% vượt ngưỡng A2 4 điểm vượt ngưỡng B1 1 điểm vượt ngưỡng B2 4 NH4+ 0,18- 0,91 7 điểm vượt A2 1 điểm vượt ngưỡng B1 5 NO2- 0,01- 1,75 7 điểm vượt A2 1 điểm vượt ngưỡng B1 1 điểm vượt ngưỡng B2 6 NO3- 0,0- 7,5 7 CL- 12,46- 86,9 8 CN- (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9 TSS 0,0- 63,5 1 điểm vượt ngưỡng B1

10 Colif orm 1,1x102- 7,5x105 MNP/100ml 5 điểm vượt A1 3 điểm vượt ngưỡng B2 3.7. Huyện Yên Khánh

3.7.1. Ô nhiễm kim loại nặng+ Tổng Crom + Tổng Crom

Trong số các điểm khảo sát, một phần lớn các mẫu phân tích không phát hiện thấy Cr trong nước. Một số mẫu xác định tổng lượng Cr trong khoảng từ 0,0011 đến 0,11895 mg/l. Các mẫu nước ao ở làng nghề bún bánh Yên Ninh (YK15), nước giếng ở gần kho thuốc trừ sâu cũ (YK13) và nước thải sinh hoạt ở khu dân cư Yên Ninh (YK22) có hàm lượng Cr vượt quá tiêu chuẩn nước sinh hoạt A và B1. Nhìn chung, trên địa bàn huyện Yên Khánh, kết quả phân tích cho thấy, nước mặt chưa bị ô nhiễm Cr và hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép

---

của QCVN 08:2008/BTNMT.

+ Mangan

Hàm lượng Mn trong khu vực khảo sát dao động từ 0,01316 đến 1,8725 mg/l. Từ kết quả phân tích cho thấy, chỉ có duy nhất 1 mẫu nước máy Yên Ninh (KS22) có hàm lượng Mn là 0,01316 mg/l, đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại A. Số mẫu phân tích có hàm lượng Mn lớn hơn 0,800 mg/l, cao hơn tiêu chuẩn cho phép của nước mặt từ 1,05 đến 2,3 lần, chiếm tới 25% tổng số mẫu phân tích. Đặc biệt, trên địa bàn huyện Yên Khánh có nơi hàm lượng Mn vượt tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại B theo QCVN 08:2008/BTNMT như: mẫu nước giếng thục (sâu 6m) của hộ ông Đồng Văn Sinh xã Khánh Thiện (YK05) có hàm lượng Mn là 1,445 mg/l, nước giếng thục nhà ông Đinh Văn Long, xóm Mới- xã Yên Ninh (YK13) có hàm lượng Mn là 1,87249 mg/l và mẫu nước kênh mương thải ở gần Khu công nghiệp Khánh Phú có hàm lượng Mn là 1,4138 mg/l. Như vậy, phần lớn các mẫu phân tích đều cho thấy, ở Yên Khánh hàm lượng Mn đạt ngưỡng cho phép của tiêu chuẩn nước sinh hoạt theo QCVN 08:2008/BTNMT.

+ Tổng sắt

Hàm lượng tổng Fe trong nước của các điểm khảo sát dao động từ 1,11194 đến 7,15028 mg/l. Phần lớn các điểm khảo sát có hàm lượng Fe cao, trong đó có 33,33 % số điểm khảo sát, nước mặt đạt tiêu chuẩn B1; 27,77% số điểm khảo sát có hàm lượng Fe từ 1,500 đến 2,000 mg/l, nước mặt đạt tiêu chuẩn B2 và 38,89% số điểm khảo sát có hàm lượng Fe > 2,000 mg/l, lớn hơn giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT đối với nước mặt. Tại điểm khảo sát (YK05, YK13, YK14) nước giếng gần kho thuốc trừ sâu, gần Khu công nghiệp Khánh Phú có hàm lượng Fe lớn, bị ô nhiễm nặng, gấp 2- 3 lần tiêu chuẩn nước sinh hoạt B2 của QCVN 08:2008/BTNMT. Nhìn chung, các điểm khảo sát ở Yên Khánh cho thấy, nước mặt có biểu hiện ô nhiễm Fe; chất lượng nước mặt đạt tiêu chuẩn B2 của QCVN 08:2008/BTNMT.

+ Kẽm

Hàm lượng Zn trong các điểm khảo sát dao động trong khoảng 0,00512 đến 0,14658 mg/l. Như vậy, tất cả các điểm khảo sát trên địa bàn huyện Yên Khánh đều có hàm lượng Zn trong nước mặt đạt tiêu chuẩn A1 của QCVN 08:2008/BTNMT.

+ Asen

---

đến 0,05818 mg/l. Trong đó có 10 mẫu (chiếm 83,33%) số điểm khảo sát có hàm lượng As < 0,010 mg/l, đạt tiêu chuẩn nước A1; có 1 mẫu nước giếng (YK05) có hàm lượng As là 0,01371 mg/l, cao hơn tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại A1 và 1 mẫu nước giếng thục (YK13) của nhà ông Đinh Văn Long, xóm Mới (cạnh kho thuốc trừ sâu cũ) có hàm lượng As là 0,05818 mg/l, lớn hơn tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại B2 theo QCVN 08:2008/BTNMT. Nhìn chung, trên địa bàn huyện Yên Khánh, về mùa mưa cũng như mùa khô, nước mặt chưa bị ô nhiễm As.

+ Cadimi

Hàm lượng Cd dao động trong khoảng 0,000005 đến 0,000101 mg/l. Kết quả phân tích cho thấy, các nguồn nước tại khu vực nghiên cứu chưa bị ô nhiễm Cd. Các mẫu đều có hàm lượng Cd nhỏ hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại A1 của QCVN 08:2008/BTNMT. Như vậy, trên địa bàn huyện Yên Khánh, về mùa mưa cũng như mùa khô, nước mặt chưa bị ô nhiễm Cd.

+Thủy ngân

Hàm lượng Hg dao động trong khoảng 0,00019 đến 0,000476 mg/l. Kết quả phân tích cho thấy, mẫu nước trong khu vực quan trắc chưa thấy có biểu hiện bị ô nhiễm Hg. 100% số điểm khảo sát có hàm lượng Hg nhỏ hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại A1 của QCVN 08:2008/BTNMT. Như vậy, trên địa bàn huyện Yên Khánh, về mùa mưa cũng như mùa khô, nước mặt chưa bị ô nhiễm Hg.

+ Chì

Hàm lượng Pb dao động trong khoảng 0,000167 đến 0,006482 mg/l. Kết quả phân tích cho thấy, nước mặt chưa có biểu hiện bị ô nhiễm Pb. 100% số điểm khảo sát có hàm lượng Pb nhỏ hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại A1 của QCVN 08:2008/BTNMT. Như vậy, trên địa bàn huyện Yên Khánh, về mùa mưa cũng như mùa khô, nước mặt chưa bị ô nhiễm Pb.

3.7.2. Ô nhiễm hợp chất độc hại và sinh hóa+ Độ pH + Độ pH

Trên địa bàn huyện Yên Khánh, độ pH nước mặt dao động trong khoảng 6,8- 9,71. Các mẫu nước hồ ở Khánh Thiện (YK03) và nước ao ở xóm Mới- TT.

Một phần của tài liệu Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (20092010 (Trang 56)