19 điểm vượt A
3.5.1. nhiễm Kim loại nặng + Tổng Crom
+ Tổng Crom
Hàm lượng tổng Cr trong khu vực nghiên cứu dao động trong khoảng 0,0006 đến 0,09717 mg/l. Như vậy, trên địa bàn TX. Tam Điệp các điểm khảo sát không phát hiện được ô nhiễm nước mặt theo QCVN 08:2008/BTNMT. Tuy nhiên, đối với nước sinh hoạt thì các điểm khảo sát (TĐ08, TĐ16, TĐ05, TĐ10 và TĐ09) nước giếng, nước thải công nghiệp, nước thải bãi rác và suối Khe Rồng, hàm lượng Cr vượt giới hạn tiêu chuẩn nước sinh hoạt theo QCVN 08:2008/BTNMT.
+ Mangan
Hàm lượng Mn tại các điểm khảo sát trên địa bàn TX. Tam Điệp dao động trong khoảng từ 0,00193 đến 0,84458 mg/l. Các điểm khảo sát (TĐ14, TĐ07, TĐ17, TĐ10) nước thải công nghiệp, bãi rác, nước hồ Bãi Sỏi, nước sông Gềnh có hàm lượng Mn vượt quá tiêu chuẩn nước sinh hoạt theo QCVN 08:2008/BTNMT. Như vậy, trên địa bàn TX. Tam Điệp, có 10 mẫu (71,42%) số điểm khảo sát nước mặt đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt; 4 mẫu ( 21,42%) số điểm khảo sát, nước mặt đạt tiêu chuẩn loại B; 01 mẫu (7,14%) có hàm lượng Mn cao hơn giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT đối với nước mặt. Đó là mẫu nước sông Ghềnh ở cầu Do- xã Yên Bình (TĐ14) có hàm lượng Mn là 0,84458 mg/l vượt quá tiêu chuẩn nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT.
+ Tổng sắt
Hàm lượng tổng Fe dao động trong khoảng 0,455 đến 2,844 mg/l. Trong đó, có 42,85% số mẫu phân tích có hàm lượng tổng Fe nhỏ hơn 1,000 mg/l, đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt loạiA2; có 35,74% số mẫu phân tích có hàm lượng Fe từ 1,000- 2,000 mg/l đạt tiêu chuẩn nước mặt loại B2; 32,42% số mẫu phân tích có hàm lượng Fe cao hơn giới hạn cho phép của nước mặt. Đó là mẫu nước lấy
---
ở lạch chảy từ bãi rác thôn 1- xã Đông Sơn (TĐ16) có hàm lượng tổng Fe thay đổi từ 2,091 mg/l đến 2,844 mg/l, cao gấp 1,05- 1,4 lần giới hạn cho phép. Nước khu suối Rồng (trước cửa Đền Rồng)- xã Nam Sơn (TĐ08) có hàm lượng tổng Fe là 2,133 mg/l, gấp 1,07 lần giới hạn cho phép. Nhìn chung, khu vực khảo sát có hiện tượng ô nhiễm Fe cục bộ.
+ Kẽm
Hàm lượng Zn trong nước mặt khu vực khảo sát dao động trong khoảng 0,00529 đến 0,05926 mg/l. Nhìn chung, các mẫu phân tích cho thấy, trên khu vực TX. Tam Điệp, hàm lượng Zn thấp hơn tiêu chuẩn nước sinh hoạt theo QCVN 08:2008/BTNMT. Hiện nay, chưa có hiện tượng ô nhiễm Zn trong nước sông, suối, ao và hồ.
+ Asen
Hàm lượng As dao động trong khoảng 0,00017 đến 0,00418 mg/l. Như vậy, trên khu vực TX. Tam Điệp, các điểm khảo sát nước sông, suối, hồ ao, giếng và nước thải đều không phát hiện được có ô nhiễm As. Phần lớn các điểm khảo sát có hàm lượng As thấp hơn tiêu chuẩn nước sinh hoạt theo QCVN 08:2008/BTNMT. Các nguồn nước trong khu vực khảo sát chưa có hiện tượng bị ô nhiễm As.
+ Cadimi
Hàm lượng Cd trong nước tại các điểm khảo sát dao động trong khoảng 0,000013 đến 0,000306 mg/l. Như vậy, trên địa bàn TX. Tam Điệp, các điểm khảo sát có hàm lượng Cd thấp hơn tiêu chuẩn nước sinh hoạt theo QCVN 08:2008/BTNMT. Hiện không có mẫu nào bị ô nhiễm Cd.
+Thủy ngân
Hàm lượng Hg nước mặt tại các điểm khảo sát dao động trong khoảng 0,00011 đến 0,000769 mg/l. Như vậy, trên địa bàn TX. Tam Điệp, các điểm khảo sát có hàm lượng Hg thấp hơn tiêu chuẩn nước sinh hoạt theo QCVN 08:2008/BTNMT. Hiện không có mẫu nào bị ô nhiễm Hg.
+ Chì
Hàm lượng Pb trong nước mặt tại các điểm khảo sát dao động trong khoảng 0,00005 đến 0,007065 mg/l. Như vậy, trên địa bàn TX. Tam Điệp, các điểm khảo sát có hàm lượng Pb thấp hơn tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại B theo QCVN 08:2008/BTNMT. Tuy nhiên, các điểm khảo sát (TĐ13, TĐ16, TĐ18, TĐ17, TĐ09) nước thải bãi rác, nước thải công nghiệp, nước hồ Mùa Thu, suối
---
Bò, hàm lượng Pb lớn hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại A của QCVN 08:2008/BTNMT.
3.5.1. Ô nhiễm hợp chất độc hại và sinh hóa+ Độ pH + Độ pH
Trên địa phận TX. Tam Điệp, pH chênh lệch không quá lớn, dao động trong khoảng 6,67- 8,91, chủ yếu xấp xỉ 7,5. Theo tiêu chuẩn của QCVN 08:2008/BTNMT, độ pH của nước trong khu vực khảo sát nằm trong giới hạn cho phép.
+ Hàm lượng DO
Trên địa phận TX. Tam Điệp, hàm lượng DO dao động trong khoảng 1,5- 54 mg/l. So với tiêu chuẩn A1, 15 mẫu (chiếm 83,33%) có hàm lượng DO nhỏ hơn mức giới hạn từ 1,05- 4,0 lần; so với tiêu chuẩn A2, 10 điểm (chiếm 55,56%) có hàm lượng DO nhỏ hơn mức giới hạn từ 1,05- 3,33 lần; so với tiêu chuẩn B1 có 6 điểm, chiếm 33,33% vượt giới hạn từ 1,05- 2,67 lần. Mẫu nước hồ Yên Thắng tại tổ 1- phường Trung Sơn so với tiêu chuẩn B2 tới 1,33 lần. Như vậy, dựa vào hàm lượng DO cho thấy, nước mặt khu vực TX. Tam Điệp có giá trị hàm lượng DO không cao nhưng có khả năng tự làm sạch.
+ Nhu cầu oxy hoá học
Trên địa phận TX. Tam Điệp, hàm lượng COD dao động trong khoảng từ 2,8- 110 mg/l. So với tiêu chuẩn A1, có 13 điểm chiếm 72,22% vượt ngưỡng từ 1,32- 11 lần; so với tiêu chuẩn A2 có 11 mẫu, chiếm 61,11% vượt mức giới hạn từ 1,04- 7,33 lần, gồm các mẫu TĐ02, TĐ04, TĐ08, TĐ12, TĐ13, TĐ16, TĐ06, TĐ15, TĐ18, TĐ10, TĐ09; so với tiêu chuẩn B1 có 3 mẫu, chiếm 16,67% vượt giới hạn từ 1,02- 3,67 lần là các mẫu TĐ02, TĐ04, TĐ06. Nước ở sông Mới tại Yên Đồng- xã Yên Sơn và nước suối Khe Gồi- xã Quang Sơn vượt giới hạn của tiêu chuẩn B2 từ 3,61- 3,67 lần . Như vậy, các mẫu nước sông, suối, hồ hầu như không vượt ngưỡng quy chuẩn B1. Mẫu nước máy lấy từ hang ngầm của CTCP cấp nước Ninh Bình (TĐ09) là nước sinh hoạt nhưng có hàm lượng COD vượt ngưỡng quy chuẩn A1. Nước khu vực TX. Tam Điệp có biểu hiện ô nhiễm cục bộ thuộc 2 đối tượng nước sông và suối.
+ Nhu cầu oxy sinh hóa
Trên địa phận TX. Tam Điệp, hàm lượng BOD5 dao động trong khoảng 0,6- 81,62 mg/l. So với tiêu chuẩn A1 có 17 mẫu, chiếm 94,44% vượt ngưỡng từ 1,08- 20,41, duy nhất có mẫu nước khe suối khu dân cự tại TX. Tam Điệp
---
(TĐ20) có hàm lượng BOD5 thấp hơn quy chuẩn A1; so với tiêu chuẩn A2, có 15 mẫu, chiếm 83,33% vượt mức giới hạn của tiêu chuẩn từ 1,03- 13,6 lần. Các mẫu có hàm lượng BOD5 thấp hơn ngưỡng quy chuẩn A2 gồm TĐ17; TĐ20; TĐ21. So với tiêu chuẩn B1, có 7 mẫu, chiếm 38,89% vượt mức giới hạn từ 1,05- 5,44. Các đối tượng nước sông Mới ở Yên Đồng- xã Yên Sơn (TĐ02), nước suối Khe Gồi- phường Nam Sơn (TĐ04), nước suối Khe Rồng- phường Nam Sơn (TĐ08), nước suối Bò- phường Bắc Sơn (TĐ13) vượt mức tiêu chuẩn B2 từ 1,21- 3,27 lần, tức là bị ô nhiễm nặng. Như vậy, hàm lượng BOD5 thay đổi theo mùa, đa số các mẫu đều có giá trị hàm lượng cao vào mùa khô. Các mẫu nước sông suối, ao hồ thường có hàm lượng BOD5 thấp hơn ngưỡng quy chuẩn B1. Mẫu nước thải của Nhà máy thép Povihoa có hàm lượng BOD5 thấp hơn ngưỡng quy chuẩn B1. Mẫu nước máy (lấy nước từ hang ngầm, CTCP cấp nước Ninh Bình) có hàm lượng BOD5 vượt các ngưỡng quy chuẩn của A1 và A2, chỉ thấp hơn ngưỡng B1, không đảm bảo tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt.
+ Hàm lượng NH4+
Trên địa phận TX. Tam Điệp, hàm lượng amoni dao động trong khoảng 0- 2,906 mg/l. Trong số đó, có 61,11% số điểm khảo sát có hàm lượng NH4+ từ 0- 0,26 mg/l, đạt tiêu chuẩn nước A1, A2; 27,77 % số điểm khảo sát có hàm lượng NH4+ từ 0,26- 1,3 mg/l đạt tiêu chuẩn B1, B2. Còn lại 11,11% số điểm khảo sát có hàm lượng NH4+ cao hơn giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT đối với nước mặt. Đó là nước hồ Bãi Sải tiếp nhận nước thải sinh hoạt của toàn bộ dân khu vực xung quanh hiện đang được sử dụng để nuôi cá có hàm lượng NH4+
vượt giới hạn cho phép 1,7 lần (mẫu TĐ06) và nước ao ở tổ 4- phường Nam Sơn (TĐ10) cũng có hàm lượng NH4+ cao hơn giới hạn cho phép 2,23 lần. Như vậy, khu vực TX. Tam Điệp đã có biểu hiện ô nhiễm môi trường nước mặt do amoni và ô nhiễm nặng là đối tượng nước hồ Bãi Sải ở xã Quang Sơn. Nước máy (lấy từ hang ngầm, CTCP cấp nước) có hàm lượng NH4+ rất thấp, không vượt ngưỡng quy chuẩn A1.
+ Hàm lượng NO2-
Trên địa phận TX. Tam Điệp, hàm lượng nitrit dao động trong khoảng từ 0- 10,6 lần. Trong đó, có 44,44% số điểm khảo sát có hàm lượng nitrit nằm trong giới hạn cho phép của nước mặt (NO2- <0,16 mg/l). Tuy nhiên, có tới 55,56% số điểm khảo sát còn lại có hàm lượng nitrit lớn hơn giới hạn cho phép từ 1,2- 66 lần. Điểm khảo sát có hàm lượng nitrit lớn nhất trong khu vực khảo
---
sát là nước ao (TĐ10) ở tổ 4- phường Nam Sơn, lớn hơn tiêu chuẩn giới hạn cho phép 66 lần. Nước lấy ở ngã 3 sông Mới và kênh thoát phía hạ lưu sông Yên Sơn (TĐ02) có hàm lượng NO2- lớn hơn giới hạn cho phép là 27,85 lần. Nước lấy từ cống thải từ phía NHà máy chế biến thực phẩm tổ 24- phường Trung Sơn (TĐ12) có hàm lượng NO2- lớn hơn giới hạn cho phép 53 lần. Như vậy, nước mặt khu vực TX. Tam Điệp đang bị ô nhiễm nitrit cục bộ. Nước máy (lấy từ hang ngầm, CTCP cấp nước) có hàm lượng nitrit cao hơn ngưỡng tiêu chuẩn A2, không đảm bảo chất lượng cho nước ăn uống sinh hoạt.
+ Hàm lượng NO3-
Trên địa phận TX. Tam Điệp, hàm lượng nitrat mùa mưa dao động trong khoảng 0,01- 25,34 mg/l. So với tiêu chuẩn A1 có 8 mẫu, chiếm 44,44% vượt mức giới hạn từ 1,13- 2,86 lần. Nước suối Ớt, thôn 1- xã Đông Sơn, phía nam khu bãi rác thải có hàm lượng nitrat vượt mức tiêu chuẩn A2 tới 1,15 lần. Toàn bộ số điểm khảo sát và phân tích đều có hàm lượng NO3- thấp hơn mức giới hạn của tiêu chuẩn B1. Như vậy, nước mặt khu vực TX. Tam Điệp chưa có biểu hiện về ô nhiễm do nitrat. Mẫu nước máy có hàm lượng nitrat cũng khá cao, vượt ngưỡng của tiêu chuẩn A1 tới 1,13 lần, không đảm bảo chất lượng nước ăn uống sinh hoạt.
+ Hàm lượng clorua
Trên địa phận TX. Tam Điệp, hàm lượng Cl- dao động trong khoảng 5,11- 48,56 mg/l. Nhìn chung các điểm khảo sát trong khu vực nghiên cứu có hàm lượng Cl- tương đối thấp, không có mẫu nào có hàm lượng Cl- vượt ngưỡng của tiêu chuẩn A1. Nước có hàm lượng clorua cao nhất thuộc đối tượng nước sông Mới ở thôn Yên Đồng- xã Yên Sơn (TĐ02), nước có hàm lượng thấp nhất là nước giếng ở xã Quang Sơn (TĐ05). Như vậy, khu vực TX. Tam Điệp không bị nhiễm mặn.
+ Chất lơ lửng
Trên địa phận TX. Tam Điệp, hàm lượng cặn lơ lửng dao động trong khoảng 0- 1.850,6 mg/l. So với tiêu chuẩn A1 có 8 mẫu, chiếm 44,44% vượt mức tiêu chuẩn từ 1,07- 92,53 lần; so với tiêu chuẩn A2, có 7 mẫu, chiếm 38,89% vượt ngưỡng từ 1,01- 61,69 lần. Nước suối phía nam khu bãi rác thải ở thôn 1- xã Đông Sơn có hàm lượng TSS cao nhất, vượt mức B2 tới 18,51 lần. Như vậy, kết quả phân tích cho thấy, các mẫu nước sông suối, ao hồ hầu như có hàm lượng TSS thấp hơn ngưỡng tiêu chuẩn B1. Nước mặt khu vực TX. Tam
---
Điệp chỉ biểu hiện ô nhiễm nước suối ở Đông Sơn.
+ Coliform
Trên địa phận TX. Tam Điệp, số lượng coliform dao động trong khoảng từ 2,4x102- 2,1x107 MNP/100 ml. Trong số đó, 27,77% số điểm khảo sát, nước có số lượng coliform vượt tiêu chuẩn cho phép từ 100- 1.000 lần. Đó là điểm khảo sát tại tổ 4- phường Nam Sơn, nước thải của toàn bộ khu dân cư và Nhà máy thép Povihoa (TĐ10), hàm lượng coliform lên tới 2,1x107 MNP/100ml, gấp 2,1x103 lần giới hạn cho phép. Nước lấy tại cống thải của Nhà máy chế biến thực phẩm (TĐ12), tổ 24- phường Trung Sơn có số lượng coliform 1,5x107
MNP/100ml, gấp 1,5x103 lần giới hạn cho phép và mẫu nước lấy gần kho thuốc trừ sâu cũ (TĐ19) có số lượng coliform gấp 9,3x102 lần giới hạn cho phép. Nhìn chung, số lượng coliform tại các điểm khảo sát của khu vực nghiên cứu bị ô nhiễm cục bộ, tập trung ở các nguồn nước thải. Như vậy, nước mặt khu vực TX.