Huyện Kim Sơn

Một phần của tài liệu Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (20092010 (Trang 66)

9 mẫu vượt ngưỡng B

3.8. Huyện Kim Sơn

3.8.1. Ô nhiễm Kim loại nặng+ Tổng Crom + Tổng Crom

Nước mặt của các điểm khảo sát trên địa bàn huyện Kim Sơn, vào cả 2 mùa có hàm lượng tổng Cr biến động trong khoảng từ 0,0012 đến 0,09871 mg/l. Nhìn chung, kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng Cr trong nước mặt ở Kim Sơn nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT. Phần lớn các mẫu phân tích (chiếm 86,66%), không phát hiện thấy Cr trong nước. Mẫu nước lấy gần Nhà máy nước Phát Diệm (KS21), nước giếng nhà ông Lê Xuân Đài, xóm 3- xã Thượng Kiệm (KS27) và mẫu nước ở khu nuôi trồng thuỷ sản (KS07) có hàm lượng tổng Cr cao, vượt ngưỡng giới

---

hạn cho phép theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại A1 và A2 của QCVN 08:2008/BTNMT, nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép nước mặt loại B.

+ Mangan

Hàm lượng Mn dao động trong khoảng 0,01923 đến 0,50938 mg/l, đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT đối với nước mặt. Trong đó có 9 mẫu nước (chiếm 60% số điểm khảo sát) có hàm lượng Mn nhỏ hơn 0,100 mg/l, đạt tiêu chuẩn nước loại A; 6 mẫu nước (chiếm 40% số điểm khảo sát) đạt tiêu chuẩn nước loại B theo QCVN 08:2008/BTNMT. Mẫu nước có hàm lượng Mn cao nhất là mẫu nước mương ở xóm 2- xã Kiến Thái (KS19) có hàm lượng Mn là 0,50938 mg/l và nước giếng khơi nhà ông Lê Xuân Đài ở xóm 3- xã Thượng Kiệm (KS27) có hàm lượng Mn là 0,49575 mg/l vượt ngưỡng nước sinh hoạt loại A, nhưng vẫn dưới giới hạn cho phép của nước mặt loại B theo QCVN 08:2008/BTNMT. Như vậy, trên địa bàn huyện Kim Sơn, vào mùa mưa cũng như mùa khô chưa bị ô nhiễm Mn trong nước mặt theo QCVN 08:2008/BTNMT.

+ Tổng sắt

Hàm lượng tổng Fe trong nước tại các điểm khảo sát dao động từ 0,89662 đến 7,64995 mg/l. Phần lớn các điểm khảo sát, nước mặt có hàm lượng Fe cao, vượt ngưỡng tiêu chuẩn nước mặt loại A của QCVN 08:2008/BTNMT. Trong đó, chỉ có 1 điểm khảo sát (KS21) có hàm lượng Fe từ < 1,000 mg/l, đạt tiêu chuẩn nước loại A2. 66,66% số điểm khảo sát có hàm lượng Fe từ 1,000 đến 2,000 mg/l, đạt tiêu chuẩn B1 và B2 theo QCVN 08:2008/BTNMT. 26,66% số điểm khảo sát có hàm lượng Fe > 2,000 mg/l, lớn hơn giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nước mặt của QCVN 08:2008/BTNMT. Nhìn chung nước mặt khu vực khảo sát có hiện tượng bị ô nhiễm Fe theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại A của QCVN 08:2008/BTNMT. Phần lớn mẫu nước có hàm lượng Fe đạt tiêu chuẩn B1, B2 theo QCVN 08:2008/BTNMT.

+ Kẽm

Tại các điểm khảo sát trên địa bàn huyện Kim Sơn, vào mùa mưa cũng như mùa khô, hàm lượng Zn dao động trong khoảng 0,01278 đến 0,06106 mg/l. Tất cả các điểm khảo sát đều có hàm lượng Zn nhỏ hơn tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại A1. Hàm lượng Zn trong nước giếng, nước sạch của Nhà máy nước Phát Diệm cao hơn các điểm khảo sát khác. Nhưng nhìn chung, trên địa bàn huyện Kim Sơn, vào mùa mưa cũng như mùa khô, nước mặt chưa bị ô nhiễm Zn

---

theo QCVN 08:2008/BTNMT.

+ Asen

Hàm lượng As trong các điểm khảo sát dao động trong khoảng 0,00124 đến 0,01819 mg/l. Các điểm khảo sát lấy mẫu tại đầm nuôi thủy sản xã Kim Trung (KS07) và nước mương (KS11), có hàm lượng As lớn hơn tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại A1 của QCVN 08:2008/BTNMT. Các điểm khảo sát còn lại đều có hàm lượng As nhỏ hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn A1. Nhìn chung, nước mặt chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm As.

+ Cadimi

Hàm lượng Cd dao động trong khoảng 0,000002 đến 0,000145 mg/l. Kết quả phân tích cho thấy, nguồn nước mặt tại khu vực nghiên cứu chưa bị ô nhiễm Cd. Hàm lượng Cd tại các điểm khảo sát trên địa bàn huyện Kim Sơn, vào mùa mưa cũng như mùa khô đều nhỏ hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại A1 của QCVN 08:2008/BTNMT.

+ Thủy ngân

Hàm lượng Hg dao động trong khoảng 0,000005 đến 0,005306 mg/l. Kết quả phân tích cho thấy, mẫu nước trong khu vực quan trắc chưa thấy có dấu hiệu bị ô nhiễm Hg theo tiêu chuẩn nước mặt loại B của QCVN 08:2008/BTNMT. Một số điểm khảo sát có hàm lượng Hg lớn như: nước đầm nuôi trồng thuỷ sản (KS07, KS10) và nước ao gần kho thuốc trừ sâu cũ (KS18). Hàm lượng Hg của các mẫu nước này đã vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại A của QCVN 08:2008/BTNMT. Tuy nhiên, 100% số điểm khảo sát có hàm lượng Hg nhỏ hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại B theo QCVN 08:2008/BTNMT.

+ Chì

Hàm lượng Pb trên địa bàn huyện Kim Sơn, vào mùa mưa cũng như mùa khô dao động trong khoảng 0,000086 đến 0,004469 mg/l. Kết quả phân tích cho thấy, mẫu nước chưa thấy có hiện tượng ô nhiễm Pb. 100% số điểm khảo sát, mẫu nước mặt có hàm lượng Pb nhỏ hơn giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại A1 của QCVN 08:2008/BTNMT.

3.8.2. Ô nhiễm hợp chất độc hại và sinh hóa+ Độ pH + Độ pH

Giá trị pH trong nước kênh mương, nước giếng, nước ao, nước hồ dao động trong khoảng 7,1- 8,75, đạt tiêu chuẩn nước mặt A1. Nước nuôi trồng thuỷ

---

sản có giá trị pH cao hơn, dao động trong khoảng 7,81- 8,75. Theo QCVN 08:2008/BTNMT, nước mặt vùng khảo sát có độ pH nằm trong giới hạn cho phép. Riêng nước đầm tôm của nhà ông Bùi Văn Mai ở xã Kim Đông (KS12) có giá trị pH cao tới 8,75 (lớn hơn giới hạn cho phép đối với nước nuôi ao trồng thủy sản). Kết quả phân tích hai mùa đều cho thấy, giá trị pH tại khu vực Kim Sơn nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn nước mặt. Sự biến thiên giá trị pH không thể hiện rõ quy luật theo mùa mà phụ thuộc vào sự ảnh hưởng rất phức tạp của sự dao động mực nước biểu vào mùa mưa và khô.

+ Oxy hoà tan

Trên địa phận huyện Kim Sơn, kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng DO của mẫu nước tại các điểm khảo sát dao động trong khoảng 2,74- 7,26 mg/l. So với tiêu chuẩn A1 có 14 điểm, chiếm 60,87% thấp hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,03- 2,11 lần; Tại các điểm nước giếng ở Cồn Thoi (KS15), nước ao xóm 1- Yên Mật và xóm 6- xã Đồng Hướng gần Nhà thờ Đồng Hướng có hàm lượng DO thấp nhất trong các điểm khảo sát, nhỏ hơn tiêu chuẩn B1 từ 1,08- 1,40 lần. Nhìn chung, nước mặt khu vực khảo sát có hàm lượng DO nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT đối với nước mặt (chuẩn B1, B2). Do vậy, nguồn nước tại các điểm chỉ có thể dùng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích khác với yêu cầu chất lượng nước thấp.

+ Nhu cầu oxy hoá hoá học

Trên địa phận huyện Kim Sơn, hàm lượng COD trong nước mặt mùa mưa tại các điểm khảo sát dao động trong khoảng 1,36- 132,6 mg/l. Phần lớn các điểm khảo sát có hàm lượng COD vượt mức A1, 22 điểm ứng với 95,65% vượt mức tiêu chuẩn A2 từ 1,01- 8,84 lần. So với tiêu chuẩn B1 có 9 điểm, chiếm 39,13% vượt giới hạn từ 1,21- 4,42 lần. Các điểm có giá trị cao nhất và biểu hiện ô nhiễm là các đối tượng nước khu nuôi trông thủy sản công nghệ cao ở xã Kim Trung (KS07), nước kênh qua làng nghề cói ở xã Kiến Thái (KS19), nước ao gần Nhà thờ Đồng Hướng (KS20) và nước giếng ở xóm 9- xã Yên Lộc có hàm lượng COD vượt tiêu chuẩn B2 từ 1,02- 2,65 lần. Như vậy, dựa vào giá trị COD cho thấy, khu vực huyện Kim Sơn, nước mặt bị ô nhiễm cục bộ. Vào thời điểm mùa mưa, nước có hàm lượng COD nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT đối với nước mặt. Phần lớn các điểm khảo sát có hàm lượng COD đạt tiêu chuẩn A. Vào thời điểm mùa khô, nước không được pha loang nên một số điểm đã có giá trị COD vượt trên giới hạn của tiêu chuẩn B2.

---

Nước máy phục vụ cho TT. Phát Diệm và lân cận không đảm bảo chất lượng nước ăn uống sinh hoạt, giá trị COD cao hơn mức A2 tới 1,84 lần.

+Nhu cầu oxy sinh hoá

Trên địa phận huyện Kim Sơn, hàm lượng BOD5 mùa mưa tại các điểm khảo sát đo được từ 0,2- 88,5 mg/l. Có 22 điểm trừ nước sông Càn ở Kim Hải (KS02), chiếm 95,65% vượt giới hạn của tiêu chuẩn A1, A2 từ 1,67- 22,13 lần. So với tiêu chuẩn B1 có 12 điểm, chiếm 52,17% vượt mức giới hạn từ 1,05-5,9 lần thuộc các đối tượng nước (KS01, KS03, KS7, KS08, KS9, KS10, KS11, KS12, KS18, KS19, KS 20) sông, ao, kênh mương, giếng. Các điểm có giá trị BOD5 cao nhất là nước khu nuôi trồng thuỷ sản ở xã Kim Trung (KS07), nước qua làng nghề cói ở xã Kiến Thái (KS19) và nước giếng ở xóm 9- xã Yên Lộc (KS23), vượt giới hạn mức B2 từ 1,38- 3,54 lần. Đánh giá mức độ ô nhiễm dựa vào chỉ tiêu BOD5 cho thấy, nước mặt ở huyện Kim Sơn có hàm lượng BOD5

thấp vào mùa mưa do có sự pha loãng, phần lớn các điểm khảo sát có hàm lượng BOD5 đạt tiêu chuẩn nước A1, cao vào mùa khô, một số điểm (KS07, KS19, KS23) có sự gia tăng hàm lượng vượt quá mức tiêu chuẩn B2 của quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT.

+ Hàm lượng amoni

Trên địa phận huyện Kim Sơn, hàm lượng NH4+ trong nước mặt tại các điểm khảo sát trong khu vực quan trắc dao động từ 0,214- 5,022 mg/l. Hầu hết nước mặt ở các điểm khảo sát có hàm lượng NH4+ vượt tiêu chuẩn nước A1, trừ nước máy sau xử lý của Nhà máy nước Phát Diệm không pháp hiện thấy NH4+. 66,66% số điểm khảo sát, nước mặt có hàm lượng NH4+> 0,26mg/l (tiêu chuẩn B1, B2). 20,83% số điểm khảo sát nước mặt có hàm lượng NH4 > giới hạn cho phép đối với nước mặt từ 1,1- 3,86 lần. Nước mặt có hàm lượng NH4+cao nhất đạt: 5,022 mg/l (mẫu KS15) phát hiện được trong nước giếng khơi nhà ông Phạm Lưu Phương ở xã Cồn Thoi, cao gấp 3,35 lần so với tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt của Bộ Y tế năm 2002. Như vậy, nước mặt khu vực huyện Kim Sơn có biểu hiện ô nhiễm NH4+ cục bộ; vào mùa mưa có 20,83% số điểm khảo sát có hàm luợng NH4+ cao hơn giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT đối với nước mặt. Vì vậy, khi đưa nguồn nước vào sử dụng cần có các biện pháp xử lý thích hợp. Vào mùa khô mức độ ô nhiễm thể hiện rõ nét ở Cồn Thoi, Đồng Hướng và Phát Diệm. Nước máy đã qua xử lý của Nhà máy nước Phát Diệm có hàm lượng amoni rất cao, ở mức ô nhiễm.

---

+ Hàm lượng nitrit

Trên địa phận huyện Kim Sơn, hàm lượng NO2- trong nước mặt mùa mưa dao động trong khoảng 0,02- 15,89 mg/l. Có tới 91,67% các điểm có hàm lượng NO2- vượt tiêu chuẩn cho phép của nước mặt từ vài lần đến vài chục lần, đặc biệt là nước giếng nhà ông Phạm Lưu Phương ở xã Cồn Thoi (KS15) là 7,978 mg/l, cao gấp 2,66 lần so với tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt của Bộ Y tế năm 2002. Nước ao (KS20), nước sông (KS22, KS26), nước hồ (KS23) có hàm lượng NO2- cao hơn giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT đối với nước mặt từ 15,25- 99,31 lần. Kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng NO2- ở khu vực nghiên cứu tại thời điểm khảo sát đã bị ô nhiễm, ở một số nơi rất cao, vượt QCVN 08:2008/BTNMT đối với nước mặt từ vài chục lần đến tới gần 100 lần, không đáp ứng nhu cầu dùng cho nước sinh hoạt, nông nghiệp. Như vậy, nước mặt khu vực huyện Kim Sơn bị ô nhiễm nitrit. Các đối tượng nước bị ô nhiễm bao gồm nước sông, ao, đầm, giếng ở mức độ khác nhau, theo mùa tại cùng một vị trí. Vào mùa mưa hàm lượng nitrit tại các điểm vượt mức B2 từ ,146- 99,31 lần, vị trí ô nhiễm ở mức thấp nhất thuộc nước đầm nuôi trông thủy sản ở xã Kim Hải (KS04), cao nhất ở nước ao xóm 6- Đồng Hướng (KS20). Vào mùa khô, điểm bị ô nhiễm nặng nhất là nước giếng ở Cồn Thoi (KS15) và nhẹ nhất là nước sông tại cửa Đáy ở Kim Đông (KS09). Nước máy của Nhà máy nước Phát Diệm xử lý có giá trị nitrit rất cao so với mức cho phép, vượt tiêu chuẩn A1 là 7,03 lần, vượt giới hạn B2 là 1,45 lần vào mùa khô và 1,51- 7,39 vào mùa mưa.

+ Hàm lượng nitrat

Trên địa phận huyện Kim Sơn, kết quả quan trắc cho thấy, ở hầu hết các điểm khảo sát, hàm lượng nitrat mùa mưa đều đạt tiêu chuẩn A1 đối với nước mặt và nước sinh hoạt. Riêng nước giếng nhà ông Phạm Lưu Phương ở xã Cồn

Một phần của tài liệu Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (20092010 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w