Chất lượng nguồn nước mặt các dòng chảy sông

Một phần của tài liệu Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (20092010 (Trang 77)

9 mẫu vượt ngưỡng B

4.3.1.Chất lượng nguồn nước mặt các dòng chảy sông

Đối với tỉnh Ninh Bình, nước mặt chủ yếu sử dụng cho tưới tiêu nông nghiệp và phục vụ sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp. Nhưng do khan hiếm về nguồn nước ngầm, nên một khối lượng nguồn nước mặt không nhỏ được xử lý để cấp cho sinh hoạt. Nước các sông được xử lý cấp nước sinh hoạt gồm có: sông Đáy, sông Me, sông Bôi, sông Hoàng Long, sông Vân, sông Sào Khê, sông Chanh, sông Vạc, sông Càn, sông Mới. Kết quả phân tích về hàm lượng các thành phần độc hại của các con sông nêu trên cho thấy, ở các khu vực khác nhau, nước mặt có chất lượng và mức độ ô nhiễm khác nhau. Do nhiều mục đích sử dụng khác nhau, nên chất lượng nước nước mặt của các dòng sông được đánh giá theo tiêu chuẩn A (A1 hoặc A2) và B (B1 hoặc B2). Dưới đây là một số nét chủ yếu về chất lượng nước mặt của một số dòng sông chính (Phụ lục: Bảng 3, 4, Hình 15).

Sông Đáy là con sông chính trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Chất lượng nước sông Đáy thay đổi thất thường, chịu sự chi phối rất nhiều của chất thải từ sản xuất và sinh hoạt nội tại trong tỉnh Ninh Bình và một phần từ các thành phố Hà Nội, Phủ Lý và các thị trấn, thị tứ, các khu công nghiệp nằm trong phạm vi lưu vực trên thượng nguồn dồn về.

Trước cửa ngõ vào địa phận tỉnh Ninh Bình (huyện Thanh Liêm- tỉnh Hà Nam), qua các kết quả nghiên cứu của một số đồng nghiệp đã cho thấy các dấu hiệu ô nhiễm về một số hợp chất hữu cơ gây hại [4]. Kết quả khảo sát từ 2003- 2005, đều cho thấy hàm lượng COD, BOD5, DO đều vượt tiêu chuẩn A từ 1,5 đến 2 lần; hàm lượng NH4+, NO2- cũng khá cao, vượt tiêu chuẩn A từ 5 đến 12 lần, vượt tiêu chuẩn B đến > 3 lần (Phụ lục: Hình 15).

Trên địa phận tỉnh Ninh Bình, nước sông Đáy ở hầu hết các khu vực đều có biểu hiện ô nhiễm đồng loạt, các chỉ tiêu COD, BOD5, NH4+, NO2-và TSS khá cao ở tất cả các điểm phân tích mẫu tại các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Kim Sơn và TP. Ninh Bình.

---

Trên địa phận huyện Gia Viễn, DO thay đổi từ 3,59- 3,89 mg/l, thấp hơn mức B1; COD thay đổi từ 20,0- 30,4 mg/l, cao hơn A1: 3,04 lần và xấp xỉ B1; BOD5 thay đổi 14,9- 19,1 mg/l, cao hơn A1: 4,78 lần, cao hơn B1: 1,27 lần; NH4+: từ 0,183- 3,179 mg/l, cao hơn A1 là 24,45 lần, > B2: 2,45 lần; NO2-thay đổi từ 0,189- 1,16 mg/l, vượt A1: 35,15 lần, cao hơn mức B2: 7,25 lần; CN- thay đổi từ 0,0047- 0,0124 mg/l, vượt A1: 2,48 lần. A2: 1,24 lần và thấp hơn B1; coliform > A1: 1,72, thấp hơn A2, đạt tiêu chuẩn nước mặt.

Nước sông Đáy thuộc phạm vi TP. Ninh Bình có hàm lượng COD thay đổi từ 6,35- 36,8 mg/l, cao hơn A1: 3,68 lần và vượt B1: 1,23 lần; BOD5 thay đổi 0,5- 31,82 mg/l, mẫu cao nhất vượt A1: 7,96 lần, cao hơn B2 1,27 lần; NH4+: 0,22- 3,24 mg/l, cao hơn A1 từ 1,69- 24,92 lần, cao nhất vượt B2: 2,29 lần; NO2-

thay đổi từ 0,02- 7,24 mg/l, mẫu có hàm lượng cao nhất vượt A1: 219,5 lần (NB09), cao hơn mức B2: 45,28 lần, cặn lơ lửng (TSS) thay đổi từ 2,4- 58,7 mg/l, mẫu cao nhất vượt tiêu chuẩn A1: 2,94 lần, cao hơn B1 1,17 lần; CN thay đổi từ 0,0066- 0,014 mg/l, vượt A1: 2,8 lần và A2: 1,4 lần và thấp hơn B1.

Mẫu nước khu vực lấy nước cho nhà máy xử lý cấp nước sinh hoạt cho TP. Ninh Bình có COD thay đổi từ 6,8- 36,8 mg/l, cao hơn A1: 3,68 lần và vượt hơn B1: 1,23 lần; BOD5 thay đổi 4,4- 25mg/l, cao nhất vượt cao hơn A1: 6,25 lần bằng ngưỡng tiêu chuẩn B2; NH4+: 0,253- 0,944 mg/l, cao hơn A1 từ 7,26 lần, vượt tiêu chuẩn B1: 1,48 lần; NO2-thay đổi từ 0,047- 3,0 mg/l, mẫu có hàm lượng cao nhất vượt A1: 118,85 lần (NB19), cao hơn mức B2: 24,5 lần; CN-

thay đổi từ 0,0066- 0,0099 mg/l, vượt A1: 1,98 lần và xấp xỉ ngưỡng A2; các chỉ tiêu khác đạt chuẩn nước mặt hoặc chỉ bị ô nhiễm cục bộ không lớn.

Sông Đáy thuộc phạm vi huyện Yên Khánh: do phải tiếp nhận các nguồn thải của phần thượng nguồn và TP. Ninh Bình, nguồn nước mặt sông Đáy cũng bị ô nhiễm một số chỉ tiêu. Hàm lượng DO thấp hơn tiêu chuẩn A1; COD thay đổi từ 4,1- 25,2 mg/l, cao hơn A1: 2,52 lần, thấp hơn B2; BOD5 thay đổi 3,9 - 15,7 mg/l, cao hơn A1: 3,93 lần, xấp xỉ tiêu chuẩn B1; NH4+: 0,448- 1,35 mg/l, cao hơn A1 từ 10,38 lần, xấp xỉ B2; NO2- thay đổi từ 0,112- 2,10 mg/l, vượt A1: 63,64 lần, cao hơn mức B2: 13,13 lần; CN- thay đổi từ 0,0087- 0,013 mg/l, vượt A1: 2,6 lần, thấp hơn B1. Cặn lơ lửng từ 9,5- 70,7 mg/l, cao hơn B1: 1,41 lần; coliform khá cao, vượt tiêu chuẩn B2: 1,5 lần. Các chỉ tiêu khác đạt chuẩn nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT.

---

thấp xấp xỉ 2 lần tiêu chuẩn A1; COD thay đổi từ 3,6- 42,00 mg/l, cao hơn A1: 4,2 lần, cao hơn B1: 1,4 lần; BOD5 thay đổi 0,75- 23,0 mg/l, cao hơn A1: 5,75 lần, xấp xỉ ngưỡng B2; NH4+: 0,214- 2,011mg/l, cao hơn A1: 15,47 lần, > B2: 1,55 lần; NO2- thay đổi từ 0,091- 0,889 mg/l, vượt A1: 26,94 lần, cao hơn mức B2: 5,56 lần; CN thay đổi từ 0,0022- 0,0078mg/l, vượt A1: 1,56 lần, thấp hơn B1. Cặn lơ lửng từ 15,3- 199,28 mg/l, vượt A, cao hơn B2: 1,99 lần; coliform khá cao, hầu hết vượt tiêu chuẩn B2, mẫu cao nhất vượt đến 210 lần (KS17). Các chỉ tiêu khác đạt chuẩn nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT.

Nhìn chung, so sánh với những kết quả phân tích về một số chỉ tiêu ô nhiễm từ 2003- 2005 và kết quả quan trắc môi trường 2007- 2008 tới thời điểm 2009- 2010, chất lượng nước mặt dòng chảy sông Đáy có sự gia tăng ô nhiễm về các chỉ tiêu: COD, BOD5, DO, NH4+, NO2-. Tuy nhiên, một điều đáng mừng là nước sông Đáy hầu như chỉ ô nhiễm ở các khu vực chảy qua các đô thị, còn ở những khu vực nông thôn, xa thành phố, thị trấn có chất lượng tốt hơn, nhiều nơi đạt tiêu chuẩn A1 và A2 (QCVN 08:2008/BTNMT).

Nước các sông khác: sông Yên, sông Vân trong phạm vi TP. Ninh Bình có chiều hướng gia tăng ô nhiễm do phải tiếp nhận trực tiếp phần lớn nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, các khu sản xuất, của bệnh viện, trường học, các nhà hàng và cơ sở dịch vụ,... trên toàn địa bàn thành phố và khu vực ven đô. Chất lượng nước sông có giá trị DO thấp hơn tối thiểu cho phép; các giá trị NH4+, NO2-, BOD5, COD; tổng cặn lơ lửng, tổng coliform cao hơn so với QCVN 08:2008/BTNMT về nước mặt.

Nước sông Vân có hàm lượng DO thấp cục bộ, phần lớn đạt QCVN 08:2008/BTNMT; COD thay đổi từ 32,25- 54,4 mg/l, cao hơn A1: 3,23- 5,44 lần, cao hơn B1: 1,81 lần; BOD5 thay đổi từ 19,17- 35,2 mg/l, vượt A1: 8,8 lần, >B2: 4,4 lần; NH4+: 0,18- 1,05 mg/l, cao hơn A1 từ 1,38- 8,08 lần, > B1: 1,64 lần; NO2-: 0,239- 4,05 mg/l, vượt A1: 7,24- 122,73 lần, cao hơn B2: 1,49- 25,31 lần; CN- thay đổi từ 0,0038- 0,012 mg/l, mẫu có hàm lượng cao nhất vượt A1: 2,4 lần, > A2: 1,2 lần và thấp hơn B. Cặn lơ lửng từ 4,5- 79,18 mg/l, mẫu cao nhất vượt A, cao hơn B1: 1,58 lần; coliform khá cao, hầu hết vượt tiêu chuẩn B2, mẫu cao nhất vượt đến 14 lần. Các chỉ tiêu khác đạt chuẩn nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT.

Sông Yên có hàm lượng DO thấp cục bộ, phần lớn đạt tiêu chuẩn nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT; COD cao hơn A1: 5,16 lần; xấp xỉ B2; BOD5 từ

---

23,5- 32,3 mg/l, > B2: 1,29 lần; NH4+ thay đổi từ 0,505- 0,639 mg/l, vượt tiêu chuẩn A1: 4,92 lần, cao hơn A2: 2,46 lần, tương đương B1; hàm lượng NO2-: 0,258- 1,133 mg/l, vượt A1: 34,33 lần, cao hơn B2: 7,08 lần; CN- thay đổi từ 0,0026- 0,011 mg/l, cao hơn A1: 2,2 lần và > A2: 1,1 lần và thấp hơn mức B2; TSS (cặn lơ lửng) cao hơn B1: 7,5- 69 lần.

Một số sông khác như sông Hoàng Long, sông Vạc, sông Mới, sông Ân, sông Cà Mau, sông Càn, v.v. cũng có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ, các chỉ tiêu ô nhiễm thường là các chỉ số: DO, COD, BOD5, NH4+ , NO2-, TSS. Biểu hiện chung như sau: hàm lượng DO cao hơn B1, COD > A2 , BOD5 > B1 (NB- NB03, mẫu cao nhất gấp 2,15), NH4+ > B1(YK01, cao gấp 2,17 lần), NO2-. > B2 (YK01 lớn gấp 51,81 lần), cặn lơ lửng > B2; coliform lớn hơn B2 (KS22 cao gấp 170 lần).

Ô nhiễm kim loại nặng trong nước sông tập trung chủ yếu ở các nguyên tố Fe, Mn, mang tính phổ biến theo diện trên nhiều khu vực. Hàm lượng Fe từ 1,051- 3,276 mg/l, cao hơn A2 từ 1,09- 3,27 lần (NB20, KS05), một số mẫu có hàm lượng > B2: KS03, KS05, YM05, gấp từ 1,01- 1,63 lần. Hàm lượng Mn dao động từ 0,101 đến 0,845 gấp từ 1,01- 8,45 lần (YK10, TĐ14), riêng mẫu TĐ14 cao hơn B từ 1,06 lần. Hg chủ yếu ô nhiễm ở Yên Mô, hàm lượng thay đổi từ 0,0028- 0,0058 mg/l, cao hơn A1 từ 2,78- 5,79, B2: 1,4- 2,9 lần; Cr ô nhiễm rải rác ở một vài điểm trên các huyện Hoa Lư, Nho Quan, TX. Tam Điệp và TP. Ninh Bình. Hàm lượng Cr thay đổi từ 0,01- 0,124 mg/l, mẫu có hàm lượng cao nhất gấp A1 tới 12,4 lần (NQ01) và hơn mức B2: 2,48 lần.

Chất lượng nước suối ở một số khu vực trên địa bàn tỉnh cũng trong tình trạng ô nhiễm cục bộ, phổ biến như các sông đã nêu, do tiếp nhận nước thải sinh hoạt, nước thải của các khu chăn nuôi và một số khu vực sản xuất tiểu công nghiệp. Các suối thuộc TX. Tam Điệp như suối Chăn Nuôi, suối Bò bị ô nhiễm nặng: hàm lượng COD thay đổi từ 68,7- 74,5 mg/l, lớn hơn B2 từ 1,37- 1,49 lần, BOD5, thay đổi từ 30,3- 64,8 mg/l, gấp lớnhơn B2 từ 1,21- 2,59 lần, NO2- cao hơn B2, thay đổi từ 0,56- 8,47, gấp 3,54- 52,99; coliform cao hơn tiêu chuẩn B2 của QCVN 08:2008/BTNMT từ 1,4- 1.500 lần. Riêng nước suối khoáng Kênh Gà ở Gia Viễn (GV03) bị ô nhiễm: hàm lượng DO thấp hơn B2 1,08 lần, COD > B2 2,03 lần, BOD5 > B2, gấp 2,85 lần, NH4+ > B2, gấp 2,84 lần; NO2-> B2, gấp 15,83 lần, Cl- vượt B2 là 8,76 lần.

---

phân bố ở Gia Viễn, TX. Tam Điệp. Ô nhiễm Fe mang tính phổ biến ở hầu hết các khu vực với hàm lượng từ 0,625- 21,69 mg/l, cao hơn A1 từ 1,25- 43,38 lần (TĐ04, GV03), một số mẫu có hàm lượng > B2, gấp từ 1,07- 10,84 lần. Một nửa số mẫu ô nhiễm Cr, hàm lượng thay đổi từ 0,012- 0,124 mg/l, > A1 từ 1,2 đến 12,4 lần, trong đó có mẫu > B2 từ 1,49- 2,49 lần. Hàm lượng Hg thay đổi từ 0,00115- 0,00371 mg/l, > A1: 1,15- 3,71 lần, > B2: 1,85 lần (GV03). As, Mn chỉ ô nhiễm ở mẫu nước suối khoáng Kênh Gà (GV03), As với hàm lượng cao nhất là 0,054 mg/l, > A1: 5,4 lần, xấp xỉ ngưỡng B1; hàm lượng Mn cao hơn mức A: 2,05 lần và thấp hơn B.

Một phần của tài liệu Đề tài ĐTCB: “Điều tra đánh giá thực trạng ô nhiễm nước mặt tỉnh Ninh Bình; đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ bảo vệ tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững” (20092010 (Trang 77)