+ Tổng Crom
Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng Crom trên toàn địa bàn khảo sát phần lớn có giá trị thấp, hoặc không phát hiện được. Trên địa bàn, hàm lượng tổng Cr dao động trong khoảng 0,000108 đến 0,12422 mg/l. Trong đó, tại một số điểm khảo sát ở suối khoáng Kênh Gà, giếng Ngọc và giếng đào trong khu dân cư (GV03, GV08, GV18) có tổng Cr cao hơn giá trị cho phép theo tiêu chuẩn nước của QCVN 08:2008/BTNMT. Tại các điểm này, tổng lượng Cr trong mùa mưa lại cao hơn mùa khô. Còn lại, phần lớn các điểm khảo sát vào mùa mưa cũng như mùa khô hầu như không phát hiện thấy ô nhiễm Cr trong nước mặt ở huyện Gia Viễn theo QCVN 08:2008/BTNMT.
+ Mangan
Trên địa bàn huyện Gia Viễn, hàm lượng Mn trong khu vực khảo sát dao động trong khoảng 0,00509 mg/l đến 0,41521 mg/l. Trong đó có khoảng 50% số điểm khảo sát có hàm lượng Mn lớn hơn tiêu chuẩn nước loại A1 từ 1,13 đến 6,68 lần. Các điểm khảo sát (GV08, GV03, GV11, GV13, GV14, GV15, GV16, GV17) ở nước nóng suối Kênh Gà- xã Gia Thịnh, nước giếng, nước sông Hoàng Long và nước hồ trong khu dân cư có hàm lượng Mn lớn hơn giới hạn cho phép nước sinh hoạt theo QCVN 08:2008/BTNMT. Tuy nhiên, phần lớn các điểm khảo sát vào mùa mưa cũng như mùa khô, hàm lượng Mn đều nằm trong giới hạn cho phép của nước mặt theo QCVN 08:2008/BTNMT.
+ Tổng sắt
Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng sắt trong nước mặt trên địa bàn huyện Gia Viễn dao động từ 0,665 đến 21,688 mg/l. Trong đó, 30,76% số điểm khảo sát có hàm lượng sắt cao hơn giới hạn cho phép (Fe >2 mg/l). Các điểm khảo sát (GV02, GV08, GV03, GV11, GV13, GV14, GV15, GV16, GV17) ở nước nóng suối Kênh Gà- xã Gia Thịnh, nước giếng, nước sông Hoàng Long, nước hồ trong khu dân cư và nước thải công nghiệp có hàm lượng Fe lớn hơn giới hạn cho phép nước sinh hoạt theo QCVN 08:2008/BTNMT. Nhìn chung,
---
phần lớn các điểm khảo sát có hàm lượng Fe đều nằm trong giới hạn cho phép của nước mặt theo QCVN 08:2008/BTNMT.
+ Kẽm
Trên địa bàn huyện Gia Viễn, hàm lượng Zn trong khu vực khảo sát dao động trong khoảng 0,00673 đến 0,8569 mg/l. Phần lớn các điểm khảo sát có hàm lượng Zn vào mùa mưa cũng như mùa khô đều nhỏ hơn tiêu chuẩn nước sinh hoạt theo QCVN 08:2008/BTNMT. Chỉ có điểm khảo sát GV08 trong giếng đào nhà ông Thịnh có hàm lượng Zn cao hơn giới hạn cho phép đối với nước sinh hoạt.
+ Asen
Trên địa bàn huyện Gia Viễn, phần lớn các điểm khảo sát đều có hàm lượng As trong nước dao động trong khoảng từ không phát hiện được đến 0,01142 mg/l, nhỏ hơn tiêu chuẩn nước A2 và trong giới hạn cho phép của nước mặt loại B của QCVN 08:2008/BTNMT. Ngoài ra, trong khu vực khảo sát, điểm mẫu nước có hàm lượng As lớn hơn tiêu chuẩn cho phép đối với nước sinh hoạt, đó là nước suối nóng Kênh Gà (GV03) và GV11 ở đầu nguồn sông Đáy. Tuy nhiên, so với tiêu chuẩn nước mặt của QCVN 08:2008/BTNMT thì hàm lượng As tại điểm GV03 và GV11 vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, ở địa bàn huyện Gia Viễn chưa có ô nhiễm As trong nước mặt.
+ Cadmi
Trong khu vực khảo sát, không phát hiện thấy nguồn nước bị ô nhiễm Cd. Hàm lượng Cd tại các điểm quan sát dao động trong khoảng 0,0008 đến 0,001106 mg/l. Hầu như tất cả các điểm phân tích đều có tổng Cd trong nước mặt vào mùa mưa cũng như mùa khô có giá trị nhỏ hơn tiêu chuẩn nước sinh hoạt theo QCVN 08:2008/BTNMT.
+ Thuỷ ngân
Hàm lượng Hg trong khu vực khảo sát dao động trong khoảng 0,000017 đến 0,003708 mg/l, trong đó chỉ có khoảng 23,07% số điểm khảo sát có hàm lượng Hg lớn hơn tiêu chuẩn nước sinh hoạt loại A1 từ 1,1- 1,8 lần. Các điểm có hàm lượng Hg lớn hơn tiêu chuẩn A1 là nước suối nóng Kênh Gà- xã Gia Thịnh (GV03), nước sông Hoàng Long (GV02), nước giếng thải TT. Me (GV07). Nhìn chung, hàm lượng Hg trong nước mặt vào mùa mưa cũng như mùa khô tại các điểm khảo sát đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT đối với nước mặt.
---
+ Chì
Trên địa bàn huyện Gia Viễn, hàm lượng Pb trong khu vực khảo sát dao động trong khoảng 0,00034 đến 0,005041mg/l. Nhìn chung, tại tất các các điểm khảo sát hàm lượng Pb trong nước mặt vào mùa mưa cũng như mùa khô đều nhỏ hơn tiêu chuẩn nước mặt theo QCVN 08:2008/BTNMT.
3.2.2. Ô nhiễm do hợp chất độc hại và sinh hóa+ Độ pH + Độ pH
Kết quả phân tích cho thấy, khu vực quan trắc cả nước sông, nước hồ, nước thải và nước giếng có độ chênh lệch pH không lớn, dao động trong khoảng từ 6,95- 8,01. Theo QCVN 08:2008/BTNMT thì nước vùng nghiên cứu có độ pH nằm trong giới hạn cho phép. Cần chú ý tới nước giếng tại xã Liên Sơn, độ pH trong nước có độ axit cao vào mùa mưa.
+ Oxy hoà tan
Hàm lượng oxy hoà tan trong nước dao động trong khoảng từ 0,98- 9,36 mg/l. Trong đó có 7 điểm (GV07, GV09, GV12, GV13, GV15, GV17, GV18), chiếm 47% các điểm khảo sát có giá trị >6 mg/l, tức là đạt tiêu chuẩn A1; 8 điểm có giá trị >5 mg/l (GV02, GV07, GV09, GV12, GV13, GV15, GV17, GV18), chiếm 53% đạt tiêu chuẩn A2; 6 điểm khảo sát có giá trị <4 mg/l tức là không đạt tiêu chuẩn B1 và chỉ có 1 điểm nước giếng tại thôn Chấn Hưng- xã Gia Trung (GV04) có giá trị nhỏ hơn 2 mg/l, tức là giá trị DO quá thấp so với tiêu chuẩn nước mặt. Như vậy, hàm lượng DO đo được ở các điểm khảo sát nhìn chung là cao, chỉ có 1 điểm là có giá trị không đạt tiêu chuẩn nước mặt, tức là giá trị DO nhỏ hơn mức B2 tới 2,25 lần. Đánh giá mức độ ô nhiễm DO cho thấy, nước mặt tại khu vực Gia Viễn có khả năng tự làm sạch, giảm được mức độ ô nhiễm.
+ Nhu cầu oxy hoá học
Trên địa bàn huyện Gia Viễn, hàm lượng COD nước mặt dao động trong khoảng 4,4- 101,6 mg/l. Như vậy, phần lớn các điểm khảo sát đều có hàm lượng oxy hoá học vượt quá tiêu chuẩn cho phép của mức A1, A2, B1 (>30mg/l), chỉ có 2 điểm GV02, GV17 là đạt tiêu chuẩn chất lượng B1, đa số các điểm khảo sát đều nằm trong khoảng 30- 50 mg/l. Điểm biểu hiện ô nhiễm nặng là ở thôn Tùy Hối- xã Gia Tân, có giá trị COD gấp 1,05 lần tiêu chuẩn chất lượng B2, tức là biểu hiện ô nhiễm. So sánh các giá trị COD giữa 2 mùa cho thấy, giá trị COD trong mùa khô thấp hơp so với mùa mưa và có biến động nhỏ.
---
Trên địa bàn huyện Gia Viễn, hàm lượng BOD5 nước mặt dao động trong khoảng từ 1,07- 71,3mg/l. Trong đó, 4 mẫu chiếm 26,7% số điểm khảo sát nước mặt có hàm lượng BOD5 <4 mg/l đạt tiêu chuẩn nước A1, 1 mẫu đạt tiêu chuẩn nước A2, 3 mẫu, chiếm 20 % số điểm khảo sát có hàm lượng BOD5 đạt tiêu chuẩn nước B1, 6 mẫu, chiếm 40% số điểm khảo sát đạt tiêu chuẩn nước B2. Mẫu nước suối Kênh Gà, xã Gia Thịnh có hàm lượng BOD5 là 71,3mg/l, cao hơn tiêu chuẩn nước mặt loại B2 là 2,85 lần. Hàm lượng BOD5 nước suối Kênh Gà (GV03), nước thải từ Khu công nghiệp Gián Khẩu, ở Thiên Hối- xã Gia Tân (GV13), nước ở khu dân cư ở Tùy Hối- xã Gia Tân (GV14) và nước kênh ở khu công nghiệp Gián Khẩu có hàm lượng BOD5 cao, có nghĩa là đang bị ô nhiễm. Như vậy, nước mặt tại khu vực Gia Viễn đang bị ô nhiễm cục bộ ở một số khu vực do được tiếp nhận nguồn nước xả thải từ Khu công nghiệp Gián Khẩu. Nước được cung cấp dùng làm nước sinh hoạt của nhà máy nước không đảm bảo chất lượng, hàm lượng BOD5vượt mức giới hạn A1, A2, B1 từ 1,36- 5,1 lần.
+ Hàm lượng amoni
Trên địa bàn huyện Gia Viễn, hàm lượng NH4+ trong nước mặt dao động từ 0,022- 3,695 mg/l. Như vậy, hiện tượng ô nhiễm NH4+ cục bộ, vượt giới hạn cho phép 1,3 lần tại các điểm GV03, GV06. 40% số điểm khảo sát có giá trị <0,13mg/l, đạt tiêu chuẩn A1 (GV07, GV08, GV12, GV13, GV17, GV18), 60% các điểm có giá trị lơn hơn mức A1 từ 1,34- 28,42 lần. 47% các điểm khảo sát có hàm lượng NH4+từ 0,13- 0,26 mg/l đạt tiêu chuẩn A2 (GV02, GV07, GV08, GV12, GV13, GV17, GV18), 53% các điểm có giá trị lớn hơn mức A2 từ 1,23- 14,21 lần. 73% số điểm khảo sát có hàm lượng từ 0,26- 0,65mg/l, đạt tiêu chuẩn B1, 27% các điểm vượt mức B1 từ 1,86- 5,68 lần. Có 3 điểm khảo sát: GV03, GV11, GV15, chiếm 20% số điểm khảo sát vượt mức B2 từ 1,91- 2,84 lần, tức là đã bị ô nhiễm. Đó là nước nóng suối Kênh Gà- xã Gia Thịnh, nước sông Đáy đầu chảy vào địa phận Ninh Bình ở Phương Đông- xã Gia Thanh và nước kênh ở khu công nghiệp Gián Khẩu. Như vậy, khu vực Gia Viễn có biểu hiện ô nhiễm cục bộ. Khả năng pha loãng của môi trường nước vào mùa khô kém đi được thể hiện bằng sự gia tăng % các điểm bị ô nhiễm từ 13,33% vào mùa mưa và tăng lên 20% vào mùa khô.
+ Hàm lượng nitrit
Trên địa bàn huyện Gia Viễn, hàm lượng NO2- trong nước mặt dao động từ 0,1- 2,533mg/l. Nhìn chung, hàm lượng NO2- có biểu hiện ô nhiễm ở một số
---
nơi, vượt QCVN 08:2008/BTNMT đối với nước mặt, không đáp ứng nhu cầu dùng cho nước nông nghiệp và sinh hoạt. 80% các điểm khảo sát vượt mức A1 (GV03, GV04, GV06, GV08, GV09, GV11, GV12, GV13, GV15, GV16, GV17, GV18) từ 1,15- 48,76 lần. 47% các điểm khảo sát có giá trị vượt mức A2 từ 1,23- 24,38 lần. 33% các điểm khảo sát vượt mức B1 từ 1,31- 12,38 lần. Có 33,33% các điểm khảo sát vượt mức B2 (GV09, GV11, GV12, GV15, GV16) từ 1,06- 10,06 lần. Nước hồ Đầm Cút, xóm 13- xã Gia Hưng, nước sông Đáy ở Phương Đông- xã Gia Thanh, nước bến thuyền du lịch đầm Vân Long ở Gia Vân, nước kênh ở Gia Trấn, Gia Tân khu công nghiệp Gián Khẩu bị ô nhiễm NO2-. Đánh giá mức độ ô nhiễm dựa vào hàm lượng NO2- cho thấy, nguồn nước mặt khu vực Gia Viễn đã bị ô nhiễm, chủ yếu do nước có sự tiếp nhận nguồn nước thải từ khu công nghiệp Gián Khẩu. Tại Phương Đông- xã Gia Thanh, nước sông Đáy cũng bị ô nhiễm do 2 nguồn từ khu công nghiệp Gián Khẩu và từ đầu nguồn sông Đáy.
+ Hàm lượng nitrat
Trên địa bàn huyện Gia Viễn, hàm lượng nitrat dao động trong khoảng 0,063- 17,97 mg/l. Trong đó, có 2 điểm khảo sát (GV08, GV15) có hàm lượng nitrat lớn hơn mức A1. 100% số điểm khảo sát có hàm lượng nhỏ hơn mức A2. Như vậy, nước mặt khu vực Gia Viễn chưa có biểu hiện ô nhiễm nitrat, mặc dù có tiếp nhận từ các nguồn nước thải khác nhau. Tại cùng một vị trí của 2 mùa, các giá trị nitrat không thể hiện rõ quy luật.
+ Hàm lượng clrua
Hàm lượng Cl- tại các điểm khảo sát dao động trong khoảng 5,96- 5254 mg/l. Riêng điểm khảo sát nước nóng Kênh Gà- xã Gia Thịnh có hàm lượng Cl-
cao, lên tới 4547 mg/l, vượt tiêu chuẩn nước loại B gần 8 lần. Hầu hết các điểm khảo sát đều có hàm lượng clorua trong nước mặt tăng vào mùa khô. Đánh giá mức độ ô nhiễm dựa vào hàm lượng Cl- cho thấy, khu vực Gia Viễn chưa có biểu hiện ô nhiễm clorua trong nước mặt. Các đối tượng nước sông, nước giếng, nước hồ, nước thải, ở khu vực khảo sát có hàm lượng Cl- đều đạt tiêu chuẩn A1.
+ Hàm lượng xianua
Trên địa bàn huyện Gia Viễn, hàm lượng CN- dao động trong khoảng 0,0028- 0,018 mg/l. Phần lớn các điểm khảo sát có hàm lượng CN- đạt tiêu chuẩn nước loại A2 và A1. Trong đó có 40% các điểm khảo sát vượt mức A1 từ 1,2- 3,6 lần; 13,33% các điểm vượt mức A2 (GV03, GV17). Đó là nước suối
---
Kênh Gà- xã Gia Thịnh và nước sông Hoàng Long ở Tùy Hối- xã Gia Tân. Nhìn chung, khu vực khảo sát có sự xuất hiện xianua trong nước sông, nước thải, nước hồ nhưng không cao, đều nằm trong giới hạn cho phép của nước mặt theo QCVN 08:2008/BTNMT.
+ Chất lơ lửng
Trên địa bàn huyện Gia Viễn, hàm lượng TSS dao động trong khoảng 2,2- 192 mg/l. Trong đó, 26,66% số điểm có hàm lượng chất lơ lửng dao động trong khoảng 50- 100 mg/l (đạt tiêu chuẩn B2); 13,33% số điểm có hàm lượng chất lơ