9 mẫu vượt ngưỡng B
4.1. Một số đặc tính nguy hại của ô nhiễm nước mặt
Ở nhiều nơi trên đất nước ta, trong những năm gần đây, môi trường nước
mặt ngày càng có biểu hiện suy giảm chất lượng. Hiện tượng suy giảm chất lương nước mặt xuất phát từ ô nhiễm bởi kim loại nặng và một số hợp chất độc hại với các mức độ khác nhau là hiện tượng phổ biến trên nhiều khu vực. Tính nguy hại của ô nhiễm một số độc tố nêu trên đã được nhiều cơ quan nghiên cứu cảnh báo.
Kim loại nặng (KLN) là các nguyên tố có tỷ trọng lớn (>5), độ bền vững cao và có khả năng tồn tại lâu dài trong môi trường đất, nước và được sinh vật
---
hấp thụ trong quá trình phát triển. Ở hàm lượng nhỏ, các nguyên tố KLN như: Cu và Zn lại có vai trò quan trọng đối với sự sống của sinh vật, do có chức năng sinh hóa ở nồng độ thấp, nên được gọi tên là các nguyên tố vi lượng (các nguyên tố thiết yếu- essential trace elements). Các nguyên tố còn lại trong dãy nguyên tố nêu trên không có chức năng sinh hóa đối với sinh vật được gọi là các nguyên tố không thiết yếu (non- essential elements). Các yếu tố quyết định dạng tồn tại và độ linh động của KLN trong môi trường là Eh và pH. Trong điều kiện pH cao, các nguyên tố như Cu, Pb, Hg, Cd thường ít linh động; khi pH thấp thì các nguyên tố này trở nên rất linh động. Các chất humic và sản phẩm phụ sinh học là tác nhân tạo nên các phức chất kim loại hữu cơ bền vững càng làm tăng thêm độ linh động của chúng. Nhiều KLN dễ bị hòa tan trong điều kiện pH thấp vì các acit hữu cơ tự nhiên và các chất thoát ra từ mùn bã thực vật bị phân hủy.
Đối với con người, ở hàm lượng lớn một số KLN gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và những hậu quả do làm biến đổi gen. Hiện nay chất thải công nghiệp không qua xử lý bằng nhiều phương thức khác nhau đã vận chuyển vào môi trường đất, nước, không khí, sinh vật sống,… xâm nhập vào cơ thể con người, gây những tổn thương hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, đặc biệt là gây nên các bệnh nan y. Tính chất độc hại của một số nguyên tố KLN đã được nghiên cứu tổng kết qua thí nghiệm và thực tế kiểm định.
Trong nhóm các chất độc hại và sinh hoá gây ô nhiễm môi trường nước mặt, NH4+ là một trong những chất tương đối độc hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, thường có mặt trong nước từ các nguồn nước thải sinh hoạt, phân bón và cây trồng. Sự có mặt của nitrit trong nước được coi là dấu hiệu ô nhiễm các chất hữu cơ, có trong các chất thải của vùng dân cư và nông nghiệp. NO2- là hợp chất rất độc hại đối với con người và các loài thủy sinh vật. Xianua có trong nước là do các nguồn thải từ các làng nghề, sản xuất công nghiệp, rất độc hại đối với người và động vật. H2S có độc tính cao đối với người và động vật, nên ô nhiễm H2S trong nước đang được quan tâm.
Đối với dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, DDT là loại thuốc trừ sâu tồn dư và ổn định trong hầu hết các điều kiện tự nhiên môi trường. DDT và các chất chuyển hoá của nó không bị phân huỷ bởi vi khuẩn trong đất. Các chất chuyển hoá của nó hầu như được hấp thụ hoàn toàn ở người qua đường tiêu hoá hoặc hô hấp. Tại nhiều quốc gia, DDT đã bị hạn chế hoặc cấm sử dụng, trong đó có Việt Nam.
---