Chiến lược chiêu thị cổ động

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ DĨ ANBÌNH DƯƠNG (Trang 63)

Xí nghiệp đã thực hiện chiến lược chiêu thị cổ động để Xí nghiệp giới thiệu về sản phẩm và năng lực phục vụ của Xí nghiệp đối với khách hàng. Để cho khách hàng yên tâm về chất lượng sản phẩm, về chủng loại mẫu mã của Xí nghiệp, Xí nghiệp thực hiện chiến lược chiêu thị cổ động thông qua các hình thức sau:

- Trình bày sản phẩm: Xí nghiệp có một phòng trưng bài sản phẩm tại Xí nghiệp, trưng bày các sản phẩm của Xí nghiệp đang làm cho khách hàng hoặc các sản phẩm mới do phòng kỹ thuật sản xuất để giới thiệu với khách hàng. Qua phòng trưng bày sản phẩm này, Xí nghiệp huy vọng sẽ tìm thêm được khách hàng mới, các đơn đặt hàng mới. Tuy nhiên các khách hàng tiêu thụ sản phẩm gỗ thường tìm được các đơn đặt hàng mới thông qua các hội chợ triển lãm hơn là phòng trưng bày.

- Khuyến mãi: trong các xí nghiệp chế biến gỗ hình thức khuyến mãi không được áp dụng nhiều vì thông thường khi kí hợp đồng đã có những thỏa thuận trước về giá giữa hai bên, nên khuyến mãi tại xí nghiệp không được áp dụng. Để giữ khách hàng Xí nghiệp thường chỉ giảm giá bán khi ký kết hợp đồng.

- Quảng cáo: Xí nghiệp chủ yếu quảng cáo sản phẩm của mình qua website, catalogue, hội chợ. Trong đó hình thức quảng cáo qua website là chủ yếu do hình thức này tốn chi phí ít, một năm tốn khoảng 12 triệu đồng để thuê người thiết kế web. Bên cạnh đó thì chi phí tham gia hội chợ triển lãm rất cao, chi phí để thuê chổ trưng bày sản phẩm rất cao tùy theo kích thước mình muốn thuê, tuy nhiên Xí nghiệp vẫn thường xuyên tham gia các cuộc hội chợ triển lãm để tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới. Do đó hầu hết sản phẩm của Xí nghiệp được giới thiệu qua website, qua các cuộc hội chợ triển lãm hoặc qua catalogue nhưng hình thức quảng cáo qua catalogue hiên nay đã lỗi thời vì thông qua đó khách hàng không rõ thông

tin về sản phẩm nên chủ yếu Xí nghiệp sử dụng hình thức quảng cáo trên website và tham gia hội chợ triển lãm.

- Tham gia hội chợ triển lãm: Xí nghiệp thường xuyên tham gia các hội chợ triển lãm. Xí nghiệp có một đội ngũ kỹ thuật sản xuất chuyên sản xuất mẫu hoặc các mặt hàng trưng bày tại hội chợ triển lãm. Tại các hội chợ, Xí nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm gỗ ngoài trời, trong nhà và một số sản phẩm mới của xí nghiệp, có thể so sánh sản phẩm gỗ của xí nghiệp với các doanh nghiệp khác tham gia hội chợ. Ngoài ra xí nghiệp còn có thể tiếp xúc và gặp gỡ với khách hàng đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, để biết được sở thích của họ về các sản phẩm gỗ ngoài trời, đánh giá của họ về chất lượng, mẫu mã của các mặt hàng của xí nghiệp tham gia triển lãm. Từ đó Xí nghiệp nắm rõ hơn về nhu cầu cũng như sở thích của khách hàng về các loại sản phẩm gỗ và sẽ có thể tìm thêm các khách hàng mới cũng như ký thêm các hợp đồng mới với khách hàng truyền thống.

Bảng 4.21: Chi Phí Quảng Cáo Sản Phẩm Của Xí Nghiệp qua 2 Năm 2006 và 2007

ĐVT: nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Chi phí % Chi phí % ±∆ %

Tổng chi phí quảng cáo 215.130 100 285.115 100 69.985 32,53 1.Quảng cáo qua

Website 11.000 5,11 12.000 4,21 1.000 9,09

2.Tham gia hội chợ

triển lãm 204.130 94,89 273.115 95,79 68.985 33,79 Nguồn: Phòng KH-XNK Qua bảng 4.21 ta thấy: Tổng chi phí cho quảng cáo năm 2007 là 285.115 ngàn đồng, tăng 69.985 ngàn đồng tương ứng tăng 32,53% so với năm 2006 là 215.130. Trong đó:

Chi phí cho quảng cáo qua Web năm 2007 là 12.000 ngàn đồng chiếm 4,21% tổng chi phí quảng cáo, tăng 1.000 ngàn đồng (tương ứng 9,09%) so với năm 2006 là 11.000 chiếm 5,11% tổng chi phí quảng cáo; chi phí tham gia hội chợ triển lãm năm 2007 là 273.115 ngàn đồng chiếm 95,79% tổng chi phí quảng cáo, tăng 68.985 ngàn đồng, tương ứng tăng 33,79% so với năm 2006 là 204.130 ngàn đồng chiếm 94,89% tổng chi phí quảng cáo. Qua đó cho thấy Xí nghiệp ngày càng quan tâm đến

hoạt động chiêu thị cổ động , ngày càng tăng chi phí quảng cáo lên để thu hút thêm nhiều khách hàng mới, tìm kiếm cơ hội kinh doanh để mở rộng thị trường tiêu thụ cho Xí nghiệp.

Tuy nhiên, Xí nghiệp chưa có bộ phận tìm hiểu thị trường, hầu hết những công việc này do phòng kế hoạch đảm nhiệm luôn nên Xí nghiệp chưa khai thác tối đa lợi thế của mình ở thị trường xuất khẩu, điều này làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của Xí nghiệp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ DĨ ANBÌNH DƯƠNG (Trang 63)