Nhà cung cấp

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ DĨ ANBÌNH DƯƠNG (Trang 48)

Nguyên liệu là yếu tố tiên quyết, quyết định chất lượng sản phẩm, nên sự tiếp cận với nguồn cung ứng có chất lượng gỗ tốt và ổn định về số lượng sẽ tạo ra được nhiều ưu thế trong việc cạnh tranh sản phẩm với các đơn vị cùng ngành. Trong bối cảnh hiện nay, mỗi năm chính phủ cho phép ngành chế biến gỗ Việt Nam được khai thác ổn định 300.000m3 gỗ tự nhiên và chỉ đáp khoảng 20% cho nhu cầu sản xuất sản phẩm gỗ trong nước cũng như hàng mỹ nghệ xuất khẩu, còn lại phải nhập khẩu. Gỗ rừng trồng có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu nội địa đồng thời xuất khẩu sang các nước trên thế gới.

Đối với Xí nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An thì nguồn nguyên liệu chủ yếu mà xí nghiệp dùng gồm hai loại: gỗ cao su và gỗ tràm. Xí nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An là đơn vị trực thuộc công ty Cổ Phần Công Nghiệp và Xuất Nhập khẩu Cao Su; do đó xí nghiệp được ưu tiên nguồn nguyên liệu cao su thanh lý, được tổng công ty phân bổ theo kế hoạch sản xuất của xí nghiệp nên nguồn cung ứng nguyên liệu gỗ cao su của xí nghiệp khá ổn định . Đây là ưu thế của xí nghiệp trong tình hình gỗ cao su trên thị trường có nhiều biến động. Trong khi đó, nguồn gỗ tràm xí nghiệp phải thu mua từ các nguồn nhỏ thông qua hình thức trao đổi nên có phần khó khăn hơn so với nguồn gỗ cao. Nguồn nguyên liệu trong nước được thu mua từ nhiều nguồn nhưng trọng điểm của các nguồn cung ứng là: Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận…

Mặc dù Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An không bị ảnh hưởng trực tiếp của nghị định đóng cửa rừng và có nhiều thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp khác ở chổ có các nhà cung cấp truyền thống, chủ động được nguồn nguyên liệu giá rẻ hơn vì không qua nhiều trung gian, chưa phải nhập khẩu nguyên liệu vì nguồn nguyên liệu trên địa bàn đã cung ứng tạm đủ nhưng xí nghiệp cũng chịu ảnh hưởng gián tiếp trong các vấn đề như: giá mua nguyên liệu ngày càng tăng cao, chi phí vận chuyển tăng do giá xăng dầu tăng, nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm dẫn đến việc thu mua để đảm bảo đủ nguyên liệu cho quá trình sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. Nguồn nguyên liệu gỗ nhập bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường, và hiện nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật nhiều loại gỗ nhân tạo được chế biến với nhiều chủng loại đẹp, giá rẻ. Do vậy thời gian vừa qua mặc dù ít gặp khó khăn về vấn đề cung ứng nguyên liệu, nhưng thời gian sắp tới có nhiều thay đổi mà xí nghiệp sẽ bị ảnh hưởng khi có thêm nhiều xí nghiệp chế biến gỗ khác, khi nguồn nguyên liệu gỗ ngày một giảm, khi có thêm khách hàng mới, Xí nghiệp cũng phải tìm thêm những nhà cung ứng khác và nhập khẩu nguồn nguyên liệu để phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Vì vậy để phát triển và ổn định, xí nghiệp cần có các biện pháp góp phần ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào, một yếu tố thiết yếu để xí nghiệp tồn tại và phát triển.

Tình hình cung ứng nguyên liệu trong nước qua hai năm 2006 và 2007 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.14: Tình Hình Nguyên Liệu Thu Mua Trong Nước

± % Phôi tràm tươi m3 3.329,43 5100,19 1.170.76 53,19 Phôi tràm sấy m3 98,60 176,93 78,33 79,44 Phôi cao su sấy m 3 521,29 1.240,96 719,67 138,06 Tổng m3 3.949,32 6.518,08 2.568,76 65,04 Nguồn:Phòng Kế Hoạch-XNK Qua bảng trên có thể thấy được loại nguyên liệu mà xí nghiệp thu mua trong nước chủ yếu là phôi tràm tươi, phôi tràm sấy và phôi cao su sấy. Tuy xí nghiệp có điều kiện và vị trí thuận lợi trong việc huy động nguồn nguyên liệu nhưng do tính chất kinh doanh tại xí nghiệp nên một phần nguyên liệu xí nghiệp nhập về đều đã qua sơ chế, tẩm sấy, gia công từ nơi khác. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng giá thành sản phẩm, giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Qua hình 4.4, ta thấy sản lượng nguyên liệu xí nghiệp thu mua hàng năm điều tăng. Một phần do lợi thế là chi nhánh của Công ty Cổ Phần Công Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu Cao Su, trực thuộc tổng Công ty Cao Su Việt Nam nên căn cứ quy chế sử dụng gỗ cao su thanh lý để làm nguyên liệu sản xuất cho Công ty Cổ Phần Công Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu Cao Su, nguồn gỗ thanh lý của các công ty được bán theo giá thị trường cho Công ty Cổ Phần Công Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu Cao Su để sản xuất những mặt hàng sơ chế và tinh chế theo chức năng kinh doanh. Đây là yếu tố rất thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và của xí nghiệp Dĩ An nói riêng. Bên cạnh đó, xí nghiệp nằm ở vị trí tương đối trung tâm các vườn cây cao su và cây tràm miền đông nên cư ly vận chuyển ngắn.

Để giảm sự phụ thuộc chủ động về nguồn nguyên liệu cung ứng cho qua trình sản xuất, trong tương lai xí nghiệp cần mở rộng tìm kiếm thêm các nguồn cung ứng khác.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ DĨ ANBÌNH DƯƠNG (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w