Giá cả sản phẩm là yếu tố rất quan trọng cho các xí nghiệp, vì nó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên thị trường của xí nghiệp. Sản phẩm chế biến gỗ ngoài trời, giá bán sản phẩm tương đối cao vì sản phẩm của xí nghiệp nguyên liệu gỗ chiếm tới 60-65% giá thành. Hơn nữa do mẫu mã cầu kỳ, đa dạng nên mức tiêu hao nguyên liệu cũng rất cao. Mặt khác sản xuất sản phẩm đồ gỗ tiêu tốn rất nhiều công lao động trên một đơn vị sản phẩm, còn lại cho các chi phí như: Bao bì, vận chuyển, keo ghép, fitting, tem nhãn…Khi có đơn hàng, phòng kỹ thuật ra quy cách của sản phẩm, phòng kế hoạch và xuất nhập khẩu sẽ tính giá thành của sản phẩm, giá cả được thỏa thuận
trên cơ sở đàm phán giữa hai bên Xí nghiệp và khách hàng. Nếu đồng ý thì ký kết hợp đồng, nếu không được thì hai bên sẽ đàm phán lại. Giá cả được Xí nghiệp kiểm soát không tiết lộ ra bên ngoài sau khi ký hợp đồng.
Hầu hết các sản phẩm của Xí nghiệp định giá theo công thức: G = Z + M
Với: G: Giá bán sản phẩm Z: giá thành sản phẩm M: Lợi nhuận
Giá bán sản phẩm của xí nghiệp được định ra chủ yếu dựa vào tập hợp các chi phí cấu thành giá thành sản phẩm, chi phí trong quá trình tiêu thụ, nộp ngân sách… cộng với phần trăm lợi nhuận mà xí nghiệp đưa ra. Như vậy nếu giá của Xí nghiệp càng thấp thì càng có lợi cho xí nghiệp. Trong tình hình hiện nay cách định giá sản phẩm này là tối ưu nhất cho Xí nghiệp vì rất khó so sánh giá sản phẩm của xí nghiệp với giá của đối thủ cạnh tranh vì mỗi xí nghiệp có mẫu mã sản phẩm, quy cách sản phẩm rất khác nhau.
Bảng 4.18:Giá Thành Đơn Vị của Sản Phẩm Sản Xuất và Tiêu Thụ Trong Kỳ STT Khoản mục Đơn vị Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
±∆ %
1 Nguyên vật liệu trực tiếp 1000đ 25.638.892 33.642.239 8.003.347 31,22 2 Nhân công trực tiếp 1000đ 4.872.707 6.051.876 1.179.169 24,20 3 Chi phí sản 1000đ 6.746.826 7.477.652 730.826 10,83
xuất chung 4 Tổng giá thành sản phẩm tiêu thụ 1000đ 37.604.498 53.155.997 15.551.499 41,36 5 Sản lượng tiêu thụ m3 2.266 3.041 775 34,22 6 Z đơn vị 1000đ/m3 16.598 17.480 882 5,31 Nguồn: Phòng Kế Toán Qua bảng 4.18 cho thấy:
Giá thành thực hiện năm 2007 tăng 882 ngàn đồng/m3 tương ứng tăng 5,31% so với năm 2006.
Tổng giá thành năm 2007 tăng 41,36% so với năm 2006. Nguyên nhân là năm 2007 tất cả các loại chi phí đều tăng cao, cụ thể: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng 31,22%, chi phí nhân công trực tiếp tăng 24,20%, chi phí sản xuất chung tăng 10,83% so với năm 2006. Đây là dấu hiệu không tốt đối với quá trình tiêu thụ
Bảng 4.19: Giá Bán Bình Quân Theo Chủng Loại Sản Phẩm Xuất Khẩu qua 2 năm 2006-2007
STT Chủng loại Giá Bán (USD) Chênh lệch 2006 2007 ±∆ % 1 Bàn Bollo nhỏ 9 9 0 0 2 Ghế Bollo nhỏ 7,2 7,2 0 0 3 Ghế Tido 6,4 6,5 0,1 1,56 4 Bàn Bollo lớn 15 15 0 0 5 Ghế Bollo lớn 13 13 0 0
6 Bàn Sandon 0 51 51 0 7 Ghế Sandon 0 14 51 0 8 Ghế Applaro 8.5 8.5 0 0 9 Ghế Recliner 21 22 1 4,8 10 Hallare 1 1 0 0 11 Pot 14 1 1 0 0 12 Pot 51 5 5 0 0 13 Pot 20 1 1 0 0 14 Bjuron 76 1 1 0 0 15 Plant Stand 37 2 2 0 0 16 Plant Mover 30 2 2 0 0 17 Fanby Sunbed 43 43 0 0 18 Fanby Rug 5.6 5.6 0 0 19 Blekeskar 36*36 7.8 7.7 -0.1 -0.9 Nguồn: Phòng KH-XNK Qua bảng 4.19 ta thấy:
Giá bán của hầu hết các sản phẩm của Xí nghiêp trong 2 năm 2006 và 2007 là như nhau, chỉ có một số sản phẩm trong năm 2007 giá bán cao hơn so với năm 2006 , tuy Xí nghiệp đã cố gắng giảm bớt chi phí sản xuất nhưng do giá nguyên vật liêu ngày càng tăng nên giá thành một số sản phẩm có tăng nhưng không đáng kể.
Đồng thời giá bán sản phẩm của Xí nghiệp cho các thị trường cũng khác nhau, thường giá bán sản phẩm ở thị trường Châu Á sẽ thấp hơn ở thị trường Châu Âu vì chất lượng sản phẩm sản xuất cho Châu Á thường kém hơn ở thị trường Châu Âu. Do đó khi công nghệ , thiết bị cao các doanh nghiệp sẽ sản xuất sản phẩm cung cấp cho thị trường Châu Âu nhiều vì giá ở thị trường này tốt hơn so với giá ở thị trường Châu Á.
Bảng 4.20 Giá Bán Một Số Sản Phẩm Theo Thị Trường Tên Sản Phẩm ĐVT Giá Bán (USD)
Châu Âu Châu Mỹ Châu Á
Bàn Bollo nhỏ Cái 9.25 - 9.15
Ghế Bollo nhỏ Cái 7.35 - 7.05
Ghế Tido Cái 6.4 6.4 -
Nguồn:Phòng KH-XNK Qua bảng 4.20 ta thấy giá bán sản phẩm ở thị trường Châu Âu và Châu Mỹ cao hơn giá bán sản phẩm ở thị trường Châu Á; trong đó giá bán sản phẩm bàn Bollo nhỏ ở thị trường Châu Âu là 9,25 USD thì giá bán sản phẩm này ở thị trường Châu Á chỉ có 9,15 USD thấp hơn 0,1 USD; giá bán sản phẩm Ghế Bollo nhở ở thị trường Châu Âu là 7,35 USD thì ở thị trường Châu Á là 7,05 USD thấp hơn 0,2 USD;giá bán sản phẩm ghế Tido ở thị trường Châu Âu và Châu Mỹ như nhau là 6,4 USD, tuy nhiên sản phẩm này không xuất sang thị trường Châu Á; giá bán sản phẩm bàn Bollo lớn ở thị trường Châu Âu là 15,1USD còn ở thị trường Châu Á là 14,7 USD thấp hơn thị trường Châu Âu là 0,4 USD.
Tuy nhiên, do thị trường ngành xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ngày càng cạnh tranh gay gắt nên xí nghiệp cũng chú trọng tham khảo giá bán của các đơn vị cùng ngành khác. Để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp cùng ngành thì xí nghiệp cũng đã xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành để ngày càng cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng cao và giá cả phù hợp. Qua đó cho thấy chính sách giá đối với sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến khách hàng. Giá cả tham gia phần lớn quyết định mua hàng của khách hàng. Vì vậy muốn tiêu thụ được sản phẩm, xí nghiệp phải quyết định giá hợp lý để vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa đảm bảo lợi nhuận cho xí nghiệp.
Chính vì vậy mà đối với những khách hàng truyền thống như IKEA Xí nghiệp sẽ giảm giá để giữ chân khách hàng bằng cách chiết khấu 5% trên hóa đơn cho khách hàng, tất cả những doanh thu tính trên hóa đơn của khách hàng IKEA điều đã tính chiết khấu. Đối với những khách hàng mới nếu họ yêu cầu chiết khấu thì Xí nghiệp sẽ xem xét lại, nếu thấy hợp lý Xí nghiệp sẽ chiết khấu khoảng 3%. Do đó để tạo ra mối quan hệ tốt với khách hàng thường Xí nghiệp sẽ chiết khấu từ 3% đến 5% tùy theo khách hàng.
Xí nghiệp xây dựng giá bán trên cơ sở xem xét nhiều yếu tố nhưng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm đồng thời làm sao để đảm bảo kế hoạch do công ty mẹ giao. Thường lợi nhuận mục tiêu của Xí nghiệp được tính dựa trên tổng tài sản của Xí nghiệp.