Thị trường gỗ trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ DĨ ANBÌNH DƯƠNG (Trang 45)

Từ năm 2002- 2007, sản phẩm gỗ Việt Nam đã có mặt tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sản phẩm đồ gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực lớn thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thuỷ sản. Năm 2008, xuất khẩu gỗ Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch 3 tỷ USD.

Nhiều doanh nghiệp cho biết các thị trường nhập khẩu đồ gỗ truyền thống của Việt Nam như Úc, New Zealand, Nhật Bản... vẫn phát triển đều. Bên cạnh đó, đã có thêm nhiều khách hàng mới từ các thị trường mới.

Các chuyên gia trong ngành cho biết thật ra sự tăng trưởng của ngành chế biến và sản xuất gỗ của Việt Nam chỉ mới nhảy vọt trong khoảng 10 năm gần đây. Trên thị trường xuất khẩu đồ gỗ thế giới trước đó, Việt Nam luôn phải xếp hạng sau các quốc gia khác trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Thái Lan... Thậm chí trong mắt khách mua hàng, Việt Nam chỉ là nơi chuyên nhận gia công cho các hợp đồng của những công ty Thái, Malaysia. Nhưng đến nay với mẫu mã, chất lượng và giá thành, đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã có thể “ngồi ngang chiếu” với các quốc gia này. Không những thế, ở một số mặt hàng nhất định, hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam còn vượt qua cả Trung Quốc cả về kiểu dáng và chất lượng.

Tuy nhiên các doanh nghiệp trong ngành cũng đang đối mặt với những khó khăn. Có tiềm năng phát triển nhưng hầu hết doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu đều

rơi vào tình hình chung: thiếu vốn đầu tư! Tính trung bình để đầu tư cho một nhà xưởng có diện tích khoảng 4.000m2 với đủ máy móc, thiết bị cần thiết...,Các đối tác đặt hàng nhiều và yêu cầu của họ cũng vì thế mà cao hơn, đa dạng hơn, buộc các doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ của Việt Nam phải tăng cường thêm khả năng đáp ứng. Nhà xưởng phải mở rộng hơn, phải tuyển thêm nhân công, đầu tư thêm máy móc...

Bên cạnh đó, phần lớn đồ gỗ xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chủ động được phần thiết kế, sáng tác kiểu dáng. Hầu hết đơn đặt hàng của đối tác luôn kèm theo các kiểu dáng mà họ đã lựa chọn. “Nhưng thiết kế mẫu mới không phải dễ - một vị giám đốc trong ngành phân tích - trước tiên để bán được mẫu này nhà thiết kế Việt Nam phải hiểu rất rõ tâm lý tiêu dùng, tập quán sử dụng... hoàn toàn khác của khách hàng nước ngoài. Khi đạt được các yếu tố này phải sản xuất hàng loạt để đáp ứng nhu cầu mà thông thường là số lượng khá lớn.

Nguồn:http://vietbao.vn/Kinh-te/Do-go-my-nghe-Thi-truong-moi-khach-hang- moi/40011059/87/.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ DĨ ANBÌNH DƯƠNG (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w