6. Cấu trúc luận văn
3.1.6 Phê bình báo chí truyền thông
Theo W.Schramm, truyền thông (media) là công cụ đặt vào giữa quá trình giao tiếp nhằm khuếch đại và kéo dài việc đưa tin trong không gian và thời gian. Sự thay đổi phương tiện truyền thông tạo ra một cuộc cách mạng văn học. Truyền thông có tính chất khuếch đại kéo dài việc đưa tin trở thành công cụ quyền lực, kiềm chế ảnh hưởng tới hình thành hình thái phê bình. Người ta gọi đó là phê bình truyền thông.
Phê bình truyền thông có chức năng là truyền tin, tạo dư luận, đánh giá chung, bày tỏ quan điểm, chính kiến. Ngôn ngữ truyền thông đại chúng chủ yếu là ngôn ngữ chính trị, thông điệp đời thường.
Phê bình truyền thông có đặc điểm sau:
Phê bình truyền thông gắn với phương tiện truyền thông như truyền hình, truyền thanh.
-Phê bình truyền thông có tính chất thị trường (gắn với nhu cầu in ấn, phát hành)
-Phê bình truyền thông coi trọng sự ứng chiến kịp thời trước sự kiện thuộc thời sự văn học.
-Phê bình truyền thông bao gồm khuynh hướng phê bình báo chí và phê bình nghiêng về kinh nghiệm và trực cảm.
Phê bình truyền thông là phê bình của các phóng viên văn học nghệ thuật công tác ở các báo, tạp chí,… Vì thế, phê bình truyên thông đa dạng,
phong phú, dân chủ, đáp ứng nhu cầu kinh tế thị trường, thích ứng với thời đại công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông. Với phê bình truyên thông, tác phẩm văn học tăng tính thời sự và thu hút được công chúng. Vì thế, có thể thấy, dường như phê bình truyên thông đang dần lấn át phê bình hàn lâm, phê bình chuyên nghiệp.
Ở đây, chúng tôi chủ yếu nói tới phê bình báo chí. Phê bình báo chí với tư cách là một hoạt động học thuật nhằm định giá, phê bình các sản phẩm nghiên cứu và sáng tạo tác phẩm. Phê bình báo chí ra đời đã lấp kịp lỗ hổng của phê bình chuyên nghiệp. Đỗ Lai Thúy nhấn mạnh: “Một nền văn học không có tiếng nói của báo chí là một nền văn học chết. Nhưng một nền văn học mà chỉ có tiếng nói của báo chí cũng là một nền văn học chết tuy rằng chết theo kiểu khác” [1].
Không chỉ vậy, đội ngũ làm biên tập về văn hóa nghệ thuật ở báo chí, đài phát thanh,… đông đảo, trong đó nhiều người tham gia phê bình và trở thành nhà phê bình chuyên nghiệp như Thiếu Mai, Nhị Ca, Lại Nguyên Ân, Lê Thành Nghị, Vương Trí Nhàn,… Tiêu biểu là báo Văn nghệ của Hội nhà văn và Tạp chí Văn học là nơi diễn ra các cuộc hội thảo, tọa đàm tranh luận, trao đổi phê bình cũng như tập hợp các nhà phê bình có tài, có tâm. Các cuộc hội thảo, tọa đàm diễn ra trong phạm vi cả nước. Tiêu biểu là cuộc hội thảo
Đổi mới tư duy công tác nghiên cứu lí luận phê bình (8/1986) của Viện Văn học, cuộc tọa đàm bàn tròn của báo Văn nghệ (8/1987, 1/1988), hội thảo Văn học và hiện thực (8/1988) của Viện văn học. Báo chí bám sát đời sống văn học, có điều kiện gần với người sáng tác. Như vậy, phê bình của họ nhanh nhạy, giàu tính thời sự, không thiên về vấn đề học thuật mà linh hoạt, nhẹ nhàng và được báo chí truyền thông đăng tải nhanh chóng để công chúng thưởng thức. Tuy nhiên, có nhiều bài chưa đặt ra được vấn đề ở tầm khái quát lí luận và được phân tích, luận giải một cách cặn kẽ. Có thể nói, với sự phát
triển của báo chí thì phê bình cũng có chuyển biến rõ rệt. Phê bình tự nhận thức lại để vươn lên những hạn chế của thời kì trước và đạt được một số thành tựu đáng chú ý ở thời kì này.
Phê bình báo chí có ưu, nhược điểm:
Ưu điểm: Phê bình báo chí nhạy bén kịp thời trong biểu dương, phê bình hiện tượng văn học mới xuất hiện, nắm bắt tâm lí, thị hiếu độc giả. Nó là công cụ tác động trực tiếp tới tư tưởng công chúng, đồng thời phê bình báo chí trở thành kênh chủ đạo chuyển tải dư luận về văn học đương thời trở thành nhân tố tác động tới dư luận, xã hội. Như vậy, hoạt động phê bình của các phương tiện truyền thông đã mở rộng hiệu ứng xã hội của tác phẩm tạo nên môi trường đặc biệt của dư luận xã hội về tác phẩm.
Phê bình báo chí có xu hướng ngắn gọn, dồn nén thông tin, ngôn ngữ súc tích. Nhiều bài viết đã làm nổi bật một khía cạnh của tác phẩm, dễ gây ấn tượng, đáp ứng tâm lí của độc giả hiện thời. Những bài phê bình có tính chất hàn lâm với thuật ngữ trừu tượng, khó hiểu không được báo chí ưa chuộng, văn phong tinh tế, nhuần nhuyễn cũng không được hoan nghênh.
Những bài báo làm việc tại chỗ giữ vai trò chủ đạo trong công tác phê bình. Họ có khả năng, điều kiện tiếp cận thị trường văn học, chủ trương của các tờ báo, ý đồ của Ban biên tập. Có thể nói, họ đáp ứng được tính thời sự của một bài phê bình. Sản phẩm của họ thiên về điểm sách, thông tin văn học.
Phê bình báo chí là tiếng nói của cơ quan đoàn thể. Vì thế, một bài giới thiệu phê bình đánh giá được in dễ gây ấn tượng cho bạn đọc đồng thời cho nó là phát ngôn cho quan điểm của báo chí.
Nhƣợc điểm: Tuy nhiên, phê bình báo chí còn nhiều bất cập. Hoạt động này chưa cân bằng với hoạt động nghiên cứu lí luận phê bình, thực tiễn sáng tác. Nó chủ yếu xuất phát từ cảm xúc chủ quan của nhà phê bình khi đánh giá, nghiên cứu tác phẩm văn học hay tác giả cụ thể nào đó. Vì thế, cần
có phương hướng thúc đẩy sự phát triển của hoạt động phê bình báo chí hiện nay nhằm góp phần định hướng, làm lành mạnh hoá môi trường văn hoá truyền thống trong thời kỳ hội nhập.
Trước hết, phê bình báo chí thiếu cân bằng hệ thống. Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển, phê bình báo chí đã có thành tựu nghiên cứu lí luận đáng ghi nhận. Hệ thống giáo trình lí luận về nghiệp vụ báo chí hình thành, xác lập thành từng loại hình, loại thể báo chí cơ bản. Những thành tựu báo chí học của các nước trên thế giới được giới thiệu, cập nhật khá thường xuyên. Những công trình nghiên cứu dưới dạng chuyên luận và tài liệu tham khảo về báo chí học nói chung, tác giả và thể loại nói riêng đã góp phần khơi thêm những chiều sâu mới cho tư duy nghiên cứu khoa học về báo chí. Thực tiễn sáng tác tác phẩm báo chí vươn tới tầm cao mới chưa từng có về qui mô và số lượng, chất lượng, nhờ không gian văn hoá dân chủ thoáng rộng, cởi mở. Chưa bao giờ chúng ta có một diện mạo đời sống báo chí và thực tiễn về lĩnh vực học thuật này như hiện nay. Tốc độ sinh thành nhanh chóng của các đơn vị báo chí mới với đội ngũ phê bình thuộc nhiều thế hệ, loại hình báo chí khác nhau đã cho chúng ta thấy vị trí cũng như vai trò của báo chí trong đời sống nước ta.
Từ khi đổi mới và hội nhập, đời sống phê bình đã có bước phát triển rõ rệt. Song hoạt động phê bình báo chí nước ta thời gian qua hiện ra với một diện mạo nhợt nhạt, thiếu cân bằng hệ thống với các chỉnh thể khác nhau của đời sống báo chí nói chung. Chúng ta thiếu nhà phê bình báo chí có tâm, tận tụy với công việc phê bình theo đúng nghĩa trong khi đội ngũ phê bình ở ta đông đảo, công tác trên báo chí về mọi phương diện cuộc sống xã hội. Thậm chí, các giải thưởng báo chí được trao hàng năm cho nhiều thể loại nhưng chưa hề có giải thưởng cho phê bình báo chí.
Phê bình báo chí nước ta chưa trở thành hoạt động khoa học độc lập bên cạnh các hoạt động khác.
Phê bình báo chí thời gian gần đây xuất hiện tình trạng thiếu trung thực, lành mạnh. Các hiện tượng phê bình xu phụ, cánh hẩu, vụ lợi… xuất hiện. Phê bình quyền uy bộc lộ ở chỗ thái quá, say mê và lạm dụng quyền uy mà quên đi đó không phải là chìa khóa vạn năng để giải quyết vấn đề văn học nghệ thuật. Phê bình quyền uy thuộc về những nhà lạnh đạo, quản lí văn học. Ho phát ngôn như những kết luận bất di bất dịch. Nó muốn dứt khoát đóng đinh nhận xét, luận điểm nhận định lên các hiện tượng, các vấn đề văn học. Từ đó, các cuộc tranh luận, thảo luận diễn ra khó khăn và dần trở thành hình thức. Chân lí thuộc về người có chức vụ cao hơn. Vì vậy, phê bình quyền uy công bố tùy tiện các nhận định mà không cần phải chưng minh. Các hiện tượng văn học, các vấn đề, tác giả, tác phẩm chỉ được đánh giá một lần, không tính đến sự kiểm nghiệm đời sống, thời gian, công chức. Điều đó dẫn tới tình trạng một số tác phẩm chất lượng kém nhưng được đề cao. Nhà phê bình tự coi mình là duy nhất sở hữu chân lí về vấn đề văn học bỏ thái độ lắng nghe, đối thoại, thảo luận với người khác. Lập luận phê bình quyền uy tùy tiện, sáo ngữ, lối viết đầy nghi thức, trang trọng, dài dòng và ít thông tin. Đó là hạn chế của hiện tượng phê bình quyền uy.
Bên cạnh đó, phê bình xu phụ lại mang đặc điểm khác phê bình quyền uy. Nếu phê bình quyền uy là của các nhà lãnh đạo, quản lí văn học thì phê bình xu phụ lại là đầy tớ, bạn đường của phê bình quyền uy. Phê bình xu phụ nghe ngóng ý kiến cấp trên để viết tâng công, lập công. Nó trở thành công thức bẫy, để đánh bẫy ai đó nói hớ phạm phải điều kiêng kị. Vì thế, thủ đoạn chủ yếu của phê bình này là quy kết.