Phê bình thi pháp học

Một phần của tài liệu Phê bình văn học thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay (LV01394) (Trang 84)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.1 Phê bình thi pháp học

Thi pháp học truyền thống xuất hiện từ thời Aristote với tên gọi Nghệ thuật thi ca, sau đó là Văn tâm điêu long – Lưu Hiệp, phát triển và biến tướng qua nhiều thế kỉ dưới dạng thức khác nhau. Thi pháp học của Aristote là thi pháp học quy phạm, dựa trên nguyên lý triết mỹ nghệ thuật là sự mô phỏng: mô phỏng thiên nhiên, vũ trụ, con người.

Vào thế kỷ XX, nghiên cứu lí luận phê bình văn học theo tinh thần thi pháp học là xu hướng chung trên phạm vi toàn thế giới. Trường phái này tuân theo nguyên tắc khác với phê bình thi pháp cổ điển. Nó không coi trọng tính quy phạm mà đi sâu khảo sát những đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm. Nó còn chú ý tới phong cách nhà văn thông qua việc đi tìm cái đặc định của một nhà văn để tìm ra cái khác nhau ở cái giống nhau.

Hiện nay, các khái niệm về thi pháp học vẫn chưa thống nhất. Theo Jean Yves Tadie trong Phê bình văn học thế kỉ 20, thi pháp học là một hướng nghiên cứu trong trường phái phê bình văn học Đức – phê bình ý thức chủ thể, phê bình ý tưởng khách thể, phê bình phân tâm học, phê bình xã hội học, phê bình ngôn ngữ học, phê bình kí hiệu học văn học, phê bình cội nguồn. Theo E.Kushner, R.Mortier, J. Weiberger trong lịch sử, thi pháp học bao gồm toàn bộ lí luận văn học, xã hội học, phong cách học và tu từ học. Hiện nay, thi pháp học được hiểu là cách thức phân tích tác phẩm bám vào văn bản là chính, không chú trọng vấn đề nằm ngoài văn bản: Tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác… Phê bình thi pháp học coi trọng tác phẩm là một chỉnh thể hệ thống. Nó đã khắc phục sai lầm của phương pháp truyền thống trước đó đã

mắc phải. Thi pháp học chú ý đến yếu tố hình thức của tác phẩm: Nhân vật, không gian… Phương pháp hình thức là chủ yếu. Đây là phương pháp phân tích khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học để rút ra ý nghĩa thẩm mĩ của nó. Nghiên cứu phê bình theo hướng thi pháp học là nghiêng về phê bình hình thức nghệ thuật tác phẩm, đối lập với lí thuyết phản ảnh biện luận trước đó (nội dung quyết định hình thức). Phê bình thi pháp học giúp người nghiên cứu khai thác được ý nghĩa đa dạng của tác phẩm, tìm ra bản chất sáng tạo của tác phẩm, tránh áp đặt thiên kiến với văn bản nghệ thuật.

Thi pháp học có ở Việt Nam từ lâu đời, trong các sáng tác văn học dân gian và văn học viết bằng chữ Hán, tiêu biểu là tập Việt âm thi tập – Phan Phu Tiên thế kỷ XV, Vân đài loại ngữ – Lê Quý Đôn, Thi pháp nhập môn – Thế Tài, Trương Minh Kí, Thi pháp diễn giải, Việt Hán văn khảo - Phan Kế Bính, quốc Văn cụ thể - Bùi Kỉ, Việt Nam văn học sử yếu – Dương Quảng Hàm, thảo luận Luật thơ mới – Lam Giang. Đó là một truyền thống thi pháp quy phạm bất biến nhưng vẫn mang tính tự phát là chủ yếu. Thời kì này văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn học Trung Quốc là chủ yếu. Cuối thế kỉ XX, thi pháp học được đề xướng rầm rộ ở Liên Xô với nhiều công trình. Từ đó, nó ảnh hưởng tới thi pháp học ở Việt Nam. Vì thế, thi pháp cổ điển Trung Quốc du nhập vào Việt Nam. Từ những năm 30 đến cách mạng tháng 8/1945, thi pháp đã được nhắc đến trong một số công trình phê bình văn học nhưng chưa nâng lên thành lí luận. Giai đoạn 1945 – 1975, thi pháp học không được các nhà lí luận phê bình chú ý đến ở miền Bắc. Lúc này, tại đây, phương pháp văn hóa – lịch sử giữ địa vị độc tôn. Trong khi đó, thi pháp học ở miền Nam được duy trì và tiếp thu thêm quan điiểm thi pháp hiện đại từ Âu – Mỹ.

Cuối thế kỉ XVIII, thi pháp học ở châu Âu đã thay đổi về quan niệm tạo bước chuyển mình sang thi pháp học hiện đại. Phê bình hiện đại manh nha từ những năm 60 thế kỉ XX tại miền Nam Việt Nam với công trình của Nguyễn

Văn Trung. Các quan điểm phê bình văn học hiện đại được giới thiệu, tiếp nhận. Lê Tuyên nghiên cứu thời gian hiện sinh, Bùi Hữu Sũng nghiên cứu thời gian huyền thoại, Trần Ngọc Minh nghiên cứu cơ cấu với ý nghĩa. Miền Bắc, Phan Ngọc, Hoàng Trinh là những nhà phê bình tiên phong. Đặc biệt, sau 1986, nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, văn học dân gian, văn học phương Tây đã mở đường cho thi pháp học vào Việt Nam tao nên một luồng sinh khí mới. Từ 1990, các công trình dịch thuật, giới thiệu của các nhà thi pháp học Liên Xô được xuất bản và đăng tải trên các báo chí ở Việt Nam. Bạn đọc biết đến các tên tuổi nổi tiếng như Aristote, Lưu Hiệp…Tiêu biểu công trình của Trần Đình Sử là công trình vận dụng thành công thi pháp học nghiên cứu phê bình văn học. Nó tạo thành phong trào chiếm ưu thế, khoa học trong nghiên cứu phê bình… Từ đây, phê bình thi pháp học mới thực sự đi vào đời sống và nhanh chóng được đón nhận. Phê bình văn học đi sâu vào thi pháp học khá động và đạt kết quả đáng chú ý. Khuynh hướng này thu hút nhiều giới nghiên cứu phê bình tham gia tạo thành hiện tượng đời sống văn học. Sau đó, xuất hiện các công trình của Phan Ngọc, Đỗ Lai Thúy, Trịnh Bá Đĩnh

Phê bình thi pháp hiện đại bao gồm thi pháp học đại cương, thi pháp học miêu tả, thi pháp học lịch sử. Thi pháp học miêu tả thể hiện cấu tứ nghệ thuật của nhà văn quy tắc kết hợp và phương thức phụ thuộc thể loại, loại hình văn học. Thi pháp học miêu tả miêu tả cấu trúc của tác phẩm cụ thể của tác giả riêng hoặc của một thời kì, đặt mục đích tái hiện con đường cấu tứ đến văn bản cuối cùng để nhà phê bình thâm nhập vào cấu tứ của tác giả. Thi pháp học lịch sử nghiên cứu sự phát triển của các phương tiện nghệ thuật, biện pháp nghệ thuật riêng lẻ, phạm trù hệ thống, thủ pháp, phạm trù vốn có của thời đại văn học.

Tiếp thu và vận dụng nhiều khuynh hướng khác nhau có cội nguồn thi pháp học hiện đại thế giới vào nghiên cứu văn học đã giúp các nhà nghiên cứu

giải quyết được nhiều vấn đề học thuật đang khủng hoảng bế tắc. Ở Việt Nam, thi pháp học đem đến phạm trù, đường lối mới cho nghiên cứu văn học: Con người, không gian, thời gian… Đồng thời, nó còn giúp mở rộng cánh cửa tiếp cận văn bản bằng phương pháp mới – phương pháp hình thức. Thi pháp học chịu ảnh hưởng của Nga, phương Tây. Nó góp phần tạo ra một giai đoạn mới của phê bình văn học, thay thế phê bình bình tán chủ quan thịnh hành theo phương pháp giảng văn của Lan Sơn, Bread du nhập vào Việt Nam trước năm 1945. Nguyễn Đăng Điệp đã nhận định tình hình vận dụng thi pháp học vào Việt Nam theo nhiều hướng khác nhau: Đỗ Lai Thúy tìm hiểu thi học ngôn ngữ, Đỗ Đức Hiểu khám phá giá trị văn học từ ngôn ngữ và vô thức, Trần Đình sử theo hướng thi pháp lịch sử.

Thi pháp học hiện đại đã đạt được một số thành tựu đáng chú ý với công trình của Trần Đình Sử. Công trình Thi pháp thơ Tố Hữu (1985) của ông đã xác lập tư tưởng học thuật, đề xuất đầy đủ nhất hệ thống luận điểm khoa học thi pháp hiện đại. Trước ông đã có các nhà nghiên cứu phê bình nghiên cứu thơ Tố Hữu và cũng đã đạt thành tựu như Đặng Thai Mai, Xuân Diệu, Hoài Thanh, Nguyễn Đăng Mạnh,… Vì thế, nghiên cứu thơ Tố Hữu không phải chuyện dễ dàng đối với Trần Đình Sử. Ông đã tiếp thu thành tựu lí luận phương Tây về thi pháp học hiện đại và chú ý nhiều hơn quan điểm khoa học của M.Bakhtin cùng với lí thuyết của Grimunxki, Likhachev. Nhà phê bình quan niệm thi pháp học nghiên cứu văn học như một thế giới nghệ thuật, khám phá nguyên tắc tạo nên thế giới nghệ thuật phân biệt với thực tại, bắt đầu từ quan niệm nghệ thuật, tiếp đến hình thức nhà văn, không gian – thời gian nghệ thuật, kiểu sự kiện, cấu trúc văn bản với hình thức tác giả. Ông coi trọng quan niệm nghệ thuật về con người, không – thời gian nghệ thuật, cốt truyện, lời văn nghệ thuật. Ông nghiên cứu chúng trong tác động của thời đại, biến đổi lịch sử,cá tính sáng tạo nhà văn đồng thời coi trọng thi pháp học lịch

sử. Ông nghiên cứu tính quan niệm trong phương diện hình thức thơ Tố Hữu: đỉnh cao thơ trữ tình – chính trị Việt Nam, kiểu nhà thơ, thể tài; quan niệm nghệ thuật về con người, không – thời gian nghệ thuật; chất thơ, phương thức thể hiện. Ông coi trọng hình thức là sản phẩm sáng tạo của chủ thể, là thước đo giới hạn chiếm lĩnh đời sống nhà văn, coi trọng vai trò sáng tạo tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Khám phá hình thức là dùng văn học để lí giải văn học trong quan hệ với đời sống, trả lại với bản chất nhân học cho văn học, đi sâu vào vấn đề bản chất nhất của sáng tạo văn học. Từ đó, bạn đọc hiểu được thơ Tố Hữu không chỉ là phương tiện đấu tranh cách mạng mà chỉ ra sự sáng tạo hình thức thơ, kiểu thơ, quan hệ của thể loại này với đời sống của thơ ông. Hình thức thơ Tố Hữu quyết định các yếu tố khác như quan niệm về cái tôi trữ tình kiểu mới, thể tài thơ, sáng tạo trong khuôn khổ thơ trữ tình… Ông đi sâu vào tìm hiểu chỉnh thể, thế giới nghệ thuật tạo nên tính sáng tạo của chủ thể nghệ sĩ, cắt nghĩa nguyên tắc nghệ thuật bên trong, nguyên tắc phản ánh, biểu hiện, các hình thức kết hợp hiện đại và truyền thống, đổi mới yếu tố hình thức làm nên đặc sắc dân tộc của nền thi ca Việt Nam hiện đại.

Tiếp đó là công trình Thi pháp Truyện Kiều đã thể hiện rõ tài năng học thuật của ông. Tư tưởng nghệ thuật, cái nhìn, hình tượng tác giả,… đã được Trần Đình Sử đưa ra với cái nhìn lí giải đầy mới mẻ. Ông không những so sánh truyện Kiều – Nguyễn Du với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân mà còn tìm thấy Nguyễn Du trong chính thế giới nghệ thuật của nhà thơ từ cái nhìn thi pháp học. Bên cạnh đó, ông còn so sánh văn hóa – văn học Việt Nam với văn hóa – văn học Trung Hoa, so sánh truyện Kiều với các khúc ngâm, truyện Nôm trước và sau nó để chứng minh giá trị của tác phẩm trong nền văn học dân tộc.

Công trình Thi pháp văn học trung đại, Trần Đình Sử đã cung cấp cái nhìn tổng thể với các phạm trù cơ bản của văn học trung đại như loại hình văn

học, các bình diện đặc trưng, khái niệm về một số thể loại văn học với quan niệm về con người, thời gian, phương thức nghệ thuật.

Như vậy, công trình của ông đã chứng minh quan niệm nghệ thuật của ông mang tính nhất quán: hình thức văn học là hình thức mang tính quan niệm. Theo ông, tính quan niệm của hình thức thể hiện hệ hình tư duy ẩn chứa trong hình thức, trình độ chiếm lĩnh thế giới của một hệ thống nghệ thuật. Từ đó, các khái niệm của nó như quan niệm nghệ thuật về con người, thế giới nghệ thuật, không – thời gian nghệ thuật,… đã trở nên quen thuộc với các nhà nghiên cứu và phê bình Việt Nam.

Đỗ Lai Thúy là người tiếp nối Trần Đình Sử. Công trình Con mắt thơ

(Nxb Văn hóa – thông tin, Hà Nội, 1999) của ông xuất phát từ nghiên cứu phong cách của các nhà thơ mới. Ông đã tiếp thu những tri thức mới về phong cách học ngôn ngữ và lí giải sự độc đáo của mỗi nhà thơ trên cơ sở nhìn thấy những lệch chuẩn của phong cách riêng đối với phong cách thời đại. Trong công trình này, sau khi nhà phê bình phác họa phong cách chung của mỗi nhà thơ thì đã trình bày cụ thể về phong cách của mỗi thi nhân. Các quan niệm nghệ thuật về con người, không gian, thời gian nghệ thuật là các khái niệm mới xuất hiện nhờ phê bình thi pháp học. Sau đó là Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực ông nghiên cứu về phong cách nhà thơ theo hướng mới: đó là tìm sự lệch chuẩn ngôn ngữ. Theo ông, chuẩn là ngôn ngữ chung của mọi thời đại tác giả. Phê bình phong cách là một lệch chuẩn tức là đi tìm chuẩn để so sánh làm nổi bật sự độc đáo của nó. Vì thế, ông chọn thơ Bà huyện Thanh Quan để so sánh với Hồ Xuân Hương. Bởi lẽ, họ sống cùng một thời đại, cùng ở Thăng Long, cùng là phụ nữ, cùng sáng tác thơ Nôm. Tuy nhiên, ngôn ngữ thơ của họ lại khác nhau: Hồ Xuân Hương ưa dùng động từ và tính từ còn bà Huyện ưa dùng danh từ Hán Việt. Từ đó, chúng ta thấy được sự độc đáo

trong phong cách Hồ Xuân Hương. Không chỉ thế, ông còn đi tìm sự độc đáo trong cái nhìn nghệ thuật và cái nhìn thế giới của nữ thi sĩ.

Nguyễn Đăng Điệp cũng là nhà phê bình thi pháp học tiêu biểu của thời kì này. Công trình Giọng điệu trong thơ trữ tình (Nxb Văn hóa, Hà Nội, 2002) của ông đã góp phần làm phong phú thành tựu nghiên cứu phê bình thời kì đổi mới. Có thể khẳng định đây là công trình đầu tiên nghiên cứu vấn đề phức tạp nhất của thi pháp học hiện đại, đó là vấn đề giọng điệu nghệt thuật. Tuy chịu ảnh hưởng và kế thừa thành tựu nghiên cứu về giọng điệu của M.Bakhtin, W.Boothe,… Song nhà phê bình đã tiếp thu lý thuyết phương Tây một cách sáng tạo, linh hoạt và có cả những đề xuất, bổ sung những luận điểm nổi tiếng thế giới của M.Bakhtin. Theo ông giọng điệu là một hiện tượng siêu ngôn ngữ, nó không nằm ở trong một thành tố một khu vực cục bộ mà nó toát lên từ toàn bộ tác phẩm “Giọng điệu một phương diện quan trọng của chủ thể sáng tạo”. Giọng điệu là thức hình thức mang tính quan niệm, bao giờ cũng là sản phẩm sáng tạo đích thực của nhà văn và mang tính chất lượng, giọng điệu chính là thần thái toát lên từ tác phẩm.Tìm hiểu giọng điệu chính là tìm hiểu ngôn ngữ chủ thể – nhân lõi tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà văn [45]. Ông đã đưa ra khái niệm tiếng nói độc bạch của thi ca, nhấn mạnh giọng điệu nhà văn là giọng điệu cơ bản nhất. Ông còn tiến hành khảo sát các loại hình giọng điệu từ thơ ca dân gian đến thơ ca trung đại, hiện đại, thơ lãng mạn và thơ siêu thực. Với cái nhìn sâu sắc của mình, ông đã chỉ ra sự vận động giọng điệu của mỗi thể loại văn học, nêu đặc trưng và mối quan hệ của chúng. Hơn thế, ông còn vận dụng lý luận về giọng điệu để nghiên cứu thơ Mới và 4 nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ Mới. Từ đó, ông khẳng định vai trò quan trọng của chủ thể sáng tạo: “Sự góp mặt của nhiều giọng điệu thi ca đã biến thời đại này thành một nền thơ đa phong cách, đa giọng điệu” [45]. Nhà phê bình Vũ Thanh đã đánh giá công trình Nguyễn Đăng Điệp: “Với tập chuyên

luận này, Nguyễn Đăng Điệp đã đưa ra khẳng định một tường lí thuyết mới, bổ sung cho nghiên cứu văn học những thao tác, công cụ nghiên cứu, góp phần đổi mới cách tiếp cận cách tân các tiêu chí thẩm mĩ trong nghiên cứu và phê bình văn học, trong khám phá và khám phá trở lại những giá trị văn học dân tộc bằng một cách nhìn và những cách tiếp cận mới” [45].

Đỗ Đức Hiểu cũng là một tên tuổi đáng chú ý trong thi pháp học. Với công trình Đổi mới phê bình văn học (1994), Đổi mới đọc và bình văn (1999), sau đó tuyển chọn lại trong Thi pháp hiện đại (2002), ông đã tiếp nhận thi pháp học lịch sử Tây Âu và ứng dụng trong đổi mới phê bình văn học đương

Một phần của tài liệu Phê bình văn học thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay (LV01394) (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)