Phê bình văn hó a– lịch sử

Một phần của tài liệu Phê bình văn học thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay (LV01394) (Trang 109)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.5 Phê bình văn hó a– lịch sử

Phê bình văn hóa lịch sử ra đời bổ sung và hạn chế nhược điểm của phê bình tiểu sử. Nếu phê bình tiểu sử lấy tác giả là nguyên nhân thì phê bình văn hóa – lịch sử trạng thái văn hóa ở một nơi nào đó váo một thời điểm lịch sử nào đó là nguyên nhân. Như vậy, tác giả của hai phương pháp này khác nhau. Tác giả của phê bình tiếu sử học là một cá nhân còn tác giả của phê bình văn hóa – lịch sử là một tập thể, cộng đồng. Tâm lí của tác giả trong phê bình tiểu sử bất biến còn tâm lí của tác giả cộng đồng thay đổi theo không – thời gian cụ thể.

Sự xuất hiện của phê bình văn hóa lịch sử cùng với chủ nghĩa thực chứng A.Comte( 1797 – 1857) đã lí giải văn học như dấu ấn tinh thần của dân tộc trong giai đoạn khác nhau của đời sống lịch sử. Tìm kiếm nguyên nhân chung của sự xuất hiện tác phẩm nghệ thuật đẻ ra cách giải thích tác phẩm không như tạo phẩm của tác giả tiểu sử học mà như là tư liệu của thời đại, trình độ văn minh, văn hóa của thời đại đó. G.Lanson ảnh hưởng nhiều tới phê bình văn hóa – lịch sử ở Việt nam thế kỉ XX. Công trình tiêu biểu Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan (1942). Sau đó, Triết học Taine cũng đã ảnh hưởng tới Trương Tửu với Nguyễn Du và truyện Kiều (Văn mới, 1942). Ông tìm hiểu cá tính Nguyễn Du. Trương Tửu quan niệm văn chương thể hiện xã hội con người và cá tính nhà văn. Vì vậy, nghiên cứu tác phẩm văn học phải tìm hiểu cá tính nhà văn và xã hội đương thời mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm. Theo ông, cá tính nhà văn nằm ở phần tiềm thức con người, phần chìm của tảng băng. Cá tính tạo nên bởi yếu tố di truyền, hoàn cảnh tự nhiên và các nhân tố xã hội. Trước hết, ông tìm hiểu huyết thống tác giả Truyện Kiều. Nguyễn Du là con cháu dòng họ nho sĩ hiển đạt, đời nào cũng có người làm quan to trong triều. Dòng họ Nguyễn Du con nổi tiếng về văn chương. Có lẽ, huyết thống này đã ảnh hưởng tới hình thành và phát triển cá tính của nhà thơ đặc biệt khi đẳng cấp này suy tàn và thất thế vào thời mạt Lê.

Cá tính của nhà thơ còn được tạo nên bởi quê quán. Nghệ Tĩnh là một vùng đất khắc nghiệt nhưng cũng rất hùng vĩ đã kích thích con người có lòng kiên nhẫn, sức sống bền bỉ. Kinh Bắc – quê mẹ với văn hóa quan họ trữ tình độc đáo đã góp phần hình thành tính cách của nhà thơ.

Trương Tửu chú ý tới thời đại và phân tích nó sắc sảo. Cuối Lê, chiến tranh liên miên nên Nho giáo bị khủng hoảng, Phật – Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian đã hồi sinh và phát triển. Nho giáo mất dần vai trò ý thức hệ độc tôn. Đẳng cấp quan binh đóng vai trò thống trị xã hội. Đẳng cấp nho sĩ thư lại bị

suy tàn. Điều đó ảnh hưởng tới gia đình Nguyễn Du. Cha ông mất sớm khi ông còn nhỏ. Nhà thơ phải sống cùng người anh trai cùng cha khác mẹ. Khi kiêu binh nổi loạn, người anh bỏ chạy, ông phải sống nay đây mai đó, chứng kiến nhiều cảnh tang thương. Tất cả những yếu tố ấy đã tạo nên cá tính Nguyễn Du. Trong đời sống, nhà thơ là người có cá tính lãng mạn, trầm muộn, thích cô điệu, thèm an nhà, mộng mị, ghét nghững hoàn cảnh mới lạ. Nhưng trong đời sống văn chương thì đó là sự rung động thành thực và mãnh liệt, sự tưởng tượng dồi dào, sự cảm xúc ủy mị và bi thương, sự cảm thông với đồng loại đau khổ và thần linh.

Có thể nói, phê bình truyện Kiều nói riêng và phê bình văn học nói chung Trương Tửu đã đạt được cột mốc mới. Từ tâm sự đến cá tính là hành trình con người xã hội, bề mặt đến con người tâm lí, bề sâu, từ con người hữu thức đến con người tiềm thức. Ông đã vận dụng thành công học thuyết phân tâm học Freud, thuyết chủng tộc – địa lí của H.Taine, học thuyết C.Mác và tâm lý học chức năng, Chủ nghĩa cấu trúc trong nghiên cứu công trình trên. Sau Truyện Kiều và Nguyễn Du, ông đã chuyển sang phê bình xã hội học mác xit. Tiếp đó là công trình Văn chương Truyện Kiều (1944), ông đã đưa ra vấn đề tế nhị, tinh vi của nghệ thuật để mổ xẻ, phân tích “chất thơ, cái đẹp”. Ông phân tích thiên tài nghệ sĩ và chất thơ nghệ sĩ. Ông cho rằng “thiên tài nghệ sĩ thuộc tư duy, linh hồn, cá tính con người và tổ chức cơ thể sinh lí con người”

[32]. Nhà phê bình cho rằng “thiên tài có phải là một hiện tượng phi thường gì đâu. Nó được thai nghén, được cấu tạo, được phát triển, được thành tựu rồi cũng tàn héo tiêu vong nhe bất kì một vật nào trong thế giới vật chất” [32].

Mối liên hệ giữa phê bình văn hóa văn chương với hai trào lưu học thuật phương Tây, xuất hiện nhưng năm 80 là chủ nghĩa lịch đại và thuyết vật liệu văn hóa có tính tiếp ứng về mặt quan điểm: Mở rộng đối tượng tiếp cận của phê bình văn học. Phê bình văn hóa đi ngược thời gian nhìn thấy văn học

như sự hội tụ các kinh nghiệm văn hóa của cộng đồng. Vì thế, nó nhìn thấy tính cách số phận cộng đồng trong đó. Phê bình văn hóa nhìn văn học như là sản phẩm xã hội. Nó chú tâm lý giải sự tác động của văn học làm nên gương mặt xã hội. Có thể thấy, phê bình văn hóa là một dạng sơ đồ dân tộc học vũ trang cho độc giả tri thức về sự đa nguyên thành tố tinh thần mà một dân tộc có thể có.

Một phần của tài liệu Phê bình văn học thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay (LV01394) (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)