Đổi mới về phong cách, ngôn ngữ phê bình

Một phần của tài liệu Phê bình văn học thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay (LV01394) (Trang 61)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.3 Đổi mới về phong cách, ngôn ngữ phê bình

Thời kì trung đại, văn chương được viết theo quan niệm văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí được đề cao chú trọng. đến 1945 – 1975 văn học lại hướng tới cái cao cả, đẹp đẽ, siêu phàm. Nhưng ở kì đổi mới, các nhà văn lại chú trọng tới thứ văn chương hình tượng, văn chương thẩm mĩ đi tìm cái đẹp, cái hay. Văn học thời kì này chú ý diễn đạt cá tính và nhu cầu thông tin của độc giả trong điều kiện ý thức cá nhân được khơi dậy mạnh mẽ. Phê bình thời kì trước đó xuất phát từ phạm trù luân lí đạo đức, đánh giá nội dung văn học, lấy chuẩn mực đạo lí để xem xét định giá văn học. Trên phương diện nghệ thuật, phê bình truyền thống lấy việc tuân thủ nghiêm ngặt luật lệ văn chương (quy tắc về niêm – luật, các điển tích điển cố,hệ thống ước lệ) làm nguyên tắc cao nhất khi đánh giá tác phẩm văn học [114]. Vì thế, phê bình thời kì này chủ yếu là bình tán ca ngợi các tác phẩm. Trong khi đó, phê bình thời kì đổi mới bên cạnh sự tiếp thu kế thừa truyền thống và bám sát thực tiến đời sống cũng như quan niệm của từng nhà phê bình cũng đã có chuẩn mực mới trong đánh

giá. Nhìn chung, họ đều chống thứ văn chương rập khuôn máy móc, và đề cao tình sáng tạo, chân thực của chủ thể sáng tác Vì thế, ngôn ngữ phê bình cũng có sự khác nhau qua các thời kì. Ngôn ngữ phê bình thời kì trước thường mang tính khoa trương, giàu chất thơ, trang trọng, mĩ lệ và sử dụng nhiều biện pháp tu từ, giàu hình ảnh liên tưởng, ví von. Nhưng đến thời kì này, ngôn ngữ phê bình thời kì này lại gần gũi với đời sống, đi sâu vào vấn đề văn chương. Ngôn ngữ bớt đi sự trạng trọng mà dần thô mộc, góc cạnh của đời thường, suồng sã trong giọng điệu. Không chỉ thế, ngôn ngữ phê bình ngày càng sâu sắc hơn, giàu cá tính và mang đậm phong cách cá nhân. Nhà văn nhà phê bình Nguyễn Thị Bình đã phải thốt lến rằng: “Chưa bao giờ ngôn ngữ văn chương gần với ngôn ngữ sinh hoạt đến thế”.

Một phần của tài liệu Phê bình văn học thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay (LV01394) (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)