Phê bình đồng hành với các sáng tác trong tiến trình đổi mới

Một phần của tài liệu Phê bình văn học thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay (LV01394) (Trang 62)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Phê bình đồng hành với các sáng tác trong tiến trình đổi mới

Sau 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta kết thúc thắng lợi, một số nhà văn với sự mẫn cảm của mình về hiện tại cùng với lương tâm và tinh thần trách nhiệm đã mong muốn phải viết khác đi. Đồng thời, công chúng

thời kì này bắt đầu nhận thức được hiện thực cuộc sống trong và sau chiến tranh. Điều đó càng thôi thúc nhà văn càng phải đổi mới trong cách viết. Tiêu biểu là nhà văn Nguyễn Minh Châu thông qua bài viết Viết về chiến tranh và Hoàng Ngọc Hiến – Về một đặc điểm của văn học nghệ thuật ở nước ta trong giai đoạn vừa quađã yêu cầu các văn nghệ sĩ cần đổi mới suy nghĩ, cách viết. Bài viết của họ đã có những ý kiến trái chiều: Có người đồng tình nhưng cũng có người phản đối gay gắt song những tác động của nó trong đời sống văn học là điều không thể phủ nhận. Vì thế, các tác phẩm viết về chiến tranh thời kì qua đã có nét mới. Chiến tranh vẫn được viết với khuynh hướng chủ đạo: khuynh hướng sử thi với tinh thần lạc quan, tin tưởng. Nhưng bên cạnh đó, nhà văn còn đi sâu vào mặt trái và góc khuất của chiến tranh. Chiến tranh không chỉ là thắng lợi, niềm vui, anh hùng cao cả mà còn là thất bại, nỗi buồn, thấp hèn,... Chiến tranh còn được miêu tả gắn với bi kịch cá nhân, với số phận cá nhân. Nhà văn còn chú ý tới con người trong cuộc sống đời thường sau chiến tranh với nhiều bề bộn, ngổn ngang và phức tạp. Tất cả những vấn đề đó được phản ánh một cách trung thực với tinh thần nhân đạo cao cả của nhà văn. Đây cũng là thành công khi công chúng và phê bình đón nhận và tạo tiền đề cho phê bình phát triển trong bối cảnh mới. Không chỉ thế, văn học thời kì này còn xuất hiện những kiểu người mới, nếp nghĩ mới, cung cách làm ăn mới. Thể trường ca bắt đầu hình thành và đạt được một số thành tựu. Tất cả những dấu hiệu đổi mới của văn học trong bối cảnh lịch sử mới đã thu hút sự chú ý của giới phê bình và đã tạo ra những cuộc tranh luận sôi nổi với nhiều bài viết có giá trị. Như vậy, chúng ta thấy rằng phê bình luôn đồng hành với các sáng tác văn học trong tiến trình vận động và phát triển.

Sau 1986, chịu sự tác động của đường lối đổi mới, không khí dân chủ đã trở nên phổ biến trong đời sống và xã hội. Cuối những năm 80 đầu năm 90, hàng loạt vấn đề cốt yếu của lí luận và thực tiễn văn học đã được đưa ra tranh

luận, thảo luận sôi nổi như vấn đề văn nghệ và chính trị, văn học phản ánh hiện thực, chức năng văn nghệ, đánh giá các giá trị văn học trong quá khứ như Thơ mới, Tự lực văn đoàn,... Trong đó, có những vấn đề trước đó là nguyên tắc bất di bất dịch thì nay đã được đặt lên bàn tròn tranh luận, thậm chí có những vấn đề bị phủ nhận sạch trơn đóng góp trong đời sống văn học dân tộc thì nay được đánh giá lại khách quan hơn. Các vấn đề trên được tranh luận sôi nổi nhưng chưa được giải quyết triệt để, nhiều vấn đề chưa ngã ngũ. Song những cuộc thảo luận ấy có tác động đáng kể đến phê bình và văn học.

Trước đó, văn học viết về hiện thực ở nước ta được quan niệm giản đơn, một chiều, máy móc dẫn tới tình trạng tuyệt đối hóa hiện thực khách quan, không nhận thức đúng bản chất sáng tạo của nghệ thuất, hạ thấp vai trò cá tính sáng tạo của người cầm bút, đề cao qua mức loại truyện ghi chép đơn giản người thật việc thật ( Nguyễn Đăng Mạnh trong Phê bình trong tình hình mới, báo Văn nghệ số 35, 1987 đã chỉ ra). Phê bình văn học thời kì ấy quan tâm chủ yếu đến nội dung phản ánh trong tác phẩm mà quên đi các đặc trưng văn học, các yếu tố hình thức, cái hay cái đẹp của nghệ thuật. Sau 1975, đặc biệt là từ đổi mới, các nhà phê bình đã nhận ra hạn chế của việc phản ánh hiện thực của văn học. Bên cạnh đó, một số hiện tượng văn học đã được phê bình nhìn nhận, đánh giá khác trước. Lúc này, quan niệm về hiện thực đã thay đổi. Hiện thực trong văn học hiện lên đa chiều, đa diện và phức tạp. Vai trò của nhà văn cũng được khẳng định, đề cao.

Một vấn đề trung tâm thời kì này là cuộc thảo luận về vấn đề văn nghệ và chính trị. Sau 1986, vấn đề về đổi mới tư duy, nhìn thẳng sự thật, quan hệ văn nghệ – chính trị trở thành một vấn đề bức xúc, và tạo nên một cuộc thảo luận sôi nổi trên báo chí và hội thảo văn học. Năm 1987, cuộc gặp gỡ của tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với đại diện các giới văn nghệ sĩ, ông đã kêu gọi họ tự cởi trói, đổi mới tư duy. Nguyễn Minh Châu với Hãy đọc lời ai điếu

cho một giai đoạn văn nghệ minh họa,báo văn nghệ số 49 – 50 năm 1987 tiên phong chỉ ra hạn chế của nền văn học minh họa vừa qua. Tiếp đó là các bài viết của Hồ Ngọc – Cần giải quyết đúng đắn giữa văn nghệ và chính trị, văn nghệ số 47 – 48, 1987 và Lê Ngọc Trà – Về vấn đề văn nghệ và chính trịvăn nghệ số 51 52, 1987 đã mở đầù cho cuộc thảo luận những năm tiếp theo về vấn đề này. Cũng như nhà phê bình Nguyên Đăng Mạnh, các nhà phê bình khác cũng đồng tình chỉ ra những hạn chế của văn nghệ phục vụ chính trị đã dẫn tới tình trạng văn học đồng nhất với chính trị, coi văn nghệ là công cụ phục vụ các nhiệm vụ chính trị cụ thể, các chủ trương chính sách. Mặt khác, do đề cao tiêu chuẩn chính trị nên dẫn tới tình trạng xem nhẹ giá trị nghệ thuật, quy giá trị tư tưởng của tác phẩm vào nội dung chính trị. Có thể nói, cuộc hội thảo tuy chưa có những kiến giải triệt để nhưng có tác động tích cực đến nhận thức của nhà văn, nhà phê bình và công chúng tiếp nhận.

Một phần của tài liệu Phê bình văn học thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay (LV01394) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)