Vận dụng các lí thuyết nghệ thuật mới vào hoạt động phê bình

Một phần của tài liệu Phê bình văn học thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay (LV01394) (Trang 69)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.3 Vận dụng các lí thuyết nghệ thuật mới vào hoạt động phê bình

Có thể nói, dưới sự tác động của quá trình đổi mới đất nước, các nhà phê bình đã thay đổi về tư duy, nhận thức. Đây được coi là thành tựu đáng kể nhất của phê bình thời kì này. Họ đã nhận thấy hạn chế của phê bình thời kì trước đó và từ đó xác định lại vị trí, vai trò của phê bình, đồng thời mở ra những hướng tiếp cận mới với văn học, vận dụng đa dạng các phương pháp phê bình. Không chỉ vậy, trong tiến trình đổi mới đất nước, nền văn học dân tộc cũng đã có sự chuyển biến tích cực và rõ nét. Vì vậy, các cách thức tiếp cận hiện thực, các bình diện của văn học đã trở nên lỗi thời và không còn phù hợp với thực tiễn lịch sử và thực tiễn văn học. Từ đó đòi hỏi phê bình phải tự đổi mới sao cho phù hợp với sự phát triển của văn học. Vì thế, phê bình đã mở rộng cách thức tiếp cận hiện thực, tiếp cận các phương diện của văn học. Nhờ quá trình giao lưu và hội nhập văn hóa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là internet thì các lí thuyết, trào lưu phê bình hiện đại của phương Tây đã được du nhập, dịch, giới thiệu nhanh chóng vào Việt Nam. Thi pháp học đã được giới thiệu và vận dụng sớm từ những năm 80 với công trình của Trần Đình Sử –Thi pháp thơ Tố Hữu, Dẫn luận thi pháp học, Thi pháp học trung đại, Thi pháp truyện Kiều. Các khái niệm và phạm trù của thi pháp học đã trở nên quen thuộc với nhà nghiên cứu, phê bình và công chúng. Phân tâm học sau đó cũng đã thu hút sự chú ý các nhà phê bình với sơ đồ dồn nénẩn ứcthăng hoa do S. Freud đề xuất để nghiên cứu văn học. Các nhà phê bình như Đỗ Lai Thúy – Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn

thực, thơ Chế Lan Viên, Hoàng Cầm,... đã vận dụng thành công học thuyết phân tâm. Kí hiệu học được Hoàng Trinh giới thiệu với công trình Kí hiệu học và phê bình văn học, Trịnh Bá Đĩnh giới thiệu chủ nghĩa cấu trúc và phê bình, Cấu trúc lí thuyết M.Bakhtin được Trần Đình Sử giới thiệu,... Thời gian gần đây, nghiên cứu văn học từ văn hóa học đã bắt đầu được quan tâm. Như vậy, các lí thuyết hiện đại đó đã góp phần giúp các nhà phê bình vận dụng thành công trong nghiên cứu văn học đồng thời góp phần đa dạng hóa các phương pháp phê bình.

Nhà phê bình Trần Đình Sử đã nhận định về sự thay đổi về phương pháp nghiên cứu phê bình thời kì đổi mới: “Nếu trước kia do lí luận văn học phản ánh hiện thực, theo sự tác động của hiện thực khách quan, vốn sống, chức năng giáo dục các khái niệm đề tài, điển hình hóa miêu tả nguyên mẫu, thế giới quan giai cấp,... có vị trí hàng đầu, thì tính đến nay tính chủ thể của người sáng tác được coi trọng. Các khái niệm biểu hiện nội dung này như quan niệm về con người và thế giới, tư duy nghệ thuật, cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu nhà văn được quan tâm. Nhờ khắc phục xã hội học dung tục mà các quan niệm như tính người tính nhân loại, bản năng con người được thừa nhận, do đặc trưng văn học được ý thức nên các hình thức tưởng tượng, kì ảo, hoang đường, ước lệ, các yếu tố trực giác, vô thức được thừa nhận theo. Lí luận văn học trước đây chỉ quan tâm, khâu sáng tác để giáo dục tư tưởng chưa quan tâm đến chủ thể tiếp nhận của người đọc thì nay đón nhận ngữ cảnh, các loại người được chú ý. Nếu trước đây quan niệm tác phẩm là bất biến cụ thể, xác định thì nay người ta hiểu tác phẩm là quá trình, văn bản có tính lược đồ. Chờ đợi sự cụ thể hóa của người đọc văn bản có tính mơ hồ, đa nghĩa, không ai là người duy nhất và cuối cùng hiểu được văn học. Nếu trước đây ít nói tới hình thức sợ rơi vào cái hố hình thức chủ nghĩa thì giờ đây hình thức nghệ thuật được quan tâm. Lí thuyết cấu trúc, các yếu tố mẫu gốc, mô típ

biểu tượng trừu tượng như một kí hiệu thẩm mĩ... được thừa nhận, khái niệm văn học mở rộng, các tác phẩm thiên về giải trí như võ hiệp, trinh thám, sách bám chạy được dịch, giới thiệu. Các khái niệm về loại hình nội dung thể tài như sử thi, thế sự, đời tữ trở nên thông dụng” [50.tr 252]. Bên cạnh đó, các phương pháp khác như xã hội học, tiểu sử học, văn hóa – lịch sử,… vẫn được sử dụng và phát huy tác dụng trong thời kì đổi mới. Song nó thường được kết hợp với các phương pháp khác để phát huy tác dụng trong lí giải, đánh giá tác phẩm.

Như vậy, với việc tiếp thu, vận dụng các lí thuyết nghệ thuật mới vào hoạt động phê bình đã làm cho phương pháp phê bình đã có sự đổi mới rõ rệt và đa dạng hơn. Các phương pháp đã được vận dụng linh hoạt và sáng tạo hơn. Thi pháp học trở thành một phương pháp phổ biến trong phê bình và đạt được thành tựu đáng kể. Kí hiệu học, cấu trúc luận chưa được phổ biến nhưng có công trình vận dụng và đạt được thành tựu. Phê bình mĩ học có đóng góp đáng kể.

Một phần của tài liệu Phê bình văn học thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay (LV01394) (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)