6. Cấu trúc luận văn
2.2.2 Phê bình chú trọng vào các đặc trưng văn học và các yếu tố hình
thức, vào cái hay cái đẹp của nghệ thuật
Trước đổi mới, các nhà phê bình chỉ chú trọng tới tính nội dung, tư tưởng trong các tác phẩm. Họ chỉ quan tâm xem tác phẩm đó viết gì, có phù hợp với quan điểm lãnh đạo Đảng không để mà khen mà chê. Bởi lẽ, văn học thời kì trước đó phục vụ mục tiêu chính trị, đường lối của Đảng. Vì thế, nó dẫn đến một tình trạng phê bình đánh giá tác phẩm, tác giả chưa đầy đủ, toàn diện và chính xác. Tuy nhiên, có những tác giả đã đi ngược lại quan điểm, chính sách của Đảng thì bị quy chụp, quy kết nặng nề. Vì thế, nó khiến cho phê bình hạn chế trong đánh giá một cách dân chủ, khách quan. Nhưng sau 1986, thấm nhuần tư tưởng, tinh thần đổi mới của Đảng nên các nhà phê bình đã thay đổi tư duy. Các nhà phê bình đã chú ý hơn tới đặc trưng văn học, các yếu tố hình thức, cái hay cái đẹp của nghệ thuật để đánh giá tác giả, tác phẩm.
Có thể thấy, trước đổi mới, phê bình vẫn lấy tác giả làm trung tâm nghiên cứu, lí giải tác phẩm, coi tác phẩm văn học như một khách thể cố định
có ý nghĩa khách quan xác định. Nhà phê bình luôn hướng tới tìm kiếm ý đồ sáng tạo của nhà văn và xem mức độ thành công của việc biểu hiện ý đồ ấy. Vì thế, nhà phê bình dường như chỉ đang làm nhiệm vụ bình tán các vấn đề xung quanh tác phẩm chứ chưa thực sự là phê bình. Chủ trương đổi mới của Đảng đã tạo nên động lực mới trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Giờ đây, các nhà văn đề cao tinh thần nhân văn mới và nỗ lực cách tân nghệ thuật theo hướng hiện đại. Trong lĩnh vực lý luận, phê bình, các nhà lý luận, phê bình đã có sự đổi mới về nhận thức. Phê bình văn học là hoạt động có tác động tới đời sống văn học và quá trình văn học như một loại tư duy về văn học, đồng thời được coi là bộ môn thuộc khoa nghiên cứu văn học. Phê bình có nhiệm vụ đánh giá, thẩm định các giá trị của đối tượng xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của cuộc sống đương đại. Phê bình bắt đầu nói nhiều hơn đến những phương pháp tiếp cận giá trị văn học từ bản chất nghệ thuật đặc thù của nó. Phê bình lấy tác phẩm làm trung tâm, đi sâu vào hình tức tác phẩm để tìm giá trị đích thực của văn bản nghệ thuật. Đặc biệt từ năm 1987, khi lí thuyết thi pháp học được dịch, giới thiệu vào nước ta thì vấn đề về hình thức tác phẩm được nhà văn, nhà phê bình chú ý đến. Thi pháp học khẳng định hình thức mang tính quan niệm. Từ hình thức tìm ra nội dung tác phẩm là gì. Từ
đó, thi pháp học với các quan niệm nghệ thuật như: con người, không gian –
thời gian nghệ thuật; chất thơ, phương thức thể hiện đã trở nên phổ biến và quen thuộc với chúng ta, đặc biệt là với các nhà phê bình thời kì đổi mới. Các nhà phê bình đã chú ý hơn tới quan niệm nghệ thuật về con người khi nghiên cứu tác phẩm văn học. Con người chú ý ở việc “khắc họa cốt cách tâm lí, thế giới bên trong, những động cơ tiềm ẩn cùng những phản ứng của nó trước thời thế”. Vương Trí Nhàn đã nhận thấy vai trò của quan niệm về nghệ thuật của con người trong sáng tác: “một đóng góp vào việc nhận diện con người Việt Nam” [50]. Nhà phê bình Phan Trọng Thưởng cũng đã nhận định đúng
mức vai trò yếu tố hình thức : “Phê bình những năm qua đã nhận thức đúng mức vai trò của yếu tố hình thức trong quá trình tổ chức tác phẩm nghệ thuật mà một thời từng xem nhẹ” [106].
Không gian – thời gian nghệ thuật trong sáng tác cũng được rộng mở. Trước đổi mới, không gian chủ yếu là không gian chiến trận hào hùng nhưng nay đó là không gian đời sống phức tạp. Không gian – thời gian nghệ thuật trong sáng tác được chú trọng. Đó không chỉ là không gian đồng hiện, thời gian tuyến tính mà có sự đan xen, đảo lộn giữa hiện tại – quá khứ – tương lai thậm chí cả không gian ảo. Có lẽ với sự chú trọng vào đặc trưng hình thức nghệ thuật mà văn học đã đạt nhiều thành tựu xuất sắc. Và phê bình đã tìm ra những giá trị mới từ cách tiếp cận tác phẩm từ hình thức nghệ thuật. Chẳng hạn như công trình Con mắt thơ – Đỗ Lai Thúy (2000), Trần Đình Sử –Thi pháp thơ Tố Hữu,…