Phê bình phân tâm học

Một phần của tài liệu Phê bình văn học thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay (LV01394) (Trang 93)

6. Cấu trúc luận văn

3.1.2 Phê bình phân tâm học

Phê bình phân tâm học là một trường phái triết học phát triển ở phương Tây thế kỉ XX trong nghiên cứu văn học. Nguồn gốc của nó xuất phát từ S. Freud – bác sĩ người Áo, gốc Do Thái chuyên ngành tâm lí tâm bệnh học. Phân tâm học quan niệm tác phẩm văn học là giấc mơ, phản ánh ham muốn vô thức mặc cảm đặc biệt là mặc cảm Oedipe, đồng nhất sáng tạo văn học với giấc mơ tỉnh thức [ 34].

Nó đã đạt một số thành tựu nhất định. Đó là việc cắt nghĩa tính dục, cắt nghĩa tôi (ego), Đại ngã, Siêu tôi (le surmoi), thế giới của vô thức, ý thức, tiềm thức và mặc cảm đặc biệt là mặc cảm Oedipe. Học thuyết của ông đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu văn học phương Tây và sau đó ảnh hưởng rộng tới cac nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Sau đó, học thuyết của ông được nhà tâm lí học phân tích người Thụy Sĩ C.G.Jung tiếp

thu và phát triển. Ông đã kéo phân tâm học tách khỏi bệnh học và hòa đồng lí thuyết này vào môi trường khoa học xã hội – nhân văn. Phân tâm học ra đời đánh dấu bước ngoặt trong khám phá con người, đánh dấu phát triển tư duy nhận thức của nhân loại về vấn đề thầm kín của tâm lí con người. Đồng thời, theo lý thuyết của S.Freud, ông quy động cơ của con người vào các mặc cảm tức là các chứng bệnh thần kinh gây nên do đè nén các bản năng tính dục thời thơ ấu. Trong khi đó, lý thuyết của G.Jung gắn với cái vô thức tập thể có từ thời nguyên thủy biểu hiện qua các mẫu cổ. Ông cho rằng vô thức tập thể là tài sản chung của nhân loại [34]. Như vậy, Jung đã xa rời cơ sở khoa học thực nghiệm đi sâu vào lĩnh vực văn hóa thần bí tâm linh. Đối tượng của nó bao gồm nghiên cứu quá trình sáng tác, nghiên cứu loại hình phép tắc tâm lý trong tác phẩm như cấu trúc tâm lý nhân vật, khám phá ý nghĩa tiềm tại, cấu trúc tâm lý độc giả.

Có thể thấy, phân tâm học ra đời là bước ngoặt của thế kỉ XIX trong việc khám phá con người, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của tư duy nhân loại trong nhận thức những vấn đề thầm kín của tâm lý con người, dần trở thành khoa học phân tích tâm lý chiều sâu của mọi hành vi trong đời sống ý thức và vô thức của mỗi cá nhân con người. Phê bình phân tâm học còn mang lại những đề tài mới cho nghiên cứu văn học, mở rộng không gian cảm thụ của nghệ thuật. Phân tâm học được coi là khoa học nhân văn góp phần làm phong phú văn hóa nhân loại thế kỉ XX.

Phân tâm học đã chứng minh quá trình sáng tạo của nghệ sĩ có trong cả ý thức và vô thức. Yếu tố vô thức được coi trọng trong sáng tạo nghệ thuật. Freud khẳng định: Vô thức liên quan đến tính dục. Bản năng tính dục là nguồn gốc của sự sáng tạo đặc biệt trong văn hóa nghệ thuật. Sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ là sáng tạo từ những giấc mơ [34]. Vì thế, tác phẩm bao giờ cũng ẩn chứa dấu ấn tuổi thơ. Vô thứcám ảnh tuổi thơtính dục là những

yếu tố giúp giải mã tâm lý nhà văn. Libido là một thuật ngữ đặc biệt của phân tâm học, được hiểu như năng lực tình dục. Jung cho rằng libido là năng lượng sống, nguyên sơ, có tính vũ trụ. Nó thể hiện ra cuộc sống bên ngoài và cuộc sống bên trong tạo nên tâm lí hướng nội và tâm lí hướng ngoại. Nó được coi là nền tảng của hoạt động tâm lý, là năng lực bẩm sinh của mỗi người và được thể hiện khác nhau qua các thời kì trưởng thành. Khi libido được thỏa mãn thì cá nhân giữ được trạng thái cân bằng và ngược lại. Ẩn ức là trạng thái các khuynh hướng bị ngăn trở tạo thành xung đột nội tâm. Thuyết phân tâm coi ham muốn là bản năng thường xuyên, không thể dập tắt của con người, là một xung năng tạo nên sức sống, sự sáng tạo năng động của con người. Trong thực tế, ham muốn của con người luôn bị kìm hãm, hạn chế và ngăn cấm bởi các thể chế xã hội, tác phẩm nghệ thuật ra đời để thỏa mãn ham muốn bị dồn nén đó.

Phân tâm học được biết đến khá sớm ở Việt Nam từ những năm 30 của thế kỷ XX trong phê bình của Nguyễn Văn Hạnh như Tiến hóa số 1/1936, Trương Tửu như Hồ Xuân Hương tác phẩm thân thế và văn tài, Truyện Kiều

và trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng như Giông tố, Làm đĩ, Số đỏ,… Nó đã khắc phục cái nhìn bề ngoài của phương pháp tiểu sử, mở đường đi vào thế giới bí ẩn của nhà văn, khám phá điều khó nói bị che giấu. Nhưng nó hầu như vắng mặt sau năm 1945 ở miền Bắc do phương pháp xã hội học mác xít thống trị. Tuy nhiên, học thuyết Freud vẫn được lén sử dụng với luận điểm dồn nén – ẩn ức – thăng hoa để giải thích hiện tượng văn học, đặc biệt thơ Hồ Xuân Hương nhưng đã được nhìn nhận khác trước. Các nhà nghiên cứu giải thích ẩn ức tình dục dựa vào tiểu sử cá nhân, điều kiện kinh tế xã hội đương thời, ý thức tư tưởng. Đồng thời, nhiều người cho rằng phê bình phân tâm học là lối phê bình kì quặc, thoát lý đời sống xã hội – lịch sử, chỉ đi tìm dấu ấn bản năng tính dục. Miền Nam 1954 1975, phê bình phân tâm học có điều kiện phát

triển hơn. Tại đây, xuất hiện nhiều công trình dịch thuật, giới thiệu và vận dụng. Công trình S. Freud và phân tâm học (2004) – Phạm Minh Lăng, học thuyết Freud sự thể hiện của nó trong Văn học Việt Nam (2008),… Có thể kể đến công trình dịch thuật, giới thiệu như Phân tâm học nhập môn của Freud

do ĐHQG Hà Nội tái bản (2002), Thăm dò tiềm thức của Jung (Nxb An Tiêm, 1966), … và các công trình vận dụng phân tâm học như Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ nôm (1958) của Xuân Diệu, Người nguyệt cổ, Chuyện Xuân Hương 1962 của Nguyễn Đức Bính xem là lí thuyết phản động, nhục mạ con người, thoát li đời sống xã hội, lịch sử. Vì thế, phân tâm học thời gian này cũng vắng bóng trên văn đàn văn học. Từ 1975 – 1990, lí thuyết phân tâm học ít được vận dụng trong nghiên cứu văn học thời kì đổi mới, phân tâm học được đón nhận với thái độ cởi mở, khách quan, khoa học với các trào lưu tư tưởng phương Tây, phân tâm học được vận dụng vào nghiên cứu hiện tượng văn học Việt Nam.

Với phê bình phân tâm học, Đỗ Lai Thúy đã mở ra hướng nghiên cứu mới cho văn học. Ông vận dụng học thuyết Freud linh hoạt sáng tạo, không còn cứng nhắc như Trương Tửu, đơn giản với kiểu sơ đồ: dồn nén – ẩn ức – thăng hoa như Nguyễn Văn Hạnh, bắt buộc phải hiểu tiểu sử tác giả như Nguyễn Văn Trung,… Nghiên cứu các tác giả trung đại, ông đi từ văn bản đến tham chiếu Vô thức cộng đồng như một di truyền văn hóa. Tiêu biểu với công trình của Đỗ Lai Thúy – Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực(NXB Văn hóa thông tin, 1999), Bút pháp của ham muốn (Nxb Tri thức, Hà Nội, 2009)… đã “đánh dấu sự trở lại của phân tâm học với nghiên cứu văn học Việt Nam… giúp đông đảo bạn đọc biết thế nào là phân tâm học, góp phần xua tan định kiến lâu dài về hướng tiếp cận này” [Trần Đình Sử trong lời giới thiệu chuyên luận Bút pháp của ham muốn].

Ông hướng bút pháp của nhà văn nhờ sự gợi dẫn của J.Lacan (1901 – 1981) – người kế tục Freud với định đề “vô thức được cấu trúc như một ngôn ngữ” và bộ công cụ thao tác ngôn ngữ từ các nhà hình thức luận Nga, trường phái ngôn ngữ Praha và phê bình Anh – Mĩ. Ông đã trực diện đi vào phương thức tồn tại của văn học, đi tìm và giải mã cấu trúc vô thức trên/ trong/qua văn bản để chỉ ra “bút pháp ham muốn” của các nhà văn có dấu ấn phân tâm học: Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Chế Lan Viên, Xuân Diệu…

Nếu S.Freud chú trọng vào vô thức cá nhân, C.Jung chú trọng vào vô thức tập thể thì G.Bachelar lại tập trung vào vấn đề bản chất và hoạt động tưởng tượng trong văn học. Ông nghiên cứu tưởng tượng chất liệu: nguồn sáng – nước – lửa – không khí. Đó là chất liệu của giấc mơ. Đến với công trình tìm hiểu về Cung oán ngâm khúc của Đỗ Lai Thúy, ta thấy ông đã vận dụng thuyết tưởng tượng của Bachelard để tìm hiểu về nhà thơ Nguyễn Gia Thiều. Từ đó, ông đã bám sát vào đặc trưng thơ trung đại và thể loại ngâm khúc để xác định nhân vật chính là hình tượng tác giả – cái bóng. G.Jung cho rằng con người trong tâm thức ai cũng có một cái bóng, một thực thể tâm lý, tâm linh, tồn tại một cách vô thức, cái bóng là ảnh xạ của một bản ngã vô thức, cái bóng làm ta nhạy cảm hơn với ảnh hưởng cuộc sống, thức dậy những tiềm sinh, khuất lấp. Thế giới bóng của nhà thơ được cảm nhận một cách sinh động, đa hình, đầy biến điệu và mới mẻ qua tưởng tượng của nhà phê bình. Thơ Nguyễn Gia Thiều có ba yếu tố “tam vị nhất thể”: nguồn sáng – hình – bóng và mỗi yếu tố lại tự phân thân làm hai đã tạo nên cấu trúc “song song” và đối ứng trong tác phẩm. Đỗ Lai Thúy đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa phê bình phân tâm và thi pháp học để người đọc khám phá thông điệp của hình ảnh nghệ thuật.

Với công trình Hồ Xuân Hương cọ tình vào đá, Đỗ Lai Thúy đã sử dụng phương pháp tâm lý học, lý thuyết siêu mẫu của C.Jung kết hợp với tín

ngưỡng phồn thực. Tín ngưỡng này ra đời khi nhân loại bước vào thời kì trồng trọt, chăn nuôi, nảy sinh ước mơ. Ông có nhãn quan tiến bộ và mới mẻ khi tìm hiểu những biểu tượng ám ảnh trong thơ Hồ Xuân Hương. Đỗ Lai Thúy tiếp tục tìm hiểu về thơ Bà huyện Thanh Quan nhờ lý thuyết của S.Freud. Nếu như thơ Hồ Xuân Hương tràn ngập sự sống với màu sắc tươi sáng, âm thanh vui nhộn, là mùa xuân, trưa hè thì thơ Bà huyện Thanh Quan lại là buổi chiều tà ảm đạm, là “bản năng chết”,… Tiếp đó, công trình nghiên cứu về Chế Lan Viên với Ánh sáng và phù sa (1960), Đỗ Lai Thúy cho rằng đây là tác phẩm đỉnh cao của nhà thơ vượt qua cả niềm kinh dị Điêu tàn

(1937). Ông chỉ ra nhà thơ không lột xác nhanh như các nhà thơ khác là do ý thức phân thân và khát vọng nhìn nhận con người bản thể của nhà thơ. Ông đã dựng lên một chân dung tinh thần đầy phức tạp của Chế Lan Viên với Tháp Chàm bốn mặt, Đáp lời con quái vật Sphinx hay cội nguồn sáng tạo thơ Xuân Diệu, ông liên tưởng tới căn bệnh rối loạn đa nhân cách.

Cuối cùng, ông vận dụng phân tâm học vào nghiên cứu thơ Hoàng Cầm thông qua tập Về Kinh Bắc. Ông đã phát hiện ra nhà thơ có tình cảm với một người chị lớn tuổi hơn, muốn cưới để thỏa mãn ham muốn nhưng không được xã hội và người đó chấp nhận nên vừa yêu vừa ghét, vừa thương vừa giận, vừa muốn quên vừa nhớ. Đó là quy luật phát triển tự nhiên của tâm lý con người. Xoay quanh trục mặc cảm Oedipe, Đỗ Lai Thúy đi lý giải đặc điểm riêng biệt của thơHoàng Cầm. Tình yêu ấy không đơn thuần là tình yêu trai gái mà còn là sự phỏng chiếu của mặc cảm Oedipe. Mặc cảm ấy ở mỗi cá nhân lại được biểu hiện khác nhau. Đỗ Lai Thúy khẳng định Hoàng Cầm là nhà thơ có tuổi thơ không bình thường nên mặc cảm Oedipe của ông chưa được giải tỏa. Tác phẩm Về Kinh Bắc, tác phẩm – giấc mơ xuất hiện sự cảm thông giữa cái tôi và phi cái tôi, nguyên lý khoái lạc và nguyên lý thực tại, bằng cách tạo ra một thực thể ngôn ngữ có khả năng chi phối hiện thực và ước

vọng thầm kín của chủ thể. Về Kinh Bắc là một vũ hội hóa trang giàu hình ảnh, màu sắc âm thanh và nhịp điệu, gắn kết bằng mặc cảm Oedipe. Có thể nói, ẩn ức tình dục đã đi vào thơ của nhà thơ. Thi nhân làm thơ về nhiều đề tài nhưng đều quay về đề tài tình yêu với sự nổi bật của nhục dục.

Phương pháp này nhạy cảm và không có cái nhìn cầu thị, cởi mở và khoa học. Vì thế, việc vận dụng phân tâm học vào nghiên cứu văn học không phải công việc đơn giản. Đây là phương pháp kén đối tượng. Đối tượng đó phải có trình độ kinh nghiệm và cảm quan của mình để nhận diện dấu hiệu vô thức dể từ đó khám phá những góc khuất trong tâm hồn con người. Đỗ Lai Thúy là nhà phê bình tiêu biểu khi vận dụng học thuyết Freud linh hoạt, sáng tạo để nghiên cứu văn học.

Như vậy, có thể nói, Đỗ Lai Thúy đã nhất quán nguyên tắc ứng dụng lí thuyết phân tâm vào khám phá hiện tượng văn học: mỗi tác phẩm, mỗi tác giả lại có một kiểu ứng chiếu riêng với mô hình lý thuyết phân tâm học sao cho phù hợp. Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo của nhà phê bình đã giúp người đọc hiểu tác phẩm hơn.

Học thuyết này đến với Việt Nam từ lâu và trải qua một quá trình đầy khó khăn và trắc trở. Tuy vậy, nó cũng để lại những dấu ấn trong phê bình văn học Việt Nam qua từng thời kì lịch sử đặc biệt là từ đổi mới đến nay. Phân tâm đưa ra những cách kiến giải khá thú vị và thuyết phục về tác phẩm. Khuynh hướng này đã mở ra cánh cửa cho tiếp nhận đi sâu tìm hiểu thế giới bên trong của nhà văn để từ đó nắm bắt tư tưởng, tình cảm của nhà văn một cách trung thực nhất.

Một phần của tài liệu Phê bình văn học thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay (LV01394) (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)