Hoạt động cơ giới hóa, thủy lợi hóa trong nông nghiệp

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh vĩnh phúc trong những năm 1997 2011 (Trang 50)

Đưa cơ khắ vào nông nghiệp của tỉnh ta trong những năm qua đã được nhiều hộ nông dân, chủ trang trại quan tâm. Một số máy móc, thiết bị được áp dụng vào các khâu sản xuất nông nghiệp, bước đầu đã đẩy mạnh quá trình thâm canh tăng năng suất lao động, năng suất cây trồng vật nuôi, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Tuy nhiên việc đưa

cơ khắ hóa vào nông nghiệp của tỉnh trong những năm qua mới chỉ thực hiện chủ yếu khâu làm đất và còn rất hạn chế, tỷ lệ diện tắch gieo trồng được cơ giới hóa khâu làm đất mới chỉ đạt 20%. Qua điều tra và tổng hợp từ nguồn số liệu thống kê, toàn tỉnh hiện có: ỘKhâu làm đất: Có 816 máy cày, trong đó loại trên 12 mã lực 58 cái, loại bằng và dưới 12 mã lực là 758 cái; Khâu chăm sóc: Gồm có 7.086 máy bơm nước các loại, 1.264 bình phun thuốc; Máy xay xát: 4.866 cái; Máy nghiền thức ăn gia súc: 1.473 cái; Máy nghiền thức ăn thủy sản: 28 cáiỢ [28; tr.4].

Một số hạn chế: Cơ khắ hóa nông nghiệp của tỉnh trong những năm qua mới tập trung chủ yếu trong trồng trọt mà ở 2 khâu làm đất và chăm sóc là chắnh. Song số lượng máy ắt, tỷ lệ diện tắch gieo trồng được cơ giới hóa khâu làm đất còn thấp. Các khâu khác, đặc biệt là trong chăn nuôi chưa được quan tâm. Khâu chăm sóc chủ yếu tưới nước bằng các loại máy bơm thông thường. Đã đưa vào sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước nhưng còn ắt và lẻ tẻ trong một vài trang trại. Các thiết bị sau thu hoạch sơ chế, bảo quản, chế biến mới chỉ sử dụng một số máy thông thường như: Máy tuốt lúa chạy bằng mô tơ, máy xay xát, máy nghiền. Các loại máy tiên tiến, hiện đại chưa được áp dụng. Việc đưa cơ khắ hóa mới chỉ là tự phát trong nông hộ, trang trại. Các trung tâm, trạm trại, doanh nghiệp, đơn vị chuyển giao khoa học kỹ thuật của tỉnh chưa được quan tâm đầu tư.

Những năm gần đây, hình ảnh con trâu đi trước cái cày theo sau đang dần ắt đi trên những cánh đồng ở Vĩnh Phúc, thay vào đó là máy làm đất, thu hoạch và chế biến nông sản. Tỉnh đã và đang tắch cực đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, góp phần giảm sức lao động, chi phắ và tăng năng suất, thu nhập cho người nông dân. Được sự hỗ trợ về vốn và lãi suất, bà con trong tỉnh đã chủ động mua máy nông nghiệp phục vụ sản xuất. Ở một số huyện như Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch và thị xã Phúc Yên, số lượng các loại máy

nông nghiệp ngày càng tăng nhất là máy cày, bừa nhỏ với ưu điểm gọn nhẹ, di chuyển dễ dàng, không ảnh hưởng đến đường sá, bờ ruộng của người dân.

ỘHiện nay trên địa bàn tỉnh có 824 công trình thủy lợi (383 trạm bơm, 411 hồ các loại ). Đã cải tạo 6/6 trạm bơm lớn, 1/3 số trạm bơm nhỏ đã được cải tạo, nâng cấp, các trạm bơm còn lại đều được duy trì bảo dưỡng thường xuyên để phục vụ sản xuất; 100% các hồ đập lớn và khoảng 100 hồ nhỏ đã được đầu tư cải tạo. Đã chủ động tưới cho 4500/5300 ha vùng khó khăn về nguồn nước. Hết năm 2011 đã kiên cố hóa xong toàn bộ kênh loại I, cơ bản xong kênh loại II và trên 30% kênh loại IIIỢ [29; tr.11].

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh vĩnh phúc trong những năm 1997 2011 (Trang 50)