Nhà nước cung ứng các yếu tố quan trọng trong hoạt động

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh vĩnh phúc trong những năm 1997 2011 (Trang 74)

nông nghiệp, thực sự đổi mới cơ chế quản lý

ỘGiai đoạn 2001 - 2008, mức đầu tư từ ngân sách cho nông - lâm nghiệp - thuỷ sản khoảng 1.088,474 tỷ đồng; trong đó từ ngân sách tỉnh 714,704 tỷ đồng, từ ngân sách trung ương 373,77 tỷ đồng.

- Đầu tư cho nông nghiệp: 69,452 tỷ đồng, trong đó từ ngân sách tỉnh 63,768 tỷ đồng, từ ngân sách Trung ương 5,684 tỷ đồng.

- Đầu tư cho thủy lợi: 867,352 tỷ đồng, trong đó từ ngân sách tỉnh 573,151 tỷ đồng, từ ngân sách trung ương 294,201 tỷ đồng.

- Đầu tư cho phát triển nông thôn: 74,292 tỷ đồng, trong đó từ ngân sách tỉnh 17,934 tỷ đồng, từ ngân sách trung ương 56,358 tỷ đồngỢ [32; tr.88]. Nhìn chung, vốn đầu tư trực tiếp cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh; khả năng tự đầu tư trong nông dân còn hạn chế do thu nhập của nông dân mới chỉ có thể cải thiện đời sống, chưa có tắch luỹ. Mặt khác, việc vay vốn của nông dân tại các ngân hàng trên thực tế là rất khó khăn, nhiều thủ tục rất khó thực hiện đối với nông dân nghèo, ảnh hưởng đến quá trình đầu tư, phát triển sản xuất của các thành phần kinh tế.

Có thể thấy, nhà nước đã cung ứng cho nông nghiệp số vốn tương đối lớn nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh: ỘTừ năm 2004 đến nay, tỉnh

đã ban hành nhiều chắnh sách về miễn giảm thủy lợi phắ cho nông dân, trong đó từ năm 2004 thực hiện miễn thuỷ lợi phắ vụ đông, giảm 50% thủy lợi phắ vụ chiêm và vụ mùa cho các hộ nông dân sử dụng nước vào sản xuất trồng trọt, cho thấy đây là một chắnh sách hợp lòng dân, đối tượng được hưởng lợi là người nông dân chiếm 80% dân số toàn tỉnh. Từ năm 2007 miễn 100% thủy lợi phắ. Các chắnh sách này đã góp phần tắch cực ổn định tình hình chắnh trị - xã hội ở khu vực nông thôn nói riêng và toàn tỉnh nói chung, giúp nông dân đẩy mạnh chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về đời sống giữa nông thôn và thành thị, giữa người lao động làm nông nghiệp với người lao động trong các lĩnh vực khác, góp phần xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trong thời gian quaỢ [33; tr.80].

Ở Phú Thọ, giai đoạn 2007 - 2010, đã có 38 đề án, dự án khoa học trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thủy sản được hỗ trợ với kinh phắ 19,516 tỷ đồng. Với những chắnh sách khuyến khắch, hỗ trợ, ưu đãi phù hợp, chương trình phát triển cây đỗ tương trên địa bàn toàn tỉnh đã được bà con nông dân hưởng ứng, tổng diện tắch gieo trồng ước đạt 2.972 ha tăng 88,96%. Dự án phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện, đến nay toàn tỉnh đã trồng được 110 ha, riêng năm 2010 trồng mới 70 ha, theo đánh giá bước đầu cây cao su sau khi trồng sinh trưởng và phát triển bình thường [35].

Hưng Yên năm 2011 hỗ trợ nông dân 50 tỷ đồng giống cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đo Hưng Yên cũng đã đề ra một số chắnh sách nhằm phát triển chăn nuôi: ỘThực hiện chủ trương khuyến khắch phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc theo quy mô trang trại với các khoản hỗ trợ sau: Hỗ trợ tiền mua con giống: 300.000đ/1 lợn nái ngoại. Cho vay không lãi suất 500.000đ/1 lợn nái ngoại (thời gian 1 năm), 300.000đ/1 lợn thịt hướng nạc (thời gian 6 tháng). Hỗ trợ toàn bộ kinh phắ tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng,Ầ và dịch tả lợn. Chương trình Ộsind hóaỢ đàn bò: Cho vay không lãi suất thời hạn 3 năm:

7.000.000đ/1 bò đực sind, 2.000.000đ/1 bò cái lai sind. Hỗ trợ sản xuất bê lai sind: 30.000đ/1 bê lai sind. Hỗ trợ kinh phắ tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng. Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa: Hỗ trợ tiền mua con giống: 3.000.000đ/con (với bò lai Hà Ấn) và 3.500.000đ/con (với bò ngoại thuần chủng). Cho vay không lãi suất thời hạn 3 năm: tối đa 10.000.000đ/con. Hỗ trợ kinh phắ thụ tinh nhân tạo và kinh phắ tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng và lở mồm long móng. Ngoài ra tỉnh đã thực hiện chủ trương hỗ trợ bù giá đàn giống gốc nhằm phát triển đàn giống gốc gia súc, gia cầm có chất lượng cao cung cấp cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh. Tiêm phòng miễn phắ một số loại Vacxin cho đàn gia súc nhằm ngăn chặn một số loại dịch bệnhỢ [38]. Những cơ chế, chắnh sách trên của tỉnh đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên.

Nhìn chung các tỉnh như Phú Thọ, Hưng Yên đều có những chắnh sách, cơ chế cũng như cung ứng các yếu tố quan trọng cho hoạt động nông nghiệp song so với Vĩnh Phúc còn hơi thấp, đầu tư vào nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2001 Ờ 2008 khoảng 63,768 tỷ đồng. điều này đã tạo điều kiện để nông nghiệp Vĩnh Phúc phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu to lớn.

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh vĩnh phúc trong những năm 1997 2011 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)