Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh vĩnh phúc trong những năm 1997 2011 (Trang 49)

nông nghiệp

Để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Quy trình sản xuất và kỹ thuật thâm canh được chuyển giao tắch cực và sâu rộng đến từng hộ nông dân. Công nghệ sinh học được áp dụng rộng rãi trong sản xuất lúa, trồng nấm ăn, trồng rau sạch và dâu tằm. ỘĐến cuối năm 2004, toàn tỉnh có hơn 50.000 hộ nông dân sử dụng chế phẩm vi sinh học nhằm làm sạch môi trường, phục vụ sản xuất, đời sống, phát triển nông nghiệp sạch, đưa giá trị kinh tế nông nghiệp tăng lên, bộ mặt nông thôn Vĩnh Phúc ngày càng khởi sắc, đời sống của các hộ nông dân được cải thiện và ngày càng nâng caoỢ [2; tr.605].

ỘGiai đoạn 2007 đến nay: Thực hiện dự án khắ sinh học do Vương Quốc Hà Lan tài trợ để hỗ trợ các hộ chăn nuôi xây bể Bioga, đến hết năm 2010 đã xây dựng được 2.485 bể Bioga tại các địa phương trong tỉnhỢ [23; tr.42].

ỘTrong những năm qua, công tác khuyến nông đã quan tâm đến các lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là những giống có ưu thế lai, đưa tỷ lệ giống lúa lai lên trên 90%, ngô lai 70%, bò lai trên 60%, lợn hướng nạc 80 - 90%Ợ [32; tr.70]. Trong trồng trọt, khuyến nông đã tập trung hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật thâm canh và đặc biệt là

chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, tập trung gieo cấy giống lúa ngắn ngày, giảm mạnh trà xuân sớm chuyển sang trà xuân muộn, tăng diện tắch lúa mùa sớm, mùa trung, tăng diện tắch cây vụ đông, phát triển các giống lúa đặc sản.

Trong chăn nuôi, công tác khuyến nông tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi gia cầm, gia súc ở các huyện thuộc tiểu vùng Tây Bắc với các chương trình chăn nuôi trọng điểm; cải tạo đàn bò, nạc hoá đàn lợn, phát triển chăn nuôi gà quy mô trang trại ở các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo và Bình Xuyên.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây trồng vật nuôi của tỉnh đòi hỏi phải áp dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ cao đặc biệt là công nghệ sinh học trong lĩnh vực sản xuất giống cây trồng vật nuôi để sản xuất ra giống có chất lượng đồng đều, sạch bệnh, đúng tiêu chuẩn, đồng thời sản xuất các nông sản phẩm có chất lượng cao như rau, hoa cao cấp, thịt chất lượng cao phục vụ nhu cầu ngày một cao của người dân.

Trên địa bàn tỉnh đã bước đầu hình thành một số khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tỉnh cho phép xây dựng như: Khu sản xuất thôn Trại Mới - Thị Trấn Gia Khánh (Bình Xuyên) với diện tắch 12,5 ha chuyên sản xuất rau; khu sản xuất thôn Bình Sơn Thượng - Thị Trấn Tam Sơn (Sông Lô) diện tắch 10 ha chuyên sản xuất rau, hoa; và khu sản xuất rau công nghệ cao xã Đại Tự (Yên Lạc) diện tắch 20 ha. Các khu sản xuất này hiện mới được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển sản xuất.

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh vĩnh phúc trong những năm 1997 2011 (Trang 49)