Hoạt động kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh vĩnh phúc trong những năm 1997 2011 (Trang 45)

Trong sản xuất nông nghiệp những năm qua, kinh tế trang trại phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô trang trại. Kinh tế trang trại đã có những đóng góp quan trọng: Giải phóng và phát triển sức sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Kinh tế trang trại đã và đang là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong nông nghiệp.

ỘNăm 2006, Vĩnh Phúc có 689 trang trại, tăng 5 lần so với năm 2000; tổng diện tắch các trang trại sử dụng 2.839 ha (bình quân mỗi trang trại có diện tắch 4,12 ha), sử dụng 2.341 lao động. Tổng doanh thu bình quân 234,9 triệu/trang trại; thu nhập bình quân 76,4 triệu/trang trại; giá trị sản xuất thu được của 01ha đất trang trại đạt 24 triệu/ha/nămỢ [1; tr.96 - 97].

ỘNăm 2009, toàn tỉnh có 1.036 trang trại (trong đó có 236 trang trại chăn nuôi, 105 trang trại nuôi trồng thủy sản, 4 trang trại lâm nghiệp, 669 trang trại kinh doanh tổng hợp và 22 trang trại kinh doanh các loại hình khác), sử dụng 3.197 ha đất nông nghiệp, tổng vốn đầu tư phát triển là 224,89 tỷ đồng (trong đó phần lớn là vốn tự có), giải quyết việc làm thường xuyên cho 5.728 lao động (bình quân 5,5 lao động/trang trại)Ợ [32; tr.72].

Năm 2010, có 1.953 trang trại đến năm 2011 còn 311 trang trại (trong đó: có 266 trang trại chăn nuôi, 13 trang trại nuôi trồng thủy sản, 2 trang trại lâm nghiệp và 30 trang trại kinh doanh tổng hợp).

Các trang trại tập trung sản xuất một số cây trồng, vật nuôi có tắnh đặc thù của địa phương; trong đó trang trại vườn đồi trồng cây lâu lăm chiếm 14,3%. Tổng số vốn của các trang trại khoảng 40 tỷ đồng. Có nhiều điển hình về phát triển trang trại có thu nhập, mặc dù đầu tư chưa lớn do thiếu vốn nhưng bình quân trang trại thu ở mức thấp cũng đạt 30 - 45 triệu đồng/năm; nhiều trang trại đầu tư lớn phát triển nuôi hàng ngàn gà công nghiệp, thả vườn, nuôi 200 - 400 con lợn ngoại, 15 - 20 con bò lai, 40 - 50 con bò sữa, các hộ tự vận động Ộdồn điền, đổi thửaỢ để cải tạo chân ruộng trũng lập trang trạiẦ đạt mức thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Nhiều trang trại ở Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam DươngẦ đầu tư nuôi hàng nghìn con gia cầm, chim cút,Ầ đem lại doanh thu 50 - 70 triệu đồng/năm.

Bảng 1: Tình hình hoạt động kinh tế trang trại năm 2009 của tỉnh Vĩnh Phúc

TT Huyện,thị, thành phố

Số trang trại

Loại hình trang trại

Diện tắch (ha) Số lao động (Người) Tổng vốn đầu tư (triệu đồng) Chăn nuôi Thuỷ sản Tổng hợp Lâm nghiệp Khác 1 Vĩnh Yên 166 16 41 108 1 204 615 46160 2 Tam Đảo 50 39 1 3 7 75 130 22309 3 Bình Xuyên 124 15 21 86 2 380 627 23607 4 Phúc Yên 76 2 74 937 385 35964 5 Yên Lạc 184 184 270 1207 25700 6 Vĩnh Tường 110 9 21 80 400 1408 27207 7 Lập Thạch 153 55 11 74 1 12 444 607 8 Sông Lô 84 53 6 25 340 413 12432 9 Tam Dương 89 47 4 38 147 336 31513 Tổng 1036 236 105 669 4 22 3197 5728 224892 Nguồn:[32; tr.72]

Có thể nói trang trại đã góp phần mở rộng diện tắch đất trồng trọt, phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập gia đình, mở ra hướng làm ăn mới, giải quyết thêm việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo. ỘTừ năm 2000 đến 2006 toàn tỉnh đã giải quyết cho 3.243 lao động ở nông thôn có việc làm qua kênh này. Nhiều trang trại đã tạo việc làm thường xuyên cho 15 - 20 lao động có thu nhập ổn địnhỢ [15; tr.172]. Kinh tế trang trại phát triển đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của Vĩnh Phúc phát triển toàn diện theo hướng gắn với thị trường.

Kinh tế trang trại đã có bước phát triển khá song chưa tương ứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, trang trại hình thành và phát triển vẫn còn mang tắnh tự phát, năng lực quản lý, tiếp nhận và ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế:

ỘVề đất đai: Do quy mô giao sử dụng đất chưa căn cứ vào lao động, tiền vốn, khả năng quản lý của chủ trang trại nên hiệu quả sử dụng chưa cao.

Vốn và lao động: Nhiều trang trại thiếu vốn đầu tư sản xuất, nhưng vốn vay cho các trang trại còn thấp; lao động trang trại chủ yếu là người địa phương, trình độ kỹ thuật còn hạn chế.

Về quản lý nhà nước: Chưa có cơ quan quản lý trang trại, các cơ quan chuyên ngành chưa đáp ứng những yêu cầu bức xúc, giúp các trang trại định hướng phát triển, hướng dẫn kỹ thuật, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, trong khi các chủ trang trại phần lớn xuất thân từ sản xuất nhỏ, hiểu biết thị trường và sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Trong sản xuất chưa nắm vững tiến bộ kỹ thuật nên sử dụng giống cây, con chưa được chọn lọc kỹ, không rõ nguồn gốc, sức cạnh tranh thấpẦ Do đó trang trại còn chậm phát triển, hiệu quả kinh tế chưa cao.

Các trang trại trên địa bàn tỉnh chưa có sự hợp tác, liên hiệp thành một hiệp hội để hỗ trợ, giúp đỡ nhau về vốn, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.

Tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm của trang trại sản xuất ra chưa nhiều, nhưng đã gặp khó khăn về tiêu thụ, thị trường giá cả chưa ổn định, tỉnh chưa có chắnh sách thu mua sản phẩm để khuyến khắch trang trại phát triển sản xuất nông lâm sản hàng hoá.

Các cơ sở chế biến thu mua và tiêu thụ sản phẩm trang trại hầu như chưa có. Khi các trang trại phát triển, sản xuất ngày càng nhiều thì việc chế biến, tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi phải được quan tâm [32; tr.72 - 73].

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh vĩnh phúc trong những năm 1997 2011 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)