Về chăn nuôi

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh vĩnh phúc trong những năm 1997 2011 (Trang 64)

Thực hiện Nghị quyết 10/NQ-TU và đề án 2103/ĐA-UB về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chăn nuôi của tỉnh được xác định là khâu đột phá, được quan tâm nhiều hơn trong chỉ đạo và đầu tư bằng các dự án cụ thể,

ngành chăn nuôi của tỉnh có bước tăng trưởng khá và có sự chuyển dịch tắch

cực. ỘTốc độ tăng giá trị sản xuất trong chăn nuôi đạt cao, giai đoạn 1996 - 2000 đạt 11,15%/năm; giai đoạn 2001 - 2009 đạt 14,11%/năm. Gắa trị sản xuất theo giá thực tế năm 2009 đạt 3.374,8 tỷ đồng; tỷ trọng ngành chăn nuôi

trong cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm 56,12%. Số lượng gia súc, gia cầm tăng kháỢ [32; tr.59].

Bảng 7: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997 - 2011 Năm Hạng mục 1997 2000 2005 2010 2011 Tăng bình quân 1997 Ờ 2011 (%) 1. Số lượng (con) Trâu 36.656 37.171 29.540 26.960 24.230 -2,4% Bò 94.183 99.326 133.580 138.700 120.660 2,0% Lợn 369.509 416.829 443.740 548.730 498.050 2,48% Gia cầm 4.559.000 5.018.400 4.840.000 7.340.000 8.460.000 6,1% + Gà 4.020.000 6.260.000 7.410.000 14,0% + Thuỷ cầm 820.000 1.080.000 1.050.000 28% 2. Sản lượng thịt hơi (tấn) Thịt trâu 692,3 1.600,8 1.864,8 28,2% Thịt bò 2.048,3 4.684 5475 27,9% Thịt lợn 21.299 24.920,8 41.942,3 63.742 64.134,8 14,36% Thịt gia cầm 12.705,5 20.034,8 20.826,2 10,65% Trứng (triệu quả) 59.466,1 221.647,4 307.469 69,5% Sữa tươi (nghìn lắt) 1.256 3.395 3.616 31,3% Nguồn: [7; tr.107], [9; tr.145], [10; tr.144]

Thể hiện cụ thể trong bảng 7: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997 - 2011 như sau:

Chăn nuôi gia súc: Đàn trâu số lượng giảm từ 36.565 con (1997) xuống còn 24.230 con (2011), tốc độ bình quân giảm 2,4%. Sản lượng thịt trâu hơi tăng mạnh từ 692,3 tấn (2005) lên 1.864 tấn (2011), tốc độ tăng bình quân 28,2%; Đàn bò số lượng tăng từ 94.183 con (1997) lên 120.660 con (2011), tốc độ tăng bình quân 2,0%. Sản lượng thịt bò hơi tăng mạnh từ 2.048,3 tấn (2005) lên 5.475 tấn (2011), tăng bình quân 27,9%; Đàn lợn số lượng tăng từ 369.509 con (1997) lên 498.050 con (2011), tốc độ tăng bình quân 2,48%. Sản lượng thịt lợn hơi tăng nhanh từ 21.299 tấn (1997) lên 64.134,8 tấn (2011), tốc độ tăng bình quân 14,36%.

Chăn nuôi gia cầm: Số lượng gia cầm tăng mạnh từ 4.559.000 con (1997) lên 8.460.000 (2011), tăng bình quân 6,1%. Số lượng gà tăng từ 4.020.000 con (2005) lên 7.410.000 con (2011), tăng bình quân 14%. Số lượng đàn thủy cầm tăng mạnh từ 820.000 con (2005) lên 1.050.000 con (2011), tốc độ tăng bình quân 28%.

Sản lượng thịt gia cầm tăng mạnh từ 12.705,5 tấn (2005) lên 20.826,2 tấn (2011), tăng bình quân 10,65%. Sản lượng trứng tăng mạnh từ 59.466,1 nghìn quả (2005) lên 307.469 nghìn quả (2011), tăng bình quân 69,5%. Sản lượng sữa tươi tăng từ 1.256 nghìn lắt (2005) lên 3.616 nghìn lắt (2011), tăng bình quân 31,3%.

Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới trong công tác giống, sản xuất thức ăn, thú y và các phương thức tổ chức sản xuất chăn nuôi mới được ứng dụng vào sản xuất. Đã hình thành những trang trại chăn nuôi chuyên canh bò sữa, bò thịt, lợn hướng nạc, gia cầm,Ầ với quy mô khá lớn; Phương thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp đang dần từng bước thay thế phương thức chăn

nuôi truyền thống, vừa giải quyết việc làm, tăng thu nhập, vừa tắch cực chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp.

Chất lượng đàn gia súc, gia cầm đã được nâng cao; nhiều giống gia súc, gia cầm mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất trên địa bàn tỉnh. Quy mô đàn trong nông hộ được mở rộng theo hướng sản xuất hàng hoá, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, cung cấp cho thị trường trong nước và nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu, từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chắnh trong nông nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh có hàng trăm trang trại chăn nuôi lợn với quy mô trung bình từ 50 - 100 con, có những trang trại nuôi lợn nái lên đến 600 con, trang trại nuôi lợn thịt hàng nghìn con (thành phố Vĩnh Yên). Có 8 trang trại chăn nuôi bò thịt, bò sữa với quy mô từ 20 - 40 con. Đối với đàn gia cầm: Các giống được đưa vào chăn nuôi chủ yếu là gà Lương Phượng, gà Tam Hoàng, gà Ross, do đó đã nâng cao được trọng lượng xuất chuồng, các giống thuỷ cầm gồm ngan PhápẦ Trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 100 trang trại gà với quy mô từ vài ngàn đến vài chục ngàn con, tập trung ở các huyện Tam Dương, Lập Thạch, Thành phố Vĩnh Yên và Thị xã Phúc Yên. Hiệu quả chăn nuôi theo hình thức này bước đầu đạt khá, đã tạo được khối lượng hàng hoá lớn, tập trung, hiện đang được hộ nông dân quan tâm đầu tư mở rộng sản xuất gắn với áp dụng kỹ thuật - công nghệ tiên tiến như chuồng lồng, làm mát, xây dựng hệ thống Biogas vừa tạo khắ đốt, vừa làm sạch môi trường.

Để bảo đảm vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, trong những năm qua tỉnh đã ban hành các chắnh sách hỗ trợ nông dân xây dựng thắ điểm các mô hình chăn nuôi tập trung, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, đường, cấp thoát nước, tường rào bảo vệ,... Quy mô mỗi khu chăn nuôi tập trung từ 10 đến 20 ha. Kết quả, năm 2008 tỉnh cho phép xây dựng 12 khu sản xuất chăn nuôi tập trung, trên địa bàn 5 huyện gồm Tam

Dương (Thanh Vân), Lập Thạch (Bàn Giản, Tử Du, Tiên Lữ, Quang Sơn), Vĩnh Tường (Lũng Hoà, Vĩnh Thịnh), Yên Lạc (Tam Hồng, Hồng Châu, Tề Lỗ và Tam Đảo (Trung tâm lâm nghiệp Tam Đảo và Nông trường Tam Đảo). Năm 2009 theo quyết định 3394/UBND-NN3 ngày 20 tháng 8 năm 2009 tỉnh cho phép xây dựng thêm 25 khu chăn nuôi tập trung trên địa bàn 6 huyện gồm Lập Thạch: 8 khu thuộc các xã Ngọc Mỹ, thị trấn Xuân Hoà, Thái Hoà, Tử Du, Vân Trục, Bắc Bình. Huyện Sông Lô 6 khu thuộc các xã Đồng Thịnh, Tam Sơn, Nhạo Sơn, Bạch Lưu, Yên Thạch và Đồng Quế. Huyện Tam Dương 2 khu thuộc các xã Hoàng Đan và Hoàng Hoa. Huyện Tam đảo 2 khu ở các xã Bồ Lý và Yên Dương. Huyện Vĩnh Tường 3 khu ở các xã Vĩnh Ninh, Bồ Sao và Bình Dương. Huyện Yên Lạc 2 khu ở các xã Nguyệt Đức và Liên Châu.

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh vĩnh phúc trong những năm 1997 2011 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)