Phú (1968 - 1996)
1.2.2.1. Thời kỳ 1968 - 1975
Ngày 26 - 1 - 1968, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 504/NQ-QH về hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú. Trong thời kỳ hợp nhất hai tỉnh, sản xuất gặp không ắt khó khăn do hậu quả chiến tranh, thiên tai... tỉnh đã chú trọng đầu tư phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh xây dựng hợp tác xã nông nghiệp bậc cao. Đến đầu năm 1971, toàn tỉnh đã có 1.064 hợp tác xã bậc cao, thu hút 98% hộ nông dân vào hợp tác xã. ỘNăm 1973, sản xuất nông nghiệp so với 1970 bị sút kém cả về diện tắch và sản lượng, hơn 8.000 ha bị ngập, lương thực quy thóc đạt 36 vạn tấn, thấp hơn kế hoạch 9 vạn tấn, cây công nghiệp đạt 89% kế hoạch, đàn trâu bò đạt 98% kế hoạchỢ [2; tr. 431].
Giai đoạn 1973 - 1975, khi Mỹ buộc phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, nhân dân Vĩnh Phú bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục sản xuất trong điều kiện hết sức khó khăn. Tỉnh đã tập trung chỉ đạo củng cố hợp tác xã nông nghiệp ở 2 khu vực đồng bằng và trung du nhằm mở rộng và tăng nhanh diện tắch gieo trồng, nâng cao năng suất và sản
lượng, đẩy mạnh thâm canh, phát triển chăn nuôi, hình thành các vùng chuyên canh theo quy hoạch như lúa, chè, thuốc lá, rau màu,Ầ
1.2.2.2. Thời kỳ 1976 - 1996
Đây là giai đoạn nhân dân Vĩnh Phú bắt tay vào xây dựng quê hương trong điều kiện mới. Tuy nhiên, hậu quả sau chiến tranh, cộng với thiên tai địch hoạ và sự thiếu thốn về vật tư, nguyên liệu đã gây không ắt khó khăn, cản trở cho việc phục hồi kinh tế, phát triển sản xuất. Cùng đó cơ chế tập trung quan liêu bao cấp là một trong những lực cản lớn khi bắt tay vào xây dựng cơ sở vật chất cho sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm 1976 - 1980, Vĩnh Phú tiến hành thực hiện kế hoạch 5 năm, tập trung đầu tư phát triển nông - lâm nghiệp, ngành kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Trong điều kiện lương thực khó khăn, Tỉnh uỷ
đã ra Nghị quyết ỘVề nhiệm vụ phát triển nông nghiệp trong ba năm (1978 - 1980) của tỉnh Vĩnh PhúỢ, trong đó đề ra nhiệm vụ hàng đầu là phát triển sản
xuất nông nghiệp, giải quyết cho được vấn đề lương thực, thực phẩm và tạo được sự chuyển biến cơ bản trong nền nông nghiệp của tỉnh theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Nhờ đó, sản xuất nông đã có những chuyển biến quan trọng: ỘSản lượng lương thực quy thóc trung bình hàng năm đạt 340.000 tấn. Các loại cây công nghiệp chè, sơn, dứa; cây hoa màu ngô, khoai, sắn
được chú trọng và đầu tư phát triển. Một số vùng sản xuất tập trung được hình
thành như vùng lúa Vĩnh Tường, vùng dứa Tam ĐảoỢ [2; tr.463].
Trong 5 năm, tỉnh đã tập trung 35% tổng số vốn đầu tư cho nông nghiệp vào công tác thuỷ lợi, huy động hàng vạn ngày công để làm mới và củng cố hàng trăm công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, chủ động tưới tiêu cho trên 70% diện tắch canh tác. Hệ thống xắ nghiệp và các xưởng cơ khắ hoạt động có hiệu quả, bình quân mỗi hợp tác xã có 5 máy động lực. Công tác cơ khắ phục
vụ sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh. Các trạm máy kéo phục vụ nông nghiệp mỗi năm cày bừa từ 30 đến 60 nghìn ha.
Năm 1981 Ban Bắ thư TW Đảng đã ra chỉ thị số 100-CT/TW ỘVề cải tiến công tác khoán mở rộng khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xãỢ. Năm 1988, Bộ Chắnh trị ra Nghị quyết số 10- NQ/TW ỘVề đổi mới quản lý trong nông nghiệpỢ. Nghị quyết 10 xác định hợp tác xã nông nghiệp là đơn vị kinh tế tự chủ, tự quản, hộ xã viên là đơn vị nhận khoán với hợp tác xã. ỘKhoán 100Ợ và ỘKhoán 10Ợ đã nhanh chóng đi vào cuộc sống của nông dân Vĩnh Phú. Từ 1981 - 1983 sản xuất nông nghiệp có bước chuyển biến khá hơn, kinh tế gia đình được chăm lo, đời sống nhân dân đỡ khó khăn. Từ 1986 trở đi, vận dụng đường lối đổi mới toàn diện và những chắnh sách khuyến khắch của Đảng và Nhà nước vào điều kiện cụ thể của tỉnh, sản xuất nông nghiệp đã phát triển khá toàn diện, nhất là lương thực. Sản lượng thóc bình quân tăng 11% so với 5 năm trước. Riêng năm 1989 được mùa, đạt sản lượng lương thực ở đỉnh cao mới. Đặc biệt thời kỳ 1991 - 1996, Vĩnh Phú tiếp tục đạt được những thành tựu rất đáng tự hào.
Nhịp độ tăng GDP bình quân 7,2% trong đó giá trị sản lượng nông nghiệp bình quân hàng năm tăng 5,2% là một tốc độ khá nhanh và đã cơ bản giải quyết được vấn đề lương thực, khắc phục được nạn đói giáp hạt, có thêm điều kiện phát triển chăn nuôi và có phần lương thực hàng hóa. Những thành tựu trong sản xuất nông nghiệp của Vĩnh Phú bắt nguồn từ một cuộc chuyển dịch, chuyển đổi to lớn từ một nền nông nghiệp quảng canh, năng suất thấp, tự cấp tự túc sang một nền nông nghiệp toàn diện, thâm canh năng suất cao và sản xuất hàng hóa. Về trồng trọt, sự chuyển đổi lớn nhất, đem lại hiệu quả cao nhất là quá trình đổi mới cơ cấu mùa vụ, đổi mới cơ cấu cây trồng, đổi mới cơ cấu giống và đi theo là đổi mới kỹ thuật canh tác theo hướng tăng diện tắch
bằng tăng vụ, thâm canh tăng năng suất, thu được hiệu quả kinh tế ngày càng cao trên đơn vị diện tắch.
ỘNhững bước ngoặt quyết định trong sản xuất lương thực là chuyển từ vụ lúa chiêm bấp bênh, năng suất thấp sang vụ lúa xuân cho năng suất cao và ổn định hơn trong thập kỷ 70. Và bắt đầu từ 1988 chuyển đổi từ vụ lúa xuân sớm, xuân chắnh vụ sang lúa xuân muộn, an toàn hơn và năng suất cao hơn. Bước ngoặt thứ hai là sự ra đời vụ đông, trong đó cây ngô đông trên đất 2 vụ lúa đã là một chìa khóa vàng, một khâu đột phá để giải quyết vấn đề lương thực cho Vĩnh Phú và cả vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ mà đi tiên phong là
hợp tác xã Hợp Thịnh (Tam Dương). Bước ngoặt thứ ba là sau ỘKhoán 10Ợ,
hộ đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, người lao động làm chủ sản xuất nên đã tạo ra một xung lực mới đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện, tạo tốc độ nhanh và ngày càng hiệu quảỢ [18; tr.118 - 120].
Từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986), cùng với sự chuyển mình của
đất nước, Vĩnh Phú đã có nhiều thay đổi quan trọng. Quán triệt các chủ
trương của Đại hội lần thứ VI của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phú lần thứ VI đã xác định những nhiệm vụ chủ yếu trong kế hoạch 5
năm 1986 - 1990 là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp,
trong đó tập trung cho sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Với quan điểm coi sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu, sản xuất lương thực là mục tiêu số một, các địa phương trong tỉnh đã tắch cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình thâm canh, nâng cao năng suất lao động, sử dụng các loại giống cây trồng có năng suất cao, đồng thời tăng cường các biện pháp kỹ thuật, từng bước chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, mở rộng
sản xuất vụ đông. Do gắn lao động với đất đai thông qua cơ chế khoán sản
Vì vậy, đã có tới 70% diện tắch cấy giống lúa mới cho năng suất cao, gần 50% diện tắch lúa chiêm xuân đã được sử dụng làm vụ đông, 30% diện tắch đất canh tác đã được gieo trồng 3 vụ. Nhờ đó sản lượng lương thực đã tăng thêm từ 3 - 4 vạn tấn mỗi năm, đảm bảo được nhu cầu lương thực cho người chăn nuôi.
Đây cũng là thời kỳ kinh tế trang trại được khuyến khắch phát triển. Nhiều hộ gia đình đã cải tạo vườn tạp, trồng các loại cây ăn quả có năng suất và hiệu quả kinh tế như nhãn, vải, hồng, xoài, naẦ Cùng với trồng trọt, chăn nuôi cũng có những chuyển biến quan trọng. Nhờ cơ chế ỘKhoán 10Ợ, đàn trâu bò tăng nhanh. Trong các năm 1988 - 1989, đàn trâu bò có khoảng trên
68.000 con đã tăng lên 77.000 con (1993). Đàn lợn cũng tăng lên đáng kể từ
trên 18.000 con (1989) lên trên 281.000 con (1993). Trong những năm đầu thực hiện đổi mới, Vĩnh Phú đã phát triển nhanh, theo hướng chuyển đổi vật nuôi, thắch nghi với cơ chế thị trường, góp phần tạo công ăn việc làm, mang lại nguồn thu nhập cao cho người lao động.
Trong 10 năm đầu của thời kỳ đổi mới, quá trình xây dựng cơ sở hạ
tầng diễn ra với tốc độ nhanh. Phần lớn các công trình công cộng, kiên cố của các địa phương trong toàn tỉnh như thuỷ lợi, trường học, trạm điện, đường giao thông được xây dựng trong thời kỳ này. Với vị trắ địa lý và các điều kiện tự nhiên thuận lợi, Vĩnh Phú có tiềm năng lớn để thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển toàn diện, bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và dịch vụ, đồng thời mở rộng giao lưu văn hoá - xã hội trong và ngoài nước. Tuy vậy, sau 10 năm đổi mới, Vĩnh Phú vẫn là tỉnh nghèo, với xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, GDP bình quân đầu người chỉ bằng 48% so với bình quân chung của cả nước. Kinh tế hàng hoá phát triển chậm. Sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ yếu, chiếm 52.5% giá trị GDP toàn tỉnh, 90% dân số vẫn sống tập trung ở nông thôn.
Tiểu kết chương 1
Là một trong những trung tâm sinh tụ của người Việt cổ cách đây vài ngàn năm về trước, nay lại nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vĩnh Phúc là tỉnh có vị trắ địa lý thuận lợi, có tiềm năng và lợi thế cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội, lại có truyền thống lịch sử lâu đời và hào hùng. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, nhân dân trong tỉnh luôn có lòng tin sắc son vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, phấn đấu xây dựng quê hương ngày một giàu mạnh và phồn vinh hơn. Truyền thống lịch sử đó không những thể hiện trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm mà còn thể hiện trong thời kỳ đổi mới của đất nước ta. Tỉnh Vĩnh Phúc không giàu tài nguyên thiên nhiên, nhưng tỉnh có vị trắ địa lý thuận lợi, có nguồn lao động dồi dào, có hệ thống giao thông và cơ sở vật chất khá phát triểnẦ điều này tạo thuận lợi cho tỉnh phát triển kinh tế phát triển, thuận lợi trong hoạch định các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển nông nghiệp nhằm đưa nông nghiệp chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, tạo nền tảng vững chắc cho những bước phát triển tiếp theo của tỉnh Vĩnh Phúc, đưa Vĩnh Phúc sớm trở thành thành phố công nghiệp vào năm 2020.
Chương 2
TÌNH HÌNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM 1997 Ờ 2011