Thời kỳ tỉnh Vĩnh Phúc chưa sáp nhập với tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh vĩnh phúc trong những năm 1997 2011 (Trang 25)

Sau khi tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập (2 - 1950) đã cùng với cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân trong tỉnh vừa sản xuất vừa chiến đấu, đáp ứng nhu cầu của cuộc kháng chiến. Về kinh tế, để khắc phục khó khăn về lương thực giảm sút do tình hình chiến sự ngày càng lan rộng và ác liệt trên địa bàn tỉnh, tháng 7 - 1950, Tỉnh ủy đã mở cuộc vận động tăng gia sản xuất cứu đói rộng rãi trong quần chúng nhân dân, động viên

các cấp, các ngành thực hiện tự cung, tự cấp. Để tạo điều kiện cho nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất, trong năm 1950 quỹ tắn dụng của tỉnh đã cho dân nghèo vay 753.000 đồng mua sắm nông cụ và sức kéo. Đồng thời, tỉnh còn đưa nhiều giống lúa, trâu bò vào vùng tạm chiếm và các vùng bị thiên tai ven sông Đáy, sông Lô để phục hồi sản xuất, các hệ thống nông giang và đập nước ở Liễn Sơn, Đồng Quế, Tam Sơn, Ngọc Liễn (Lập Thạch) được tu sửa lại để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất .

Năm 1951, toàn tỉnh đã thi hành chắnh sách giảm tô, chia cấp cho nông dân nghèo. Cùng với việc cấp ruộng đất, chắnh quyền còn cung cấp vốn, giống, trâu bò, nông cụ cho nông dân nghèo sản xuất. Từ giữa năm 1951, khi

thực dân Pháp lập vành đai trắng từ Lập Thạch đến Đa Phúc, chắnh quyền địa

phương đã cho nhân dân lấn vành đai trở về quê cũ, tiến hành sản xuất, đấu tranh với địch. ỘTắnh chung trong 4 năm (1950 - 1953), Vĩnh Phúc (chưa có số liệu của huyện Lập Thạch và Tam Dương) đã tạm cấp, tạm giao 39.125 mẫu ruộng cho 18.534 gia đình gồm 67.335 nhân khẩuỢ [2; tr.233].

Đến giữa tháng 10 - 1955, công cuộc cải cách ruộng đất trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành, mặc dù trong cải cách có nhiều gay go phức tạp, địch ra sức phá hoại bằng mọi cách, nhưng ta vẫn thu được thắng lợi. ỘKết thúc cải cách ruộng đất, toàn tỉnh đã tịch thu, trưng thu, trưng mua 22.055 ha ruộng đất; 13.125 con trâu bò; 5.838 căn nhà các loại; 71.055 nông cụ và 634 tấn lương thực. Số ruộng đất đã thu được chia cho 40.883 hộ nông dân lao độngỢ [2; tr.266].

ỘNăm 1959, sản xuất nông nghiệp của tỉnh được mùa lớn, tổng sản lượng lương thực đạt 229.974 tấn, trong đó đạt 200.749 tấn thóc. Chăn nuôi của tỉnh bước đầu phát triển, giá trị chăn nuôi năm 1960 so với năm 1957 bằng 123,53%, tốc độ tăng bình quân thời kỳ cải tạo là 7,3%Ợ [2; tr.285]. Tắnh

đến năm 1960, công cuộc xây dựng hợp tác hoá nông nghiệp, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể đã cơ bản hoàn thành trên địa bàn Vĩnh Phúc.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần II năm 1961 đã cụ thể hoá phương

hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh trong giai đoạn mới như sau: Ra sức phát triển nông nghiệp toàn diện, đồng thời phát triển công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp phục vụ nông nghiệp, tăng cường thương nghiệp hợp tác xã; hoàn thành công cuộc cải cách xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư doanh. Phấn đấu đưa một số hợp tác xã đủ điều kiện lên bậc cao.

Về sản xuất nông nghiệp, ỘTrong 2 năm 1961 - 1962, bình quân tăng hàng năm là 7,3% giá trị sản lượng.... Đi sâu từng ngành tăng bình quân hàng năm: Trồng trọt 10,5%; chăn nuôi 4%; lâm nghiệp 25,8%; riêng cây lương thực cả ba chỉ tiêu là diện tắch, năng suất, sản lượng đều tăng đáng kể. Tổng sản lượng lương thực quy ra thóc năm 1962 tăng hơn năm 1960 là 33.780 tấnỢ [2; tr.301]. Bên cạnh đó, công tác khai hoang, phục hoá cũng được tỉnh đẩy mạnh, tắnh đến năm 1965 đã khai hoang được 59.732 mẫu, nâng diện tắch bình quân toàn tỉnh lên 4 sào/1 người.

Năm 1963, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh dẫn đầu toàn miền Bắc về sản xuất lương thực, trồng cây, làm thuỷ lợi và phong trào hợp tác hoá nông nghiệp. Năm 1964 tổng sản lượng lương thực quy thóc cả năm đạt 256.740 tấn,

vượt kế hoạch 4,39%, là năm có tổng sản lượng cao nhất kể từ khi hoà bình lập

lại. Vĩnh Phúc là địa phương dẫn đầu toàn miền Bắc về năng suất lúa với 4.352 kg/ha. Nhiều hợp tác xă có năng suất bình quân trên 6000 kg/ha.

Từ năm 1965, nhân dân Vĩnh Phúc và nhân dân miền Bắc lại phải đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Phát triển kinh tế trong điều kiện chiến tranh là yêu cầu rất quan trọng đặt ra lúc bấy giờ. Năm

người lao động gắn bó chặt chẽ hơn với sản phẩm làm ra. Chắnh sách khoán trong nông nghiệp - một hướng đi mới được triển khai đã mở lối cho nông nghiệp Vĩnh Phúc phát triển. Nhờ đó, trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng sản xuất vẫn được duy trì và giành nhiều kết quả khả quan, nhiều huyện và xã đạt năng suất trên 5 tấn/ha, một số hợp tác xã đạt trên 7 tấn/ha. Tổng kết năm 1967, toàn tỉnh có 75% số hợp tác xã thực hiện ỘKhoán hộỢ và đã thu được thắng lợi đáng kể: Tổng sản lượng qui thóc năm 1967 đạt 222.000 tấn tăng 4.000 tấn so với năm 1966.

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh vĩnh phúc trong những năm 1997 2011 (Trang 25)