Phát triển kinh tế hộ gia đình làm cơ sở để phát triển

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh vĩnh phúc trong những năm 1997 2011 (Trang 76)

Kinh tế hộ có vị trắ, vai trò rất quan trọng, tác động ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là đến phát triển ngành nông nghiệp. Kinh tế hộ sản xuất ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của gia đình và xã hội, sử dụng các nguồn lực đất đai, lao động, vốn và tư liệu sản xuất, phát huy mọi khả năng để sản xuất ra của cải vật chất và giá trị tinh thần, tăng tắch luỹ, làm giàu cho gia đình và cho xã hội. Sự tồn tại và phát triển kinh tế hộ là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát triển kinh tế, kinh tế hộ là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở ở nông thôn. Thông

qua các hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh tế nông hộ đã thể hiện rõ vai trò là một bộ phận kinh tế quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp nông thôn, là nhân tố quyết định tới sự phát triển ngành nông n g h i ệnói riêng và kinh tế nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung

Từ khi chuyển đổi nền kinh tế thị trường, hộ nông dân trở thành đơn vị sản xuất năng động, tự chủ trong sản xuất. Có quyền quyết định từ: Đầu tư sản xuất, loại sản phẩm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát huy mọi khả năng lao động, tiền vốn. Tỷ lệ hộ khá và giàu khu vực nông nghiệp đang tăng lên, số hộ nghèo giảm nhiều, trung bình từ 2 - 3%/năm thông qua các chương trình hỗ trợ việc làm, chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi. Trong khu vực nông thôn, tỷ lệ số hộ làng nghề, có nghề của tỉnh chưa cao, thu nhập của người lao động làng nghề thường cao hơn lao động nông nghiệp từ 3 - 4 lần.

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá: Các hộ gia đình còn bộc lộ nhiều hạn chế, họ không thể tự vươn lên để độc lập hoàn toàn mà cần đến vai trò của hợp tác xã nông nghiệp ở các khâu thuỷ nông, bảo vệ thực vật, chế biến tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới và tăng cường cơ giới hoá trong các khâu sản xuất.

Bảng 8: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo thành phần kinh tế cá thể tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997 - 2011 ( giá cố định năm 1994)

Đơn vị: Giá trị: (triệu đồng), cơ cấu (%)

Hạng mục Khu vực kinh tế trong nước Cá thể

Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu

Năm 1997 1.085.058 100,0 360.973 33,3

Năm 2005 1.614.161 100,0 547.381 33,9

Năm 2010 2.346.289 100,0 1.069.774 45,6 Năm 2011 2.384.099 100,0 1.144.443 48,0

Có thể thấy, giá trị sản xuất nông nghiệp theo thành phần kinh tế cá thể ngày càng cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp khu vực kinh tế trong nước, từ 360.973 triệu đồng (1997) lên 1.144.443 triệu đồng (2011), tăng 783.470 triệu đồng, năm 2011 gấp 3,2 lần năm 1997. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp thành phần kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong khu vực kinh tế trong nước, tăng từ 33,3% (1997) lên 48,0% (2011). Phát triển kinh tế hộ gia đình là bước đi đúng đắn trong nông nghiệp Vĩnh Phúc, tạo cơ sở để phát triển nông nghiệp.

3.1.3. Nông nghiệp Vĩnh Phúc xác lập được các vùng chuyên canh hợp lý, phát huy được thế mạnh của từng vùng

Việc xác định được các vùng chuyên canh hợp lý sẽ tạo điều kiện để phát huy thế mạnh của từng vùng. Vì thế mà các cấp chắnh quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều chủ trương, chắnh sách trong việc hình thành các vùng chuyên canh để phù hợp với điều kiện từng vùng. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp gồm 3 vùng chắnh như sau:

Vùng nông nghiệp miền núi: Tập trung phát triển chăn nuôi, phát triển cây ăn quả, trang trại tổng hợp. Khuyến khắch trồng cây thức ăn gia súc, cây dược liệu, cây có củ đặc sản, cải tạo giống và phát triển một số cây ăn quả. Tập trung xây dựng các mô hình chăn nuôi bò thịt, bò sữa, lợn siêu nạc, gà công nghiệpẦ dưới tán cây ăn quảẦ

Vùng nông nghiệp đô thị: Hình thành các trang trại đa mục đắch và hệ thống các vườn cây tại các vùng trong và lân cận thành phố nhằm phát triển 6 loại hình sau: Nông nghiệp xanh, nông nghiệp phuc vụ khách sạn, nông nghiệp thu ngoại tệ, nông nghiệp du lịch, nông nghiệp an dưỡng, nông nghiệp sinh thái. Tập trung phát triển các loại cây lương thực, rau, hoa quả chất lượng cao. Khuyến khắch nuôi các con đặc sản quy mô nhỏ theo công nghệ cao.

Vùng nông nghiệp thâm canh cao ở vùng đồng bằng: Tập trung phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm trên cơ sở đẩy nhanh thâm canh cây lúa, ngô đạt năng suất cao, hình thành các vùng lúa chất lượng cao, vùng thâm canh lúa lai cao sản, vùng dâu tằm các loại và cỏ thâm canh phục vụ chăn nuôi. Phát triển và mở rộng mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, lợn siêu nạc, gà quy mô hộ và trang trại.

Tổ chức sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường; hình thành một số cụm, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp chắnh xác để tạo khối lượng nông sản hàng hóa lớn, có chất lượng caoẦ Quan tâm đầu tư xây dựng vùng sản xuất rau quả sạch, an toàn và cây cảnh cung cấp tiêu dùng và chế biến cho thị trường Hà Nội và các tỉnh, thành.

3.2. VAI TRÒ CỦA KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM 1997 - 2011

3.2.1. Đáp ứng được yêu cầu lương thực - thực phẩm, nâng cao đời sống nhân dân, đóng góp vào nguồn dự trữ quốc gia đảm bảo an ninh lương thực

Trong những năm qua mặc dù còn có những khó khăn về thời tiết (hạn hán, lũ lụt, ngập úng, mưa đáẦ) nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh, các ban ngành có liên quan, cùng với sự nỗ lực của nhân dân, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều biện pháp khắc phục, giảm nhẹ thiên tai, đẩy mạnh công tác thủy lợi, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phân vùng sản xuất,Ầ Vì vậy mà đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, đáp ứng được yêu cầu lương thực - thực phẩm trong tỉnh, đời sống nhân dân được cải thiện, đóng góp vào nguồn dự trữ quốc gia đảm bảo an ninh lương thực. Đồng thời sử dụng lao động, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ nông dân. Sản lượng, năng suất lương thực có hạt (lúa, ngô) và các cây thực phẩm (đậu các loại, rau các loại) liên tục tăng qua

các năm. Vắ dụ năm 1997 sản lượng lúa đạt 242.811 tấn, ngô đạt 60.324 tấn, rau cá loại đạt 90.829 tấn đến năm 2011 sản lượng đều tăng tương ứng là 335.700 tấn, 69.800 tấn, 124.645,8 tấn (xem thêm bảng 2,3, 5...)

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh vĩnh phúc trong những năm 1997 2011 (Trang 76)