Giá trị sản phẩm nông nghiệp thấp

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh vĩnh phúc trong những năm 1997 2011 (Trang 71)

Nông nghiệp Vĩnh Phúc quy mô sản xuất còn nhỏ bé, chủ yếu theo hình thức hộ gia đình chưa có nhiều trang trại quy mô: ỘNăm 2011 có 311 trang trạiỢ [10; tr.166], chủ yếu là trang trại chăn nuôi (266 trang trại), trang trại hình thành và phát triển vẫn còn mang tắnh tự phát, tổng vốn đầu tư trang trại năm 2009 đạt 224.892 triệu đồng, năng lực quản lý và ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp, sức cạnh tranh trên thị trường vì thế chưa cao.

2.4.4. Thị trường còn hạn hẹp

Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra chủ yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân trong tỉnh, ngoài ra còn tiêu thụ tại thị trường Hà Nội và một số tỉnh phắa Bắc. Thị trường nước ngoài còn hạn hẹp, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc. Sức mua hạn chế của thị trường vùng nông thôn còn là yếu tố kìm hãm sự phát triển thị trường phát triển nông sản của tỉnh. Thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp do hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp còn yếu, vốn ắt, mới chỉ thực hiện được một số khâu dịch vụ như thuỷ lợi, điện, bảo vệ sản xuấtẦ chưa tổ chức được dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước chưa quan tâm đến công tác này, nên việc tiêu thụ nông sản hàng hoá trên địa bàn tỉnh có vai trò quan trọng của các Ộthương láiỢ trong tỉnh.

Thời gian gần đây, do sản xuất phát triển, khối lượng nông sản hàng hoá ngày càng tăng, ngoài việc cung cấp cho nhu cầu trong tỉnh, còn tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu tiểu ngạch. Vì vậy, các thành phần kinh tế đều đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản. Bước đầu tỉnh đã có chắnh sách khuyến khắch, tạo điều kiện để các hộ tư thương làm dịch vụ tiêu thụ nông sản hàng hoá cho nông dân, đây chắnh là cầu nối quan trọng giữa người sản xuất với người tiêu dùng, góp phần mở rộng thị trường. Hoạt động trao đổi hàng hoá khá sôi động, đã vươn ra nhiều tỉnh trong cả nước và nước ngoài.

Tiểu kết chương 2

Sản xuất nông nghiệp của Vĩnh Phúc những năm gần đây đã đạt được những kết quả quan trọng và đang dần từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá; tỷ trọng chăn nuôi tăng nhanh so với bình quân chung cả nước. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất. Bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung; nhiều mô

hình sản xuất có hiệu quả. Năng suất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi không ngừng tăng, góp phần nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tắch đất canh tác. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, bước đầu đã hình thành các vùng thâm canh lúa hàng hóa, rau quả hàng hóa, vùng trồng cây ăn quảẦ Ngành chăn nuôi đã khai thác được lợi thế của tỉnh, phát triển chăn nuôi lợn, gà theo hướng sản xuất hàng hóa, do đó tỷ trọng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc diễn ra trên diện rộng và trên nhiều lĩnh vực như chuyển dịch giữa trồng trọt và chăn nuôi, chuyển dịch mùa vụ, chuyển đổi cây trồng vật nuôi,Ầ chắnh điều này đã làm cho sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao trong những năm qua. Có thể thấy thế mạnh của nông nghiệp Vĩnh Phúc đó là sự kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, phù hợp với điều kiện đất đai, địa hình của tỉnh.

Tuy nhiên, nông nghiệp Vĩnh Phúc chưa thực sự phát triển theo chiều sâu, chưa có sản phẩm chủ lực; khối lượng sản phẩm còn ắt; sản phẩm chưa có thương hiệu riêng, chất lượng và sức cạnh tranh không cao. Ruộng đất manh mún, quy mô sản xuất nhỏ lẻ,... những hạn chế này cần khắc phục trong quá trình phát triển nông nghiệp những năm tới để đưa nông nghiệp Vĩnh Phúc phát triển và phát huy được thế mạnh của mình.

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM 1997 - 2011

3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM 1997 - 2011 TRONG NHỮNG NĂM 1997 - 2011

3.1.1. Nhà nước cung ứng các yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh tế nông nghiệp, thực sự đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, thực sự đổi mới cơ chế quản lý

ỘGiai đoạn 2001 - 2008, mức đầu tư từ ngân sách cho nông - lâm nghiệp - thuỷ sản khoảng 1.088,474 tỷ đồng; trong đó từ ngân sách tỉnh 714,704 tỷ đồng, từ ngân sách trung ương 373,77 tỷ đồng.

- Đầu tư cho nông nghiệp: 69,452 tỷ đồng, trong đó từ ngân sách tỉnh 63,768 tỷ đồng, từ ngân sách Trung ương 5,684 tỷ đồng.

- Đầu tư cho thủy lợi: 867,352 tỷ đồng, trong đó từ ngân sách tỉnh 573,151 tỷ đồng, từ ngân sách trung ương 294,201 tỷ đồng.

- Đầu tư cho phát triển nông thôn: 74,292 tỷ đồng, trong đó từ ngân sách tỉnh 17,934 tỷ đồng, từ ngân sách trung ương 56,358 tỷ đồngỢ [32; tr.88]. Nhìn chung, vốn đầu tư trực tiếp cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh; khả năng tự đầu tư trong nông dân còn hạn chế do thu nhập của nông dân mới chỉ có thể cải thiện đời sống, chưa có tắch luỹ. Mặt khác, việc vay vốn của nông dân tại các ngân hàng trên thực tế là rất khó khăn, nhiều thủ tục rất khó thực hiện đối với nông dân nghèo, ảnh hưởng đến quá trình đầu tư, phát triển sản xuất của các thành phần kinh tế.

Có thể thấy, nhà nước đã cung ứng cho nông nghiệp số vốn tương đối lớn nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh: ỘTừ năm 2004 đến nay, tỉnh

đã ban hành nhiều chắnh sách về miễn giảm thủy lợi phắ cho nông dân, trong đó từ năm 2004 thực hiện miễn thuỷ lợi phắ vụ đông, giảm 50% thủy lợi phắ vụ chiêm và vụ mùa cho các hộ nông dân sử dụng nước vào sản xuất trồng trọt, cho thấy đây là một chắnh sách hợp lòng dân, đối tượng được hưởng lợi là người nông dân chiếm 80% dân số toàn tỉnh. Từ năm 2007 miễn 100% thủy lợi phắ. Các chắnh sách này đã góp phần tắch cực ổn định tình hình chắnh trị - xã hội ở khu vực nông thôn nói riêng và toàn tỉnh nói chung, giúp nông dân đẩy mạnh chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về đời sống giữa nông thôn và thành thị, giữa người lao động làm nông nghiệp với người lao động trong các lĩnh vực khác, góp phần xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trong thời gian quaỢ [33; tr.80].

Ở Phú Thọ, giai đoạn 2007 - 2010, đã có 38 đề án, dự án khoa học trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thủy sản được hỗ trợ với kinh phắ 19,516 tỷ đồng. Với những chắnh sách khuyến khắch, hỗ trợ, ưu đãi phù hợp, chương trình phát triển cây đỗ tương trên địa bàn toàn tỉnh đã được bà con nông dân hưởng ứng, tổng diện tắch gieo trồng ước đạt 2.972 ha tăng 88,96%. Dự án phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện, đến nay toàn tỉnh đã trồng được 110 ha, riêng năm 2010 trồng mới 70 ha, theo đánh giá bước đầu cây cao su sau khi trồng sinh trưởng và phát triển bình thường [35].

Hưng Yên năm 2011 hỗ trợ nông dân 50 tỷ đồng giống cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đo Hưng Yên cũng đã đề ra một số chắnh sách nhằm phát triển chăn nuôi: ỘThực hiện chủ trương khuyến khắch phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc theo quy mô trang trại với các khoản hỗ trợ sau: Hỗ trợ tiền mua con giống: 300.000đ/1 lợn nái ngoại. Cho vay không lãi suất 500.000đ/1 lợn nái ngoại (thời gian 1 năm), 300.000đ/1 lợn thịt hướng nạc (thời gian 6 tháng). Hỗ trợ toàn bộ kinh phắ tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng,Ầ và dịch tả lợn. Chương trình Ộsind hóaỢ đàn bò: Cho vay không lãi suất thời hạn 3 năm:

7.000.000đ/1 bò đực sind, 2.000.000đ/1 bò cái lai sind. Hỗ trợ sản xuất bê lai sind: 30.000đ/1 bê lai sind. Hỗ trợ kinh phắ tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng. Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa: Hỗ trợ tiền mua con giống: 3.000.000đ/con (với bò lai Hà Ấn) và 3.500.000đ/con (với bò ngoại thuần chủng). Cho vay không lãi suất thời hạn 3 năm: tối đa 10.000.000đ/con. Hỗ trợ kinh phắ thụ tinh nhân tạo và kinh phắ tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng và lở mồm long móng. Ngoài ra tỉnh đã thực hiện chủ trương hỗ trợ bù giá đàn giống gốc nhằm phát triển đàn giống gốc gia súc, gia cầm có chất lượng cao cung cấp cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh. Tiêm phòng miễn phắ một số loại Vacxin cho đàn gia súc nhằm ngăn chặn một số loại dịch bệnhỢ [38]. Những cơ chế, chắnh sách trên của tỉnh đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên.

Nhìn chung các tỉnh như Phú Thọ, Hưng Yên đều có những chắnh sách, cơ chế cũng như cung ứng các yếu tố quan trọng cho hoạt động nông nghiệp song so với Vĩnh Phúc còn hơi thấp, đầu tư vào nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2001 Ờ 2008 khoảng 63,768 tỷ đồng. điều này đã tạo điều kiện để nông nghiệp Vĩnh Phúc phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu to lớn.

3.1.2. Phát triển kinh tế hộ gia đình làm cơ sở để phát triển nông nghiệp Kinh tế hộ có vị trắ, vai trò rất quan trọng, tác động ảnh hưởng lớn Kinh tế hộ có vị trắ, vai trò rất quan trọng, tác động ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là đến phát triển ngành nông nghiệp. Kinh tế hộ sản xuất ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu của gia đình và xã hội, sử dụng các nguồn lực đất đai, lao động, vốn và tư liệu sản xuất, phát huy mọi khả năng để sản xuất ra của cải vật chất và giá trị tinh thần, tăng tắch luỹ, làm giàu cho gia đình và cho xã hội. Sự tồn tại và phát triển kinh tế hộ là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát triển kinh tế, kinh tế hộ là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở ở nông thôn. Thông

qua các hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh tế nông hộ đã thể hiện rõ vai trò là một bộ phận kinh tế quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp nông thôn, là nhân tố quyết định tới sự phát triển ngành nông n g h i ệnói riêng và kinh tế nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung

Từ khi chuyển đổi nền kinh tế thị trường, hộ nông dân trở thành đơn vị sản xuất năng động, tự chủ trong sản xuất. Có quyền quyết định từ: Đầu tư sản xuất, loại sản phẩm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát huy mọi khả năng lao động, tiền vốn. Tỷ lệ hộ khá và giàu khu vực nông nghiệp đang tăng lên, số hộ nghèo giảm nhiều, trung bình từ 2 - 3%/năm thông qua các chương trình hỗ trợ việc làm, chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi. Trong khu vực nông thôn, tỷ lệ số hộ làng nghề, có nghề của tỉnh chưa cao, thu nhập của người lao động làng nghề thường cao hơn lao động nông nghiệp từ 3 - 4 lần.

Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá: Các hộ gia đình còn bộc lộ nhiều hạn chế, họ không thể tự vươn lên để độc lập hoàn toàn mà cần đến vai trò của hợp tác xã nông nghiệp ở các khâu thuỷ nông, bảo vệ thực vật, chế biến tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới và tăng cường cơ giới hoá trong các khâu sản xuất.

Bảng 8: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo thành phần kinh tế cá thể tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1997 - 2011 ( giá cố định năm 1994)

Đơn vị: Giá trị: (triệu đồng), cơ cấu (%)

Hạng mục Khu vực kinh tế trong nước Cá thể

Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu

Năm 1997 1.085.058 100,0 360.973 33,3

Năm 2005 1.614.161 100,0 547.381 33,9

Năm 2010 2.346.289 100,0 1.069.774 45,6 Năm 2011 2.384.099 100,0 1.144.443 48,0

Có thể thấy, giá trị sản xuất nông nghiệp theo thành phần kinh tế cá thể ngày càng cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp khu vực kinh tế trong nước, từ 360.973 triệu đồng (1997) lên 1.144.443 triệu đồng (2011), tăng 783.470 triệu đồng, năm 2011 gấp 3,2 lần năm 1997. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp thành phần kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong khu vực kinh tế trong nước, tăng từ 33,3% (1997) lên 48,0% (2011). Phát triển kinh tế hộ gia đình là bước đi đúng đắn trong nông nghiệp Vĩnh Phúc, tạo cơ sở để phát triển nông nghiệp.

3.1.3. Nông nghiệp Vĩnh Phúc xác lập được các vùng chuyên canh hợp lý, phát huy được thế mạnh của từng vùng

Việc xác định được các vùng chuyên canh hợp lý sẽ tạo điều kiện để phát huy thế mạnh của từng vùng. Vì thế mà các cấp chắnh quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều chủ trương, chắnh sách trong việc hình thành các vùng chuyên canh để phù hợp với điều kiện từng vùng. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp gồm 3 vùng chắnh như sau:

Vùng nông nghiệp miền núi: Tập trung phát triển chăn nuôi, phát triển cây ăn quả, trang trại tổng hợp. Khuyến khắch trồng cây thức ăn gia súc, cây dược liệu, cây có củ đặc sản, cải tạo giống và phát triển một số cây ăn quả. Tập trung xây dựng các mô hình chăn nuôi bò thịt, bò sữa, lợn siêu nạc, gà công nghiệpẦ dưới tán cây ăn quảẦ

Vùng nông nghiệp đô thị: Hình thành các trang trại đa mục đắch và hệ thống các vườn cây tại các vùng trong và lân cận thành phố nhằm phát triển 6 loại hình sau: Nông nghiệp xanh, nông nghiệp phuc vụ khách sạn, nông nghiệp thu ngoại tệ, nông nghiệp du lịch, nông nghiệp an dưỡng, nông nghiệp sinh thái. Tập trung phát triển các loại cây lương thực, rau, hoa quả chất lượng cao. Khuyến khắch nuôi các con đặc sản quy mô nhỏ theo công nghệ cao.

Vùng nông nghiệp thâm canh cao ở vùng đồng bằng: Tập trung phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm trên cơ sở đẩy nhanh thâm canh cây lúa, ngô đạt năng suất cao, hình thành các vùng lúa chất lượng cao, vùng thâm canh lúa lai cao sản, vùng dâu tằm các loại và cỏ thâm canh phục vụ chăn nuôi. Phát triển và mở rộng mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, lợn siêu nạc, gà quy mô hộ và trang trại.

Tổ chức sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường; hình thành một số cụm, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp chắnh xác để tạo khối lượng nông sản hàng hóa lớn, có chất lượng caoẦ Quan tâm đầu tư xây dựng vùng sản xuất rau quả sạch, an toàn và cây cảnh cung cấp tiêu dùng và chế biến cho thị trường Hà Nội và các tỉnh, thành.

3.2. VAI TRÒ CỦA KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM 1997 - 2011

3.2.1. Đáp ứng được yêu cầu lương thực - thực phẩm, nâng cao đời sống nhân dân, đóng góp vào nguồn dự trữ quốc gia đảm bảo an ninh lương thực

Trong những năm qua mặc dù còn có những khó khăn về thời tiết (hạn hán, lũ lụt, ngập úng, mưa đáẦ) nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh, các ban ngành có liên quan, cùng với sự nỗ lực của nhân dân, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều biện pháp khắc phục, giảm nhẹ thiên tai, đẩy mạnh công tác thủy lợi, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phân vùng sản xuất,Ầ Vì vậy mà đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, đáp ứng được yêu cầu lương thực - thực phẩm trong tỉnh, đời sống nhân dân được cải thiện, đóng góp vào nguồn dự trữ quốc gia đảm bảo an ninh lương thực. Đồng thời sử dụng lao động, giải quyết việc làm và nâng cao

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh vĩnh phúc trong những năm 1997 2011 (Trang 71)