Về xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh vĩnh phúc trong những năm 1997 2011 (Trang 68)

Vĩnh phúc hiện có 12 doanh nghiệp chế biến tham gia xuất khẩu các sản phẩm chè. Riêng chợ đầu mối Thổ Tang cũng có hàng trăm hộ tham gia xuất khẩu chè. Sản phẩm chè được các doanh nghiệp thu mua từ các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Phú Thọ... đem về sơ chế tìm đầu mối tiêu thụ. Mỗi năm các hộ này tham gia trung chuyển tiêu thụ từ 5.000 đến 6.000 tấn chè và hàng chục ngàn tấn nông sản khác ra thị trường nước ngoài, nhiều nhất là sang Trung Quốc, Lào, ngoài ra còn có Mỹ, Ấn Độ, Đài Loan, Ba Lan... Chè là mặt hàng nông sản xuất khẩu có kim ngạch lớn của tỉnh: Năm 2008 giá trị xuất khẩu đạt 12,286 triệu USD. Chỉ tắnh mấy tháng đầu năm 2009, Vĩnh Phúc đã xuất khẩu được trên 4.775 tấn chè, đạt giá trị trên 6,89 triệu USD, tăng 95,4% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường xuất khẩu chè của tỉnh năm nay được mở rộng sang Trung Quốc, Mỹ, Đài Loan, I - rắc, Ấn Độ, Ba Lan...

Tuy nhiên, việc xuất khẩu chè ở Vĩnh Phúc vẫn còn hạn chế do lượng xuất ủy thác còn nhiều, chất lượng chè chưa cao, vùng nguyên liệu chưa ổn định. Để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu chè mở rộng thị trường tiêu thụ,

Vĩnh Phúc đã có cuộc tọa đàm hợp tác và phát triển giữa ngành chè Vĩnh Phúc với Hiệp hội chè - cà phê Liên bang Nga để tìm hiểu sở thắch người dân Nga về các loại chè và các tiêu chuẩn nhằm tái thiết lập xuất khẩu chè sang thị trường Nga và các nước Đông Âu.

Tỉnh thành lập Chi hội chè Vĩnh Phúc và trở thành Chi hội chè thứ 10 của cả nước được đăng ký hợp đồng xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm chè ra thị trường nước ngoài. Tỉnh cũng đưa ra nhiều chắnh sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh chè.

ỘNăm 2009, tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến sẽ xuất khẩu khoảng 20.000 tấn chè, đồng thời mở rộng vùng sản xuất chè, xây dựng thương hiệu, tăng cường đầu tư các lĩnh vực chế biến chè đảm bảo xây dựng vùng chế xuất hàng hóa có chất lượng chinh phục thị trường thế giới [37].

Về rau quả các loại: ỢVĩnh Phúc có khoảng 6.000 ha rau các loại, sản lượng 103.490 tấn. Sản phẩm rau của Vĩnh Phúc không chỉ phục vụ cho nhân dân trong tỉnh mà còn tiêu thụ tại thị trường Hà Nội và các tỉnh phắa Bắc. Vĩnh Phúc có khoảng 8 ngàn ha cây ăn quả các loại, gồm các loại quả như cam quýt, dứa, chuối, vải, nhãn,Ầ thị trường quả các loại chủ yếu phục vụ trong tỉnh, Hà Nội, các tỉnh phắa Bắc và Trung Quốc.

Sản phẩm chăn nuôi (thịt các loại, trứng): Sản lượng thịt hơi các loại sản xuất trên địa bàn tỉnh hàng năm khoảng 86 ngàn tấn, trong đó tiêu thụ trong tỉnh khoảng 20 - 25 ngàn tấn, còn lại là xuất ra ngoài tỉnh và xuất khẩu, các sản phẩm thịt xuất ra ngoài tỉnh gồm thịt lợn, thịt trâu, thịt bò, thịt gia cầm. Sản lượng trứng gia cầm sản xuất khoảng 170 - 174 triệu quả, tiêu thụ trong tỉnh khoảng 50 - 60 triệu quả, còn lại xuất ra ngoài tỉnhỢ [32; tr.40]. 2.4. HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 2.4.1. Diện tắch sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp

Đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc đang bị thu hẹp do một phần diện tắch đất nông nghiệp bị chuyển sang phục vụ một số ngành kinh tế khác như công nghiệp, giao thông, quá trình đô thị hóa ; do dân số tăng nhanh nên nhu cầu về đất đai tăng. ỘĐất sản xuất nông nghiệp năm 1997 chiếm 64.387,17 ha (chiếm 46,97% tổng diện tắch tự nhiên) đến năm 2011 đất sản xuất nông nghiệp là 50.140,45 ha (chiếm 40,56% tổng diện tắch đất tự nhiên). Từ 1997 - 2011 diện tắch đất nông nghiệp của tỉnh giảm 14.246,72 ha, giảm 0,78 lần. Bình quân đất sản xuất nông nghiệp cho các hộ thấp (khoảng 0,25- 0,3 ha/hộ) và manh mún, chất lượng đất ngày càng suy giảm do hệ số quay vòng cao, sử dụng nhiều phân bónỢ [31; tr.40], [35].

Cùng với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, sự thu hẹp quy mô đất sản xuất nông nghiệp đòi hỏi việc khai thác sử dụng đất cần được đầu tư tắch cực, hướng mạnh tới thâm canh, gia tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tắch. Trong các giai đoạn tới, cần thúc đẩy hơn nữa quá trình tập trung đất đai, mở rộng quy mô đầu tư khai thác theo hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất thành nền nông nghiệp hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, tập trung, chuyên canh đồng thời không ngừng đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. 2.4.2. Cơ chế, chắnh sách về nông nghiệp còn bất cập

Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, việc thực hiện các chủ trương, chắnh sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong nông nghiệp, nông thôn của tỉnh thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại và những nguyên nhân của nó, cần có những giải pháp để khắc phục trong những năm tới. Cụ thể là:

Ộ- Công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho lực lượng cán bộ, lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn chưa được chú ý đúng mức. Lực lượng

cán bộ quản lý kỹ thuật nông nghiệp từ tỉnh tới cơ sở còn mỏng, nên một số chủ trương, chắnh sách chuyển đổi cơ cấu kinh tế của nhà nước chậm được cụ thể hóa hoặc chưa đến được với người nông dân và các đơn vị sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

- Việc thực hiện đầu tư hoặc hỗ trợ phát triển sản xuất; áp dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới hoặc phát triển nông thôn còn dàn trải, manh mún, dẫn đến phải kéo dài thời gian thực hiện các dự án.

- Hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường chưa được quan tâm đúng mức, về thực chất vẫn do các thương lái và nông dân tự lo; vai trò của doanh nghiệp Nhà nước, của hợp tác xã trong lĩnh vực này còn yếu. Sản xuất chưa thực sự gắn với thị trường...

- Nông dân Vĩnh Phúc còn nghèo, thu nhập thấp, khả năng tắch luỹ để tự đầu tư còn hạn chế. Tuy nhiên, không ắt nông dân ở các địa phương có dự án đầu tư còn mang nặng tư tưởng ỷ lại vào nhà nước.

- Chắnh sách về vốn, về tắn dụng cho nông nghiệp chưa phù hợp, thiếu tập trung, việc lồng ghép các chương trình còn nhiều hạn chếẦNgười sản xuất gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng quy mô sản xuất và hạn chế việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đòi hỏi phải có vốn đầu tư caoỢ [33; tr.90 - 91].

2.4.3. Giá trị sản phẩm nông nghiệp thấp

Nông nghiệp Vĩnh Phúc quy mô sản xuất còn nhỏ bé, chủ yếu theo hình thức hộ gia đình chưa có nhiều trang trại quy mô: ỘNăm 2011 có 311 trang trạiỢ [10; tr.166], chủ yếu là trang trại chăn nuôi (266 trang trại), trang trại hình thành và phát triển vẫn còn mang tắnh tự phát, tổng vốn đầu tư trang trại năm 2009 đạt 224.892 triệu đồng, năng lực quản lý và ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế nên chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn thấp, sức cạnh tranh trên thị trường vì thế chưa cao.

2.4.4. Thị trường còn hạn hẹp

Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra chủ yếu phục vụ nhu cầu của nhân dân trong tỉnh, ngoài ra còn tiêu thụ tại thị trường Hà Nội và một số tỉnh phắa Bắc. Thị trường nước ngoài còn hạn hẹp, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc. Sức mua hạn chế của thị trường vùng nông thôn còn là yếu tố kìm hãm sự phát triển thị trường phát triển nông sản của tỉnh. Thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp do hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp còn yếu, vốn ắt, mới chỉ thực hiện được một số khâu dịch vụ như thuỷ lợi, điện, bảo vệ sản xuấtẦ chưa tổ chức được dịch vụ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước chưa quan tâm đến công tác này, nên việc tiêu thụ nông sản hàng hoá trên địa bàn tỉnh có vai trò quan trọng của các Ộthương láiỢ trong tỉnh.

Thời gian gần đây, do sản xuất phát triển, khối lượng nông sản hàng hoá ngày càng tăng, ngoài việc cung cấp cho nhu cầu trong tỉnh, còn tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu tiểu ngạch. Vì vậy, các thành phần kinh tế đều đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản. Bước đầu tỉnh đã có chắnh sách khuyến khắch, tạo điều kiện để các hộ tư thương làm dịch vụ tiêu thụ nông sản hàng hoá cho nông dân, đây chắnh là cầu nối quan trọng giữa người sản xuất với người tiêu dùng, góp phần mở rộng thị trường. Hoạt động trao đổi hàng hoá khá sôi động, đã vươn ra nhiều tỉnh trong cả nước và nước ngoài.

Tiểu kết chương 2

Sản xuất nông nghiệp của Vĩnh Phúc những năm gần đây đã đạt được những kết quả quan trọng và đang dần từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá; tỷ trọng chăn nuôi tăng nhanh so với bình quân chung cả nước. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất. Bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung; nhiều mô

hình sản xuất có hiệu quả. Năng suất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi không ngừng tăng, góp phần nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tắch đất canh tác. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, bước đầu đã hình thành các vùng thâm canh lúa hàng hóa, rau quả hàng hóa, vùng trồng cây ăn quảẦ Ngành chăn nuôi đã khai thác được lợi thế của tỉnh, phát triển chăn nuôi lợn, gà theo hướng sản xuất hàng hóa, do đó tỷ trọng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm tăng. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc diễn ra trên diện rộng và trên nhiều lĩnh vực như chuyển dịch giữa trồng trọt và chăn nuôi, chuyển dịch mùa vụ, chuyển đổi cây trồng vật nuôi,Ầ chắnh điều này đã làm cho sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao trong những năm qua. Có thể thấy thế mạnh của nông nghiệp Vĩnh Phúc đó là sự kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, phù hợp với điều kiện đất đai, địa hình của tỉnh.

Tuy nhiên, nông nghiệp Vĩnh Phúc chưa thực sự phát triển theo chiều sâu, chưa có sản phẩm chủ lực; khối lượng sản phẩm còn ắt; sản phẩm chưa có thương hiệu riêng, chất lượng và sức cạnh tranh không cao. Ruộng đất manh mún, quy mô sản xuất nhỏ lẻ,... những hạn chế này cần khắc phục trong quá trình phát triển nông nghiệp những năm tới để đưa nông nghiệp Vĩnh Phúc phát triển và phát huy được thế mạnh của mình.

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM 1997 - 2011

3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC TRONG NHỮNG NĂM 1997 - 2011 TRONG NHỮNG NĂM 1997 - 2011

3.1.1. Nhà nước cung ứng các yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh tế nông nghiệp, thực sự đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp, thực sự đổi mới cơ chế quản lý

ỘGiai đoạn 2001 - 2008, mức đầu tư từ ngân sách cho nông - lâm nghiệp - thuỷ sản khoảng 1.088,474 tỷ đồng; trong đó từ ngân sách tỉnh 714,704 tỷ đồng, từ ngân sách trung ương 373,77 tỷ đồng.

- Đầu tư cho nông nghiệp: 69,452 tỷ đồng, trong đó từ ngân sách tỉnh 63,768 tỷ đồng, từ ngân sách Trung ương 5,684 tỷ đồng.

- Đầu tư cho thủy lợi: 867,352 tỷ đồng, trong đó từ ngân sách tỉnh 573,151 tỷ đồng, từ ngân sách trung ương 294,201 tỷ đồng.

- Đầu tư cho phát triển nông thôn: 74,292 tỷ đồng, trong đó từ ngân sách tỉnh 17,934 tỷ đồng, từ ngân sách trung ương 56,358 tỷ đồngỢ [32; tr.88]. Nhìn chung, vốn đầu tư trực tiếp cho phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp - thuỷ sản chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh; khả năng tự đầu tư trong nông dân còn hạn chế do thu nhập của nông dân mới chỉ có thể cải thiện đời sống, chưa có tắch luỹ. Mặt khác, việc vay vốn của nông dân tại các ngân hàng trên thực tế là rất khó khăn, nhiều thủ tục rất khó thực hiện đối với nông dân nghèo, ảnh hưởng đến quá trình đầu tư, phát triển sản xuất của các thành phần kinh tế.

Có thể thấy, nhà nước đã cung ứng cho nông nghiệp số vốn tương đối lớn nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh: ỘTừ năm 2004 đến nay, tỉnh

đã ban hành nhiều chắnh sách về miễn giảm thủy lợi phắ cho nông dân, trong đó từ năm 2004 thực hiện miễn thuỷ lợi phắ vụ đông, giảm 50% thủy lợi phắ vụ chiêm và vụ mùa cho các hộ nông dân sử dụng nước vào sản xuất trồng trọt, cho thấy đây là một chắnh sách hợp lòng dân, đối tượng được hưởng lợi là người nông dân chiếm 80% dân số toàn tỉnh. Từ năm 2007 miễn 100% thủy lợi phắ. Các chắnh sách này đã góp phần tắch cực ổn định tình hình chắnh trị - xã hội ở khu vực nông thôn nói riêng và toàn tỉnh nói chung, giúp nông dân đẩy mạnh chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về đời sống giữa nông thôn và thành thị, giữa người lao động làm nông nghiệp với người lao động trong các lĩnh vực khác, góp phần xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh trong thời gian quaỢ [33; tr.80].

Ở Phú Thọ, giai đoạn 2007 - 2010, đã có 38 đề án, dự án khoa học trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thủy sản được hỗ trợ với kinh phắ 19,516 tỷ đồng. Với những chắnh sách khuyến khắch, hỗ trợ, ưu đãi phù hợp, chương trình phát triển cây đỗ tương trên địa bàn toàn tỉnh đã được bà con nông dân hưởng ứng, tổng diện tắch gieo trồng ước đạt 2.972 ha tăng 88,96%. Dự án phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện, đến nay toàn tỉnh đã trồng được 110 ha, riêng năm 2010 trồng mới 70 ha, theo đánh giá bước đầu cây cao su sau khi trồng sinh trưởng và phát triển bình thường [35].

Hưng Yên năm 2011 hỗ trợ nông dân 50 tỷ đồng giống cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh đo Hưng Yên cũng đã đề ra một số chắnh sách nhằm phát triển chăn nuôi: ỘThực hiện chủ trương khuyến khắch phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc theo quy mô trang trại với các khoản hỗ trợ sau: Hỗ trợ tiền mua con giống: 300.000đ/1 lợn nái ngoại. Cho vay không lãi suất 500.000đ/1 lợn nái ngoại (thời gian 1 năm), 300.000đ/1 lợn thịt hướng nạc (thời gian 6 tháng). Hỗ trợ toàn bộ kinh phắ tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng,Ầ và dịch tả lợn. Chương trình Ộsind hóaỢ đàn bò: Cho vay không lãi suất thời hạn 3 năm:

7.000.000đ/1 bò đực sind, 2.000.000đ/1 bò cái lai sind. Hỗ trợ sản xuất bê lai sind: 30.000đ/1 bê lai sind. Hỗ trợ kinh phắ tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng. Đề án phát triển chăn nuôi bò sữa: Hỗ trợ tiền mua con giống: 3.000.000đ/con (với bò lai Hà Ấn) và 3.500.000đ/con (với bò ngoại thuần chủng). Cho vay không lãi suất thời hạn 3 năm: tối đa 10.000.000đ/con. Hỗ trợ kinh phắ thụ tinh nhân tạo và kinh phắ tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng và lở mồm long móng. Ngoài ra tỉnh đã thực hiện chủ trương hỗ trợ bù giá đàn giống gốc nhằm phát triển đàn giống gốc gia súc, gia cầm có chất lượng cao cung cấp cho người chăn nuôi trong và ngoài tỉnh. Tiêm phòng miễn phắ một số loại Vacxin cho đàn gia súc nhằm ngăn chặn một số loại dịch bệnhỢ [38]. Những cơ chế, chắnh sách trên của tỉnh đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên.

Một phần của tài liệu Tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh vĩnh phúc trong những năm 1997 2011 (Trang 68)