Yếu tố di truyền: Các giống lợn khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau Khả năng này ñược thể hiện qua sự tăng khối lượng cơ thể ðố

Một phần của tài liệu năng suất sinh sản của lợn nái landrace, yorkshire phối với đực pidu (pietrain x duroc) và pietrain nuôi tại trại lợn đại thắng, xã tân viên, huyện an lão, thành phố hải phòng (Trang 35 - 36)

khác nhau. Khả năng này ñược thể hiện qua sự tăng khối lượng cơ thể. ðối với lợn con theo mẹ và sau cai sữa tốc ñộ tăng khối lượng cơ thể rất lớn. Khối lượng lợn con tăng lên 2 lần, 4 lần, 5 lần và 10- 15 lần ở 1 tuần, 3 tuần, 30 ngày và 60 ngày tuổi so với khối lượng sơ sinh. Theo Nguyễn Thiện [32]:

Ở lợn Móng Cái: Khối lượng sơ sinh là 0,5- 0,6kg/con Khối lượng 60 ngày tuổi là 6- 7 kg/con Ở lợn D: Khối lượng sơ sinh là 13,5kg/ổ; 1,5kg/con

Khối lượng 45 ngày tuổi ñạt 13,5kg/con

Các chỉ tiêu ñánh giá khả năng sinh trưởng chịu ảnh hưởng của giống, quần thể và phương thức chăn ni. Khả năng tăng trọng (g/ngày) có hệ số di truyền h2 = 0,3- 0,4; TTTA/kg tăng trọng có h2 = 0,25 - 0,35.

ðối với những tính trạng này việc chọn lọc những bố mẹ có năng suất cao là biện pháp cải tiến ñược năng suất ở thế hệ con một cách nhanh chóng và chắc chắn hơn so với các tính trạng có hệ số di truyền trung bình hoặc thấp, (ðặng Vũ Bình, 2002)[4]. ðiều đó đồng nghĩa với việc phải tiến hành nhân giống thuần chủng làm cơ sở cho việc chọn lọc, ñồng thời trong q trình đó phải áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật.

Ở Cộng hoà dân chủ ðức từ 1955 - 1986, tăng trọng/ngày ñêm ñã tăng từ 514 - 595g, ở Cộng hoà liên bang ðức từ 1965 - 1967 là 734 - 809g, ở Thuỵ Sĩ chỉ tiêu này tăng từ 629 - 843g từ năm 1967 - 1986. Oster, 1987,

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………… 27

Pfeifer và Rebsamen, 1988 (theo ðinh Văn Chỉnh, 2001)[8]. Ngồi ra đàn con được tạo ra từ các giống lợn có tỷ lệ nạc cao cũng có khả năng sinh sản cao và qua quá trình cải tiến, chất lượng được nâng lên rõ rệt. Giống Schwerfurt có tỷ lệ nạc cao là kết quả của sự tạp giao giữa 3 giống (Pi, L và Lacombe) có năng suất cao về số con ñẻ ra/lứa (10,2 - 10,3 con); tăng trọng/ngày đêm là 594g; chi phí thức ăn/kg tăng trọng là 1,95kg.

ðiều đó cho thấy các phương thức nhân giống đã tác ñộng vào việc cải tiến năng suất vật nuôi. Phương pháp nhân giống khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau, việc chọn lọc, nhân giống và phát triển ñàn hạt nhân ñể làm cơ sở cho việc tạo ra những dịng lợn có 3 - 4 máu ở con lai thương phẩm ñã mang lại hiệu quả kinh tế cho chăn ni lợn sinh sản. Ảnh hưởng tích cực của lai giống đối với khả năng sinh trưởng của lợn ñã ñược chứng minh, nhờ có ưu thế lai đã cải thiện được năng suất cho thịt của lợn, các giống lai có khả năng tăng trọng cao hơn các giống thuần (Bereskin Steel, 1986, [49]; Phùng Thị Vân và cs, 2001, [42]).

- Giai ñoạn sinh trưởng phát triển của lợn con: Do cơ thể của lợn ở từng giai đoạn có những đặc điểm khác nhau nên cần chú ý tới việc ñáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai ñoạn. Do ñặc ñiểm tiêu hoá nên giai ñoạn từ sơ sinh ñến 1 tuần tuổi, cần chú ý tới số lượng và chất lượng sữa, ñặc biệt là sữa ñầu của lợn mẹ. Tập cho lợn con ăn từ 7 - 10 ngày tuổi giúp thúc ñẩy phát triển và hoàn thiện bộ máy tiêu hoá. Lợn con trước 20 ngày tuổi khả năng tiêu hoá kém, sữa nhân tạo nên bổ sung thêm men pepsin và HCl lỗng để tiêu hố được thuận lợi, các loại thức ăn có kháng men phải ñược khử trước khi sử dụng (ñậu tương).

Một phần của tài liệu năng suất sinh sản của lợn nái landrace, yorkshire phối với đực pidu (pietrain x duroc) và pietrain nuôi tại trại lợn đại thắng, xã tân viên, huyện an lão, thành phố hải phòng (Trang 35 - 36)