Giáo dục lòng nhân ái (tình th-ơng) và những nhân tố sơ đẳng của lòng yêu n-ớc

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo sóc sơn hà nội thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 29)

của lòng yêu n-ớc

Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, đời sống tình cảm thống trị hầu nh- các mặt trong hoạt động của trẻ. Do vậy, sống trong tình th-ơng của mọi ng-ời xung quanh là hạnh phúc của trẻ thơ. Giáo dục tình th-ơng cũng đồng thời đáp ứng một nhu cầu sống của trẻ, tình th-ơng là cái gốc đạo đức của con ng-ời. Vì vậy, giáo dục lòng nhân ái dục lòng nhân ái đ-ợc coi là trung tâm của công tác giáo dục đạo đức cho trẻ.

Giáo dục lòng nhân ái bao gồm: - Giáo dục tình yêu gia đình.

Dạy trẻ biết yêu mọi ng-ời trong gia đình, gắn bó với nhau trên tình ruột thịt. Mọi ng-ời trong gia đình cần sống hoà thuận, giúp đỡ, quan tâm chăm sóc lẫn nhau, phải tôn nhau.

Ví dụ : Trong trò chơi gia đình, trẻ đ-ợc đóng các vai của những ng-ời trong gia đình (ông, bà, bố, mẹ, con, cháu...). Qua đó trẻ sẽ hiểu đ-ợc vai trò của những ng-ời trong gia đình (Bố mẹ phải đi làm và chăm sóc con cái). Trong trò chơi trẻ con thể hiện các sinh hoạt hàng ngày của gia đình (nấu ăn, đi chợ, cả nhà chuẩn bị sắm tết...). Trong các hoạt động này các thành viên trong gia đình giúp đỡ lẫn nhau, có thái độ tôn trọng và yêu quý nhau. Qua trò chơi, sẽ hình thành ở trẻ lòng biết ơn, kính trọng đối với các thành viên trong gia đình, trẻ sẽ làm nhiều việc tốt để làm vui lòng ông bà, cha mẹ.

- Giáo dục tình yêu và thái độ quan tâm đối với mọi ng-ời nh- biết giúp đỡ mọi ng-ời xung quanh, kính trọng ng-ời lớn tuổi và yêu quý mọi ng-ời.

Các trò chơi chơi về các chủ đề nh-: nghề nghiệp, giao thông, gia đình, tr-ờng mẫu giáo... đều có thể sử dụng để giáo dục nội dung này cho trẻ.

Ví dụ: Trong chủ đề ‘‘trường mầm non’’: trẻ được tham gia các vai là cô giáo, bác cấp d-ỡng, chú bảo vệ, các bạn trong lớp... Qua các hoạt động diễn ra trong trò chơi sẽ hình thành ở trẻ thái độ kính trọng và biết ơn đối với những ng-ời chăm sóc trẻ hàng ngày từ chú bảo vệ, bác cấp d-ỡng và đặc biệt là cô giáo của trẻ. Từ đó trẻ sẽ có những hành động cụ thể nh-: chào hỏi, giúp đỡ mọi ng-ời bằng các công việc vừa sức của mình. Ngoài ra trẻ còn biết yêu quý, hoà đồng với các bạn trong lớp.

- Giáo dục tình yêu quê h-ơng, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên nh- yêu cỏ cây, hoa lá, yêu các con vật xung quanh, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ và biết cách chăm sóc những con vật.

Ví dụ: Trong trò chơi ‘‘làm bác nông dân’’, trẻ được tham gia vào các công việc của các bác nông dân (chăm sóc cây cối, vật nuôi, thu hoặch sản phẩm...), được làm ‘‘bác nông dân’’ thực thụ. Qua đó trẻ sẽ thấy yêu quý thiên nhiên, yêu lao động, quý trọng các sản phẩm của nghề nông và có lòng biết ơn các bác nông dân đã làm ra rất nhiều sản phẩm phục vụ đời sống của con ng-ời.

- Cùng với việc giáo dục lòng nhân ái, cần từng b-ớc giáo dục lòng yêu n-ớc cho trẻ, bắt đầu từ những nhân tố sơ đẳng tạo nền tảng giáo dục, ý thức bảo vệ tổ quốc khi trẻ đủ khôn lớn.

Ví dụ: Trong chủ đề nghề nghiệp trẻ đ-ợc đóng các vai là các chú bộ đội, chú công an... đang làm các công việc để bảo vệ tổ quốc. Qua đó trẻ sẽ biết đ-ợc các công việc thầm lặng của các chú, hình thành ở trẻ sự biết ơn, kính trọng với những ng-ời có công với đất n-ớc. Đó là nền tảng đầu tiên cho

- Đối với trẻ mẫu giáo, cần giáo dục cho trẻ tình yêu đối với Bác Hồ, biết yêu lá cờ tổ quốc, biết đến các di tích lịch sử, những ngày lễ lớn hoặc những sự kiện trọng đại của địa ph-ơng.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo sóc sơn hà nội thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)