5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu…)
5.2.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB đối với hoạt động tín
động tín dụng tại Ngân hàng VPBank chi nhánh Kiên Giang
a) Đơn giản các thủ tục, giấy tờ cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng
Đối với bất kỳ ngân hàng nào, kinh doanh an toàn và hiệu quả luôn là nguyên tắc quan trọng hàng đầu. Với Ngân hàng VPBank chi nhánh Kiên Giang, các khách hàng ngày càng trở nên đa dạng về ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp nên việc không ngừng hoàn thiện cơ chế cho vay theo hướng linh hoạt và phù hợp với từng loại khách hàng là rất cần thiết. Quy trình tín dụng có quá nhiều thủ tục và giấy tờ sẽ khiến khách hàng sẽ cảm thấy không được thoải mái khi đến vay phải thực hiện quá nhiều bước kê khai trùng lặp nhau để có thể hoàn thành thủ tục vay vốn. Vì thế, thủ tục cho vay cần phải gọn nhẹ, đơn giản để khách hàng dù ở trình độ nào cũng có thể hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng, đồng thời Ngân hàng cũng rút ngắn được thời gian xét duyệt.
Bên cạnh thủ tục cho vay đơn giản thì Ngân hàng cũng phải đảm bảo tính an toàn để không xảy ra rủi ro tín dụng. Đối với mỗi loại cấp tín dụng khác nhau nên có các thủ tục cho vay khác nhau. Ngân hàng quy định hồ sơ vay loại nào thì chỉ cần làm những thủ tục cần thiết nào, còn đối với những hồ sơ quan trọng thì phải làm đầy đủ tất cả các thủ tục để đảm bảo tính an toàn và chính xác.
b) Thành lập phòng thẩm định chuyên nghiệp
Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng và bước đầu thẩm định hồ sơ vay vốn là rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng trả nợ của khách hàng. Thành lập phòng thẩm định giúp việc đánh giá và tiếp nhận hồ sơ tín dụng được thực hiện hiệu quả và khách quan hơn khi có sự phân chia trách nhiệm, nhân viên tín dụng không đảm nhận cùng lúc công việc tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tín dụng.
Ngân hàng cấp tín dụng cho rất nhiều lĩnh vực, để có thể thẩm định tốt thì đòi hỏi nhân viên thẩm định cần có sự hiểu biết, thường xuyên quan tâm, theo dõi những tin tức liên quan đến lĩnh vực đó qua thông tin báo đài, trên mạng thông tin và có điều kiện thì phải khảo sát thực tế lĩnh vực đó. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hệ thống KSNB đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thì việc thành lập một phòng thẩm định chuyên nghiệp là cần thiết và
trọng yếu. Các chuyên viên thẩm định cần có những kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên môn vững vàng để có thể đưa ra những nhận định, đánh giá chính xác.
c) Xây dựng đội ngũ KSV nội bộ có kinh nghiệm, có phẩm chất đạo đức
và gắn bó với Ngân hàng
- Sự tăng trưởng hiện nay của Ngân hàng VPBank chi nhánh Kiên Giang đòi hỏi phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để giảm thiểu các rủi ro. Kiểm soát viên nội bộ có khả năng ngăn chặn, phát hiện và chỉnh sửa các vấn đề tiêu cực phát sinh cao nhất trong nội bộ ngân hàng, đóng vai trò như một người bảo vệ giá trị của ngân hàng. Song hiện tại nguồn cung các KSV chuyên nghiệp vẫn còn quá mỏng chưa đáp ứng được so với nhu cầu của ngân hàng, KSV sẽ rất khó tập trung thực hiện tốt khi có quá nhiều việc nên có thể dễ xảy ra sai sót. Vì vậy, Ngân hàng cần tuyển dụng thêm KSV có năng lực và kinh nghiệm để lượng công việc được phân công hợp lý, nhân viên có thể tập trung vào công việc của mình. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng cần chú ý đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn cho các KSV giúp họ hoàn thành công việc tốt hơn, hạn chế được nhiều sai sót và rủi ro có thể xảy ra.
- KSV cần có năng lực chuyên môn sâu, cần nắm chắc các quy trình nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng, đồng thời không ngừng tích lũy, cải thiện khả năng, hiểu biết của mình về các lĩnh vực khác của Ngân hàng và nắm bắt được xu thế vận động của Ngân hàng trong tương lai. Và một yêu cầu quan trọng đối với các KSV nội bộ là cần giữ được sự bí mật trong nghề nghiệp, giữ được sự độc lập cần thiết trong công việc.
- Về đạo đức nghề nghiệp của KSV: KSV nội bộ cần không ngừng rèn luyện phẩm chất, tính kiên định, làm việc khách quan, tính độc lập trong công việc. Giữ tính bí mật trong công tác, không bao che cho các sai phạm, có khả năng giao tiếp thuyết trình để thực hiện công tác thu thập thông tin kiểm soát thuận lợi hơn và rõ ràng hơn.
- Thực hiện phân công trách nhiệm và quyền hạn một cách rõ ràng, khuyến khích các KSV nội bộ vừa có khả năng làm việc độc lập vừa có tinh thần làm việc theo nhóm. Tạo môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh và thoải mái, tạo sự say mê và gắn bó lâu dài với công việc của các KSV.
d) Tổ chức đánh giá lại tài sản đảm bảo theo định kỳ
Ngân hàng cần dành ra thời gian và nguồn lực nhất định để tiến hành tổ chức đánh giá lại tài sản đảm bảo theo định kỳ hàng quý nhằm đánh giá được giá trị của tài sản tại thời điểm đó có đủ khả năng thực hiện vai trò tài sản đảm
mục 3 về “tỷ lệ tối đa áp dụng để xác định giá trị của tài sản đảm bảo” hay không (giá trị của tài sản đảm bảo sau khi đánh giá lại theo tỷ lệ tối đa áp dụng để xác định giá trị của tài sản bảo đảm có thấp hơn khoản cho vay hay không) và có các biện pháp xử lý thích hợp.
đ) Hoàn thiện các văn bản quy chế về kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Để hoạt động KSNB được thực hiện hiệu quả và thông suốt, trước tiên cần phải có một cơ chế điều tiết hữu hiệu. Điều đó được thể hiện qua các văn bản quy chế và nội quy về hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Vì vậy Ngân hàng cần hoàn thiện những văn bản hướng dẫn nhằm cụ thể hoá các hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Đồng thời thực hiện bổ sung, sửa đổi các chính sách, quy chế về kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng như giám sát, đảm bảo quản lý hệ thống theo tiêu chuẩn ISO về chất lượng tín dụng. Điều này sẽ giúp cho hoạt động KSNB của Ngân hàng vận hành hoạt động một cách trơn tru, có kỷ luật và hữu hiệu hơn.
e) Tiếp tục áp dụng công nghệ vào hoạt động quản lý và kiểm soát
Ngân hàng đã thực hiện tốt việc áp dụng công nghệ vào hoạt động quản lý và kiểm soát, đem lại hiệu quả cao trong công việc. Tác giả cho rằng Ngân hàng nên tiếp tục đầu tư và áp dụng hiệu quả hơn nữa các công nghệ mới vào các hoạt động của Ngân hàng.
- Ngân hàng cần tiếp tục phát huy việc áp dụng các công nghệ hiện đại, các phần mềm quản lý ngân hàng chất lượng nhằm đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm soát và xử lý các nghiệp vụ phát sinh.
- Việc lưu trữ dữ liệu trên hệ thống máy tính cũng là một biện pháp lưu trữ an toàn và hữu hiệu, giúp cho việc tra soát và tìm kiếm dễ dàng hơn. Các chương trình giúp phân quyền quản lý và sử dụng dữ liệu cần được áp dụng rộng rãi để hạn chế các tình trạng sử dụng dữ liệu không đúng mục đich.
- Ngoài việc trực tiếp trao đổi các thông tin, ý kiến thì việc sử dụng công nghệ liên lạc trên mạng rất tiện ích và giúp tiết kiệm được nhiều thời gian của Ngân hàng cũng như của khách hàng.