5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu…)
3.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
3.2.1 Các lĩnh vực kinh doanh
VPBank hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ ngân hàng trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức và cá nhân. - Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước. - Vay vốn của ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân. - Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
- Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành. - Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, huy động các nguồn vốn từ nước ngoài và làm các dịch vụ thanh toán quốc tế khác.
- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền dưới nhiều hình thức, đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union.
3.2.2 Một số quy định trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng
3.2.2.1 Điều kiện và thủ tục vay vốn
a) Điều kiện vay vốn
- Người vay phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có dự án, phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống kèm phương án trả nợ khả thi.
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước.
- Có trụ sở làm việc (đối với pháp nhân), hoặc cư trú thường xuyên (đối với đại diện hộ gia đình) cùng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Ngân hàng cho vay đóng trụ sở.
b) Thủ tục vay vốn
- Cho vay hộ kinh doanh:
+ Giấy CMND, hộ khẩu của người vay và của vợ/chồng người vay; + Bản sao Giấy đăng ký kết hôn/ bản sao Giấy chứng nhận độc thân của khách hàng;
+ Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ (theo mẫu VPBank cung cấp);
+ Hồ sơ phương án vay vốn;
+ Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính và nguồn trả nợ (Hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm, quyết định lương...);
+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản bảo đảm; + Giấy tờ khác.
-Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ: + Giấy đề nghị vay vốn;
+ Tài liệu về phương án, dự án vay vốn;
+ Hồ sơ tài chính: các báo cáo tài chính trong 02 năm gần nhất; + Hồ sơ về tài sản đảm bảo;
+ Hồ sơ Pháp lý của Doanh nghiệp (trường hợp lần đầu giao dịch với VPBank).
-Doanh nghiệp lớn: + Giấy đề nghị vay vốn;
+ Tài liệu về phương án, dự án vay vốn;
+ Hồ sơ tài chính: Quy chế tài chính, Báo cáo tài chính; + Hồ sơ về tài sản bảo đảm;
+ Hồ sơ Pháp lý của Doanh nghiệp (trường hợp lần đầu giao dịch với VPBank);
+ Các giấy tờ khác theo đề nghị của VPBank.
3.2.2.2 Các nguyên tắc tín dụng
Hoạt động của tín dụng ngân hàng VPBank chi nhánh Kiên Giang tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.
Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu đã được bên vay trình bày với ngân hàng và được ngân hàng chấp nhận. Đó là các khoản chi phí, những đối tượng phù hợp với nội dung sản xuất kinh doanh của bên vay. Ngân hàng có quyền từ chối và hủy bỏ mọi yêu cầu vay vốn không được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận. Việc sử dụng vốn vay sai
mục đích thể hiện sự thất tín của bên vay và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho tiền vay. Do đó, tuân thủ nguyên tắc này, khi cho vay Ngân hàng có quyền yêu cầu buộc bên vay phải sử dụng tiền vay đúng mục đích đã cam kết và thường xuyên giám sát hành động của bên vay về phương diện này.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của bên vay gắn liền với hiệu quả cho vay của Ngân hàng. Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn là cơ sở cho sự an toàn của khoản vay. Thiếu yêu cầu này không thể nói đến sự tồn tại và phát triển các quan hệ vay vốn. Vì vậy, hiệu quả kinh tế của tiền vay được đưa ra như một sự đảm bảo, một sự cam kết của bên vay vốn.
Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.
Trong khoản thời gian cam kết giao dịch, Ngân hàng và bên vay thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng rằng Ngân hàng sẽ chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định cho bên vay. Khi kết thúc kỳ hạn, bên vay phải hoàn trả quyền này cho Ngân hàng (trả nợ gốc) với khoản chi phí (lợi tức và phí) nhất định cho việc sử dụng vốn vay.
Về phương diện hạch toán, nguyên tắc này là nguyên tắc về tính bảo tồn của tín dụng. Tiền vay phải được bảo đảm không bị giảm giá, tiền vay phải đảm bảo thu hồi được đầy đủ và có sinh lời. Tuân thủ nguyên tắc này là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển kinh tế, xã hội được ổn định, các mối quan hệ của ngân hàng được phát triển theo xu thế an toàn và năng động.
Nguyên tắc này đề ra nhằm đảm bảo cho ngân hàng tồn tại và hoạt động một cách bình thường. Bởi vì nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động nên ngân hàng có nghĩa vụ phải đáp ứng các nhu cầu rút tiền của khách hàng khi họ yêu cầu. Nếu các khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của ngân hàng.
Nguyên tắc 3:Vốn vay phải được đảm bảo bằng các tài sản đảm bảo.
Do việc cho vay vốn có nhiều rủi ro có thể xảy ra nên để hạn chế các rủi ro mất vốn, bắt buộc ngân hàng phải nhận tài sản đảm bảo khi đồng ý cho vay. Các tài sản đảm bảo có thể thực hiện bằng:
- Tín chấp: dựa trên sự tin cậy bởi kế hoạch hoặc phương án sản xuất kinh doanh, các hợp đồng kinh tế về cung cấp, tiêu thụ.
- Thế chấp, cầm cố. - Bảo lãnh.
3.2.2.3 Mức cho vay
- Mức cho vay tối đa không quá 70% giá trị tài sản đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.
- Đối với tài sản là kim khí, đá quý: Mức cho vay không quá 80% giá trị tài sản đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.
- Đối với tài sản đảm bảo là trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm và các giấy tờ có giá khác: Mức cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo trên nguyên tắc giá trị tài sản bảo đảm vào thời điểm nợ vay đến hạn đủ để thanh toán toàn bộ số tiền vay, tiền lãi và các khoản phí khác (nếu có).
- Đối với tài sản hình thành từ vốn vay: Mức cho vay tối đa bằng 70% vốn đầu tư của dự án hoặc phương án vay vốn.
3.2.2.4 Thể loại cho vay
- Cho vay ngắn hạn theo món.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng ngắn hạn. - Cho vay trung, dài hạn thông thường. - Cho vay hợp vốn.
- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá. - Cho vay mua ô tô.
- Cho vay vốn lưu động trả góp.
- Thấu chi tài khoản cá nhân, doanh nghiệp. - Cho vay mua, sửa nhà.
3.2.2.5 Lãi suất tín dụng
Ngân hàng VPBank chi nhánh Kiên Giang luôn công bố biểu lãi suất cho vay của Ngân hàng cho khách hàng biết.
Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận nợ, cho vay lưu vụ lãi suất áp dụng tại thời điểm lưu vụ. Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.
Ngân hàng và khách hàng thoả thuận, ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãi suất cho vay trong hạn và mức lãi suất áp dụng đối với nợ quá hạn. Mức lãi suất cho vay trong hạn được thoả thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước và Quy định của ngân hàng VPBank chi nhánh Kiên Giang về lãi
suất cho vay tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng. Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do Giám đốc ngân hàng chi nhánh quyết định theo nguyên tắc cao hơn lãi suất trong hạn nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng.
3.2.2.6 Về lưu giữ và quản lý hồ sơ vay
Hồ sơ vay được lưu trữ tại phòng tín dụng cá nhân hoặc tín dụng doanh nghiệp tùy theo đối tượng vay và phòng phục vụ khách hàng. Hồ sơ được lưu trong tủ có khóa do cán bộ có trách nhiệm quản lý. Hồ sơ được lưu trữ theo thứ tự ngày tháng và theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về thời gian lưu trữ các hồ sơ.
Hồ sơ vay của khách hàng được bảo mật thông tin tuyệt đối tại ngân hàng.
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng VPBank chi nhánh Kiên Giang
Giải thích: KH: Khách hàng, DN: Doanh nghiệp
Phòng tín dụng KH cá nhân Phòng tín dụng KH DN vừa và nhỏ Phòng dịch vụ KH Phòng hành chính Giám đốc KH cá nhân Giám đốc KH DN vừa và nhỏ Giám đốc dịch vụ KH -Nhân viên hành chính -Nhân viên tín dụng cá nhân -Nhân viên tư vấn tài chính
-Nhân viên tín dụng DN vừa và
nhỏ
-Giao dịch viên -Kiểm soát viên
-Thủ quỹ - Kế toán - Chuyên viên KH Giám đốc chi nhánh Phó giám đốc chi nhánh
* Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy tổ chức
- Giám đốc chi nhánh: tổ chức quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh hằng ngày của ngân hàng, chịu trách nhiệm hoàn toàn về mặt pháp lý và trước hội đồng quản trị ngân hàng VPBank đối với tất cả hoạt động của chi nhánh.
- Phó giám đốc chi nhánh: thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc chi nhánh phân công, hoặc điều hành mọi hoạt động của chi nhánh khi giám đốc chi nhánh ủy quyền.
- Phòng KH cá nhân và phòng KH doanh nghiệp vừa và nhỏ: phòng KH cá nhân và phòng KH doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiệm vụ tương tự nhau là phục vụ dịch vụ tín dụng. Điểm khác nhau giữa hai phòng là phân loại đối tượng khách hàng: doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc cá nhân. Phòng có chức năng chính là đầu mối thiết lập mối quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ đó với các khách hàng về hoạt động tín dụng.
-Phòng hành chính: xử lý công văn đi và công văn đến; tổ chức họp, hội nghị; lễ tân, tiếp khách; soạn thảo văn bản, lưu trữ và quản lý văn bản; tổ chức công tác cho lãnh đạo. Chịu trách nhiệm trong công tác tuyển dụng, bố trí cán bộ, công tác đào tạo và đào tạo lại.
-Phòng dịch vụ khách hàng: thực hiện các dịch vụ do hệ thống ngân hàng VPBank quy định.
3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI NGÂN HÀNG 3.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 3.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
VPBank chi nhánh Kiên Giang tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình “giao dịch một cửa”. Mô hình này cho phép khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng chỉ giao dịch với một nhân viên của Ngân hàng vẫn có thể giải quyết toàn bộ các nhu cầu của mình về tiền gửi, thanh toán, mua bán ngoại tệ, tiền vay…
Nhân viên ngân hàng tiếp khách trong mô hình “giao dịch một cửa” gọi là giao dịch viên (GDV) , họ vừa làm nhiệm vụ kế toán viên, vừa là thủ quỹ thực hiện thu, chi tiền, hạn mức xử lý nghiệp vụ (đối với nghiệp vụ cho vay, mua bán ngoại tệ,…) phù hợp với trình độ, kinh nghiệm làm việc của mình. Đối với giao dịch trong hạn mức, GDV kiểm tra chứng từ, thực hiện giao dịch và kiểm tra thu/chi tiền của khách hàng ngay. Đối với giao dịch trên hạn mức, GDV cần phải có kiểm soát viên phòng nghiệp vụ kiểm tra, đối chiếu và phê duyệt trên hệ thống máy tính cũng như trên chứng từ trước khi thực hiện thu/chi tiền của khách hàng.
3.4.2 Tổ chức hình thức kế toán và chế độ kế toán
- Kỳ kế toán năm của ngân hàng bắt đầu vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán của ngân hàng là đồng Việt Nam. - Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng tuân thủ theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Hệ thống Kế toán các Tổ chức Tín dụng Việt Nam.
+ Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành gồm:
Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành và công bố 4 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1).
Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 về việc ban hành và công bố 6 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2).
Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 về việc ban hành và công bố 6 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3).
Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2005 về việc ban hành và công bố 6 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 4).
Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2005 về việc ban hành và công bố 4 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 5).
+ Hệ thống Kế toán các Tổ chức Tín dụng Việt Nam theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 04 năm 2004 và các quyết định bổ sung, sửa đổi Quyết định 479/2004/QĐ-NHNN, Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 04 năm 2007, theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN (có hiệu lực đến hết ngày 31/05/2013), theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN (có hiệu lực từ ngày 01/06/2013).
3.4.3 Các chính sách kế toán áp dụng tại Ngân hàng
Các chính sách kế toán chủ yếu tại ngân hàng bao gồm:
- Các khoản cho vay và ứng trước khách hàng: được công bố và trình bày theo số dư nợ gốc tại thời điểm kết thúc năm tài chính.
- Dự phòng rủi ro tín dụng: áp dụng theo Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 và các quyết định kế toán mà ngân hàng áp dụng.
- Các khoản ủy thác đầu tư: Ngân hàng được quyền ủy thác, nhận ủy thác, đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Các khoản nợ phải thu khác ngoài các khoản phải thu từ hoạt động tín dụng trong hoạt động ngân hàng được ghi nhận ban đầu theo giá gốc và luôn được phản ánh theo giá gốc trong thời gian tiếp theo. Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán thì mức trích lập dự phòng theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN (có hiệu lực đến hết ngày 31/05/2013), theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN (có hiệu lực từ ngày 01/06/2013).
- Các nghiệp vụ bằng ngoại tệ: theo hệ thống kế toán của ngân hàng, tất cả các nghiệp vụ phát sinh của ngân hàng được hạch toán theo nguyên tệ. Tại