Chứng từ và tài khoản phản ánh nghiệp vụ cho vay

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng và nghiệp vụ kế toán cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh kiên giang (Trang 27)

5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu…)

2.1.7Chứng từ và tài khoản phản ánh nghiệp vụ cho vay

2.1.7.1 Chứng từ phản ánh nghiệp vụ cho vay

Kế toán cho vay của NHTM sử dụng các chứng từ sau:

-Chứng từ gốc: là chứng từ được lập trực tiếp khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế. Chứng từ gốc là căn cứ pháp lý cho phép các nghiệp vụ kinh tế được thực hiện. Chứng từ gốc gồm các loại sau: giấy đề nghị vay vốn, hợp đồng tín dụng, giấy nhận nợ, các loại giấy tờ xác nhận tài sản cầm cố, thế chấp…

- Chứng từ ghi sổ: là chứng từ làm căn cứ để ghi sổ kế toán. Chứng từ ghi sổ được lập trên cơ sở của chứng từ gốc và phải có chứng từ gốc đính kèm. Chứng từ ghi sổ được lập phù hợp với từng giai đoạn cho vay. Các loại chứng từ ghi sổ gồm có: chứng từ giải ngân vốn vay, giấy lĩnh tiền, giấy nộp tiền mặt, phiếu chuyển khoản, phiếu chi, séc, ủy nhiệm chi.

2.1.7.2 Tài khoản sử dụng

Kế toán nghiệp vụ cho vay sử dụng các tài khoản nội bảng và ngoại bảng để phản ánh.

a)Tài khoản nội bảng:

Các tài khoản phản ánh cho vay được bố trí ở loại 2 “Hoạt động tín dụng” trong hệ thống tài khoản tổ chức tín dụng do thống đốc NHNN ban hành.

Để phản ánh cụ thể từng loại khách hàng vay vốn, từng loại cho vay theo thời gian (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), từng loại tiền cho vay (cho vay bằng đồng Việt Nam, cho vay bằng ngoại tệ và vàng) và đáp ứng yêu cầu phân loại nợ, trong loại 2 được bố trí thành các tài khoản tổng hợp cấp I, cấp II và cấp III.

Ví dụ: Tài khoản cho vay cấp I: TK 21 “ Cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước” được bố trí thành các tài khoản cấp II như sau:

+TK 211: Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam. +TK 212: Cho vay trung hạn bằng đồng Việt Nam. +TK 213: Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam.

+TK 214: Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ và vàng. + V.v…

Ngoài ra các tài khoản cấp II lại được phân thành các tài khoản cấp III: VD: TK cấp III của TK 211:

+TK 2111: Nợ đủ tiêu chuẩn. +TK 2112: Nợ cần chú ý. +TK 2113: Nợ dưới tiêu chuẩn. +TK 2114: Nợ nghi ngờ.

+TK 2115: Nợ có khả năng mất vốn.

Các tài khoản cấp II khác cũng được phân thành các tài khoản cấp III tương tự như TK 211. Các tài khoản cấp III nêu trên có nội dung kinh tế khác nhau nhưng nhìn chung chúng đều có kết cấu như sau:

Bên Nợ: Phản ánh số tiền đang cho khách hàng vay

Bên Có: +Phản ánh số tiền mà khách hàng đã trả nợ ngân hàng.

+Số tiền chuyển nhóm nợ thích hợp theo quy định hiện hành về phân loại nợ.

Dư Nợ: Phản ánh số tiền đang cho khách hàng vay theo loại nợ thích hợp.

Tài khoản cho vay mở chi tiết theo từng tổ chức, cá nhân vay vốn.

-Tài khoản 394 “Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng” ( Lãi cộng dồn dự thu): Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi cộng dồn tích trên các tài khoản cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước mà NHTM sẽ được nhận khi đến hạn.

Kết cấu tài khoản này như sau:

Bên Nợ: Phản ánh lãi dồn tích (tính theo định kỳ hàng tháng).

Bên Có: Phản ánh lãi dồn tích đó thu được của khách hàng.

Dư Nợ: Phản ánh số tiền lãi cũ phải thu của khách hàng.

Số tiền lãi đến kỳ hạn mà không nhận được (trong một thời gian quy định) chuyển sang lãi chưa thu được.

TK 394 cũ của tài khoản cấp III như:

+TK 3942: “Lãi phải thu từ cho vay bằng ngoại tệ và vàng”

-Tài khoản 702 “Thu lãi cho vay”: Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền thu lãi từ các khoản cho vay khách hàng.

Kết cấu tài khoản này: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên Có: Số tiền thu lãi cho vay.

Bên Nợ:

+Kết chuyển số dư có vào tài khoản “lợi nhuận năm nay” khi thực hiện quyết toán năm.

+Điều chỉnh hạch toán sai sót trong năm (nếu có).

Dư Có: Phản ánh số tiền thu nhập về lãi cho vay hiện có tại ngân hàng.

- Tài khoản 209 “Dự phòng phải thu khó đòi”: Tài khoản này dùng để phản ánh việc lập, dự phòng và xử lý các khoản dự phòng về các khoản cho vay của NHTM đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân nhưng không có khả năng đòi được vào cuối niên độ kế toán. Khoản dự phòng phải thu khó đòi được trích từ chi phí của kỳ kế toán, được phân thành hai tài khoản tổng hợp cấp III:

+ Tài khoản dự phòng cụ thể (2091, 2191, 2291, 2391). + Tài khoản dự phòng chung (2092, 2192, 2292, 2392). Kết cấu của Tài khoản này:

Bên Có: Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí.

Bên Nợ: Các khoản nợ phải thu khó đòi không thu được phải xử lý xóa nợ.

Kết chuyển số chênh lệch về dự phòng phải thu khó đòi đó lập không sử dụng còn lại đến cuối niên độ kế toán.

Dư Có: Phản ánh dự phòng các khoản phải thu khó đòi còn lại cuối kỳ. Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết duy nhất.

- Tài khoản 387 “Tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng, đang chờ xử lý”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng, đang chờ xử lý, tổ chức tín dụng phải có đầy đủ hồ sơ pháp lý về quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản đó.

Bên Nợ: Giá trị tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng, đang chờ xử lý.

Số dư Nợ: Phản ánh giá trị tài sản gán nợ.

Hạch toán chi tiết: mở tài khoản chi tiết theo từng tài sản nhận gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho tổ chức tín dụng.

-Tài khoản 4591 “Tiền thu từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ”: Tài khoản này phản ánh số tiền thu được từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ và việc xử lý thu hồi nợ và các khoản nợ phải thu khác từ nguồn thu này.

Bên Có: Số tiền thu được từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ.

Bên Nợ: Xử lý thu hồi nợ và các khoản nợ phải thu khác từ số tiền thu bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ.

Số dư Có: Phản ánh số tiền thu được từ việc bán nợ, tài sản bảo đảm nợ hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ chưa được xử lý.

Hạch toán chi tiết: mở tài khoản chi tiết theo từng khoản nợ hoặc tài sản đảm bảo nợ được bán hoặc khai thác.

b)Tài khoản ngoại bảng:

- Tài khoản 94 “Lãi cho vay quá hạn chưa thu được”: Dùng để phản ánh số tiền lãi cho vay sau khi đã tính toán được nhưng người vay không có khả năng thanh toán.

Tài khoản 94 được bố trí thành các tài khoản cấp III: +TK 941: Lãi cho vay quá hạn chưa thu được bằng VNĐ. +TK 942: Lãi cho vay quá hạn chưa thu được bằng ngoại tệ. Kết cấu của tài khoản lãi cho vay quá hạn chưa thu được như sau:

Bên nhập: Phản ánh số tiền lãi quá hạn chưa thu được.

Bên xuất: Phản ánh số tiền lãi đã thu được.

Số còn lại: Phản ánh số tiền lãi cho vay chưa thu được còn phải thu.

- Tài khoản 994 “Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng”: Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản cầm cố, thế chấp của các tổ chức kinh tế, cá nhân vay vốn ngân hàng theo chế độ cho vay quy định. Tài khoản có kết cấu như sau:

Bên nhập: Phản ánh giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng giao cho tổ chức tín dụng quản lý để đảm bảo nợ vay.

+Phản ánh giá trị tài sản thế chấp, cầm cố trả lại tổ chức cá nhân vay khi trả được nợ.

+Phản ánh giá trị tài sản thế chấp, cầm cố đem phát mại để trả nợ vay cho tổ chức tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số còn lại: Phản ánh giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng tổ chức tín dụng đang quản lý.

- Tài khoản 995 “Tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý”: Tài khoản này dùng để phản ánh các tài sản gán, xiết nợ của tổ chức, cá nhân vay vốn tổ chức tín dụng để chờ xử lý do thiếu bảo đảm nợ vay. Tài khoản này có kết cấu như sau:

Bên nhập: Giá trị tài sản tổ chức tín dụng tạm giữ chờ xử lý.

Bên xuất: Giá trị tài sản tổ chức tín dụng tạm giữ đã được xử lý.

Số còn lại: Phản ánh giá trị tài sản vay vốn đang được tổ chức tín dụng tạm giữ chờ xử lý do thiếu bảo đảm nợ vay tổ chức tín dụng.

Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại tài sản tạm giữ.

-Tài khoản 996 “Các giấy tờ có giá của khách hàng đưa cầm cố”:

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các giấy tờ có giá cầm cố của các tổ chức kinh tế, cá nhân vay vốn ngân hàng theo chế độ cho vay quy định. Tài khoản có kết cấu tương tự tài khoản 994.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng và nghiệp vụ kế toán cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng chi nhánh kiên giang (Trang 27)